MẸ LA-VANG, NỮ VƯƠNG CÁC THÁNH TỬ ĐẠO
VẠN TUẾ HOA
Lời ngỏ
Đây là Tiểu Sử và Chân Dung 118 Vị Anh Hùng Tử Đạo tại Việt Nam, được sắp xếp theo NĂM tử đạo.
Mục đích là để chúng ta, con cháu các Ngài biết về hình ảnh, năm sinh, năm Tử Đạo, cũng như những lời của các Ngài để lại cho chúng ta noi theo.
Hình ảnh và các dữ liệu, tôi lấy từ trong sách “Hạnh các thánh tử đạo Việt Nam” của HĐGMVN, do Đức Cha Phê-rô Nguyễn Văn Khảm chủ biên, năm 2018, nhân kỷ niệm 30 năm ngày Các Vị Tử Đạo được phong hiển thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988, tại quảng trường thánh Phê-rô ở Rô-ma. (1988-2018)
Trong phần ghi tên, năm sinh, năm tử đạo, ngày tử đạo; cách chết vì đạo và lời các VỊ có nhiều màu khác nhau.
Tên màu xanh da trời, có ý TÊN các Vị đã được ghi trên trời như lời Chúa Giê-su đã nói “Tên các con đã ghi trên trời” (x.Lc 10,20).
Liền sau TÊN là Năm sinh và năm tử đạo. Sau đó là Chức Danh, hành nghề (Chánh
Tổng hay Linh Mục…)
Ngày tử đạo đương nhiên sẽ in màu đỏ, ngày máu các Ngài đổ ra. Bên cạnh đó là số trang, để ai muốn tra cứu thêm về tiểu sử trong cuốn “Hạnh các thánh tử đạo Việt Nam”.
Lời của các Vị Tử Đạo in màu tím, cho thấy đó là những lời mà các Ngài đã xác tín, đã sống cho đến hơi thở cuối cùng.
Cách tử đạo:
- Xử giảo: dùng dây thắt cổ.
- Lăng trì: Chặt chân, tay và đầu.
- Xử trảm: chém đầu.
- Bá đao: Chém trăm nhát.
- Thiêu sinh: Dùng lửa thiêu sống.
Các chữ viết tắt:
- OP: Dòng Đa minh
- MEP: Hội Thừa Sai Paris
Quả thực Các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam như là Hoa Vạn Tuế, nở nơi trần thế với những gian khổ tàn khốc nhất của con người. Các Ngài là HOA QUÍ, ngàn năm mới nở, được dâng lên trước tòa Chúa, được mãi mãi nở hoa trên thiên đàng.
Xin Các Ngài cầu bầu cho chúng ta được noi gương các Ngài mà trung thành với Chúa cho đến cùng. Nếu ta không được đổ bằng “máu đỏ” thì cũng đổ bằng “máu trắng”. Tức là bằng những hy sinh; những cố gắng sống Lời Chúa trong cuộc sống trần gian để nên thánh nên thiện, mà mai sau cũng được gặp các Ngài trên thiên đàng.
By Lm. Bosco Dương Trung Tín
Tháng 9 năm 2018
1
Chân phước An-rê Phú Yên
(1625-1644) Thầy Giảng (Xử Trảm)
Tử đạo ngày 26 tháng 7 (x. Tr 316)
“Chúng ta hãy lấy tình yêu đáp lại tình yêu của Chúa chúng ta; hãy lấy mạng sống đáp lại mạng sống”
Chân phước An-rê Phú Yên sinh năm 1625. Rửa tội năm 1641 do Cha Đắc Lộ. An-rê là tên thánh rửa tội; còn Phú Yên là quê quán.
Ngài là con út trong một gia đình nghèo tại xóm ven biển, nay là giáo xứ Mằng Lăng; giáo phận Qui Nhơn.
Tuy góa bụa, nhưng bà Gioanna, mẹ ngài đã giáo dục con cách tận tụy và khôn ngoan. Theo lời bà xin, Cha Đắc Lộ đã nhận ngài vào hội Thầy giảng khi mới 17 tuổi.
Ngài đã tuyên hứa tại Hội An 1643 và hoạt động từ Phú Yên đến Qui Nhơn, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Quảng Bình cùng với 9 người anh ưu tú trong cộng đoàn Thầy giảng.
Tháng 7 năm 1644, An-rê bị bắt. Hôm sau An-rê bị lên án tử hình. Khoảng 5 giờ chiều ngày 26 tháng 7 năm 1644, An-rê bị hành hình, đang khi Ngài vẫn không ngừng kêu lên Danh thánh “GIÊ-SU”. Ngày 26/7 là ngày Giảng Viên Giáo Lý Việt Nam.
2
Thánh Matteo Alonso LECINIANA ĐẬU
(1702-1745). Linh Mục, người TBN(OP)
Tử đạo ngày 22 tháng 1 (x. Tr 90)
“Tôi có nhiệm vụ giảng dạy Lề Luật của Thiên Chúa, là Lề Luật thánh thiện và chân chính” (Xử Trảm)
Thánh Leciniana-Đậu sinh ngày 26/10/1702 tại Tây Ban Nha. Ngài gia nhập dòng Đa Minh và tuyển khấn trọng thể năm 1723. Ngài thụ phong Linh Mục năm 1727, khi mới 25 tuổi.
Tháng 11 năm 1730, Ngài đến Manila và được bổ nhiệm đến truyền giáo tại giáo phận Đông Đàng Ngoài. Cha học tiếng Việt và nhận tên Việt là Đậu.
Cha mục vụ tại nhiều nơi như Kim Động, Tiên Lữ, Thần Khê (Hưng Yên); Vũ Tiên (Thái Bình).
Ngày 29 tháng 11 năm 1743, Cha bị bắt khi dâng thánh lễ tại Lục Thủy. Nơi công đường, Cha đã khoan thai trả lời: “…Tôi giảng lề luật của Chúa ngự trên trời, khuyên bảo người dân ăn ngay ở lành, tập luyện nhân đức và tránh xa con đường bất chính”.
Ngày 22/1/1745, vị chứng nhân đức tin bị xử trảm tại pháp trường Đồng Mơ, dưới thời chúa Trịnh Doanh. Thi hài vị tôi trung được an táng tại chủng viện Lục Thủy.
3
Thánh Francesco Gil FEDERICH TẾ
(1702-1745) (Xử Trảm)
Linh Mục, người Tây Ban Nha (OP)
Tử đạo ngày 22 tháng 1 (x. Tr 218)
“Các ông tìm ai ? Tôi là Đạo Trưởng mà các ông đang tìm bắt”
Thánh Federich-Tế chào đời ngày 14 tháng 12 năm 1702 tại Tortosa, Tây Ban Nha. Ngài gia nhập dòng Đa Minh và thụ phong Linh Mục ngày 29/3/1727. Ngài đến Manila năm 1733. Mùa thu năm 1735, Ngài đặt chân đến Đàng Ngoài và rao giảng Tin Mừng ở các xứ đạo Trực Ninh (Nam Định); Vũ Tiên (Thái Bình); Kẻ Mèn, Bắc Trạch và Lục Thủy.
Nghe biết xứ đạo bị quan quân bao vây, lo sợ giáo hữu bị liên lụy, nên Cha tụ nộp mình sau khi dâng thánh lễ ngày 3/6/1737, tại nhà thờ Lục Thủy.
Trong một phiên tòa, các quan án ép buộc Cha đạp Ảnh Thánh, Cha không những từ khước hành vi phạm thánh, lại còn quì xuống cung kính hôn Thánh Giá. Ngày 10/7/1738, các quan kết án trảm quyết. Nhưng 7 năm sau, tức là ngày 22/1/1745, Cha Tế lãnh án xử trảm tại đất Thăng Long dưới thời chúa Trịnh Doanh. Thi hài của Ngài được rước về Nhà Chung Lục Thủy.
4
Thánh Jacinto CASTANEDA – GIA
(1743-1773) Linh Mục (OP)
Tử đạo ngày 7 tháng 11 (x. Tr 106)
Xử Trảm
“Tôi sẵn sàng chịu mọi gian khổ, kể cả cái chết”
Thánh Castaneda-Gia sinh năm 1743 tại Javita, Tây Ban Nha. Năm 1789 Ngài khấn trọng trong dòng Đa Minh nhận tên là Jacinto. Ngài chịu chức Linh Mục ngày 2.6.1765 và được sai đi truyền giáo tại Trung Hoa.
Sau 3 năm Cha bị bắt và bị trục xuất về Ma-cao. Ngày 22/1/1770, từ Ma-cao Cha đến xứ Kẻ Bùi, học tiếng Việt tại Trung Linh, nhận tên Việt là Gia và được bổ nhiệm làm việc tông đồ tại hạt Phú Thái.
Ngày 11/7/1773, Cha bị bắt đang khi đi xức dầu cho một bệnh nhân ở Lai Ổn.
Quan phủ giải Ngài về Phố Hiến, rồi đến Kẻ Chợ (Hà Nội) để chúa Trịnh Sâm xét xử. Tại đây Cha tham dự cuộc tranh luận giữa 4 tôn giáo là : Khổng Giáo, Lão Giáo, Phật Giáo và Công Giáo. Cha đã làm cho chúa Trịnh Sâm phải khâm phục.
Ngày 7/11/1774, Cha bị xử trảm tại pháp trường Đồng Mơ. Thi Hài của Cha được mai táng tại xứ Trung Linh.
5
Thánh Vinh Sơn PHẠM HIẾU LIÊM
(1732-1773) Linh Mục (OP) (Xử Trảm)
Tử đạo ngày 7 tháng 11 (x. Tr 150)
“Mặc dù thành công trong công tác Tông Đồ, nhưng cha không hề tự mãn với chính mình”
Thánh Vinh Sơn Liêm chào đời năm 1732, tại thôn Đông, làng Trà Lũ, phủ Thiên Trường, trấn Sơn Nam Hạ. Thân Phụ Ngài là ông An-tôn Doãn, một thân hào danh giá trong thôn. Thân mẫu Ngài là người nhân đức, đảm đang, chuyên tâm giáo dục con cái.
Năm 1754, Ngài khấn trọng thể trong dòng Đa Minh. Năm 1758, Ngài chịu chức Linh Mục và được bổ nhiệm giảng dạy tại chủng viện Trung Linh. Ngoài ra, cha Liêm còn phụ trách các giáo xứ Quất Lâm, Lục Thủy, Trung Lễ, Trung Lao và toàn vùng Lai ổn.
Cha được các giáo hữu nhiệt tình yêu mến, vì Cha luôn quan tâm phục vụ đoàn chiên, bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm.
Ngày 2/10/1773, Cha bị bắt đang khi ban bí tích tại xứ Lương Đống. Cha Liêm cũng tham gia cuộc tranh luận tại “Hội đồng tứ giáo”. Cha bị xử trảm ngày 7/11/1773, tại pháp trường Đồng Mơ, khi mới 41 tuổi.
6
Thánh Emmanuen NGUYỄN VĂN TRIỆU
(1756-1798) Linh Mục
Tử đạo ngày 17 tháng 9 (x. Tr 258)
Xử trảm
“Tôi là Đạo Trưởng, tôi thà chết chứ không bỏ việc giảng Đạo”
Thánh Emmanuen Triệu, sinh năm 1756, tại làng Lim Long, huyện Phú Xuân, Huế. Thân phụ ngài là ông Nguyễn Văn Lương, một võ quan công giáo phò chúa Nguyễn. 15 tuổi gia nhập quân đội.
30 tuổi đời, với 15 binh nghiệp, với biết bao thăng trầm, cậu Triệu giã từ quân ngũ xin dâng mình đi tu.
Năm 1786, cậu gia nhập chủng viện và năm 1792, chịu chức Linh Mục. Cha bị bắt tại nhà phước Mến Thánh Giá Thợ Đúc.
Khi bị giải đi, thấy mẹ già khóc thương, cha nói: “Thiên Chúa đã cho con vinh dự làm chứng cho Ngài, xin mẹ đừng khóc nữa. Mẹ hãy vui lòng vâng theo thánh ý Chúa”.
10 giờ sáng ngày 17/9/1798, cha Triệu bị điệu ra pháp trường Bãi Dâu. Trời đúng ngọ, tức 12 giờ trưa, cha Triệu quì gối, đưa cổ cho lý hình chém đầu. Giáo hữu rước thi hài vị chứng nhân đức tin về an táng trong nhà thờ họ Dương Sơn. Ngày 26/7/1996, hài cốt của Ngài được đưa về giáo xứ Thợ Đúc.
7
Thánh Gio-an ĐOÀN VIẾT ĐẠT
(1765-1798) Linh Mục (Xử Trảm)
Tử đạo này 28 tháng 10 (x. Tr 86)
“Chịu nạn và chịu chết vì Đạo là phúc trọng hơn cả, nước An-nam ta chưa được mấy người”
Thánh Gio-an Đạt sinh năm 1765, tại xứ Đồng Chuối, huyện Bình Lục, tỉnh Thanh Hóa. Ngài mồ côi cha từ bé và muốn dâng mình cho Chúa. Năm 18 tuổi, Ngài vào chủng viện. Tháng 2 năm 1798, Ngài chịu chức Linh Mục, lúc 33 tuổi và được sai đi coi xứ Hảo Nho. Khi coi xứ Hảo Nho, Cha hết lòng thương và coi sóc con chiên, nên giáo dân mến ngài lắm.
Ngày 14 tháng 7 năm 1798, khi vừa làm lễ mồ xong thì bị bắt. Ngài tự nộp mình, vì ngài nói: “Cha có lánh được thì cũng hại cho cả làng”.
Cha bị giải vào trong Thanh Hóa. Quan thấy cha cứng cỏi, từ chối không chịu bước qua Thập Giá, thì truyền cầm gông và lôi ngài bước qua Ảnh Thánh. Nhưng ngài sấp mình xuống cùng thờ lạy Ảnh Thánh, lính không thể kéo ngài đi được.
Ngày 28/10/1798, Cha bị xử trảm tại pháp trường Chợ Rạ, khi chưa tròn một năm Linh Mục, với 33 tuổi đời.
8
Thánh Phê-rô LÊ TÙY
(1773-1833) Linh Mục
Tử đạo ngày 11 tháng 10 (x. Tr 274)
Xử Trảm
“Con hãy bền lòng vững chí, rồi con cũng được phần thưởng muôn đời”
Thánh Phê-rô Tùy sinh năm 1773 trong một gia đình trung nông tại làng Bằng Sở, thuộc xứ đạo Sở Hạ, nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Chú Tùy gia nhập chủng viện Kẻ Vĩnh, tỉnh Nam Định và sau đó chịu chức Linh Mục. Ngài làm phó xứ Đông Thành (Chân Lộc); rồi chánh xứ Nam Đường tỉnh Nghệ An.
Mùa thu năm 1833, cha bị bắt khi đi xức dầu cho một bệnh nhân hấp hối. Ngài bị áp giải về giam trong ngục đường Nghệ An.
Tại công đường quan dụ dỗ: “Này ông, ông đã già, ta thương hại, nhưng phép nước rất nhặt, ông hãy làm giấy tự khai mình là thầy thuốc, như thế ta có thể cứu ông khỏi chết nhục hình. Ông không sợ chết sao? Cha đáp: “Cám ơn quan lớn đã muốn cứu tôi, nhưng lương tâm một đạo trưởng, không cho phép tôi làm theo ý quan”.
Ngày 11/10/1833, cha bị xử trảm tại pháp trường Chợ Quân Ban.
9
Thánh Francois Isidore
GALELIN – KÍNH
(1799-1833) Linh Mục (MEP) (Xử Giảo)
Tử đạo ngày 17 tháng 10 (x. Tr 146)
“Tôi không còn ham muốn sự gì hơn là mau thoát ra khỏi cái xác phàm này để muôn đời kết hợp với Chúa Ki-tô”
Thánh Gagelin-Kính sinh ngày 10/5/1799 tại làng Montperreux, giáo phận Besancon, Pháp. Khi lên 2 tuổi, ngài mồ côi cha.
Năm 1817, ngài gia nhập chủng viện Besancon, hai năm sau ngài qua chủng viện Hội Thừa Sai Paris (MEP) và lãnh chức phó tế ngày 20/5/1820, rồi ngài tình nguyện đi Ma-cao.
Tháng 9 năm 1821, ngài đến Thuận An và ngày 28/9/1822, chịu chức Linh Mục, tại họ đạo Nhứt Đông, Cổ Vưu, Quảng Trị.
Năm 1825, Ngài phụ trách chủng viện Lái Thiêu và mục vụ vùng Sài gòn, Bà Rịa; Phú Yên, Bịnh Định và Quảng Ngãi.
Cuối tháng 5 năm 1833, từ họ đạo Long Quan, cha đến nộp mình với quan tại huyện Bồng Sơn, tỉnh Bình Định, để giáo dân khỏi bị bắt và tra tấn.
Sáng sớm ngày 17/10/1833, ngài bị dẫn ra pháp trường Bãi Dâu (Huế), ngài bị 12 lý hình hai bên giang tay kéo thật mạnh khúc dây dài quấn cổ ngài và Cha tắt thở.
10
Thánh Phao-lô TỐNG VIẾT BƯỜNG
(1773-1833) Quan Thị Vệ (Xử Trảm)
Tử đạo ngày 23 tháng 10 (x. Tr 48)
“Xin quan lớn để tôi được giữ trọn chữ trung với Đức Chúa Trời là Thiên Chúa tôi thờ”
Thánh Phao-lô Bường sinh năm 1773, tại Phủ Cam, Huế. Ngài là quan thị vệ của triều đình. Ngài có hai đời vợ và 12 người con.
Quan thị vệ Bường là một vị quan thanh liêm, được thăng đến chức thị vệ hoàng cung và nhiều lần được vua Minh Mạng khen ngợi.
Dù bận việc quân, ngài vẫn luôn nhớ bổn phận làm con Chúa trong việc sống đạo và giáo dục đức tin cho con cái.
Sau một lần đánh dẹp quân nổi loạn, quan quân kéo đến chùa Non Nước để tạ ơn trời phật, nhưng quan Bường không tham gia. Sự việc đến tai vua. Nhà vua tức giận hạ lệnh xử trảm. Nhưng vì có các đại thần can gián, nên vua truyền đánh 80 đòn, cất hết chức tước, bổng lộc, đuổi về làm thứ dân.
Năm 1832, vua hạ lệnh bắt giam vào Trấn Thủ. Vị quan thị vệ Bường có công lao nhiều với triều đình, nên vua muốn cuộc xử trảm diễn ra âm thầm. Án được thi hành ngày 23/10/1833, tại pháp trường Thợ Đúc.
11
Thánh Gioan Baotixita TRẦN NGỌC CỎN
(1805-1835) Lý Trưởng (Xử Trảm)
Tử đạo ngày 8 tháng 11 (x. Tr 62)
“Đạo tại tâm, quan lớn cưỡng bách mà lòng chúng tôi không thuận thì chẳng mắc tội gì”
Thánh Gio-an Cỏn sinh năm 1805, tại làng Kẻ Báng, huyện Vũ Bản, tỉnh Nam Định. Dù thánh nhân sinh sống đạm bạc bằng nghề nông, nhưng gia đạo vẫn luôn thuận hòa êm ấm.
Sau khi thành công trong vụ, kiện tên lý trưởng lạm quyền, cậy thế, chiếm đoạt tài sản của dân làng, uy tín ngài ngày càng tăng và được dân làng tín nhiệm bầu làm Lý Trưởng.
Lý Trưởng Cỏn, tận tâm lo việc chung và nhiệt tâm phục vụ người giáo hữu. Ngài lặn lội lúc đêm mưa để tìm rước Linh Mục cho bệnh nhân hấp hối và thu xếp cho các giáo sĩ đến ẩn trốn trong làng và chăm sóc thuốc thang.
Ngày 30/5/1840, ông bị bắt với tội danh chứa chấp đạo trưởng và giải về công đường Nam Định. Quan bắt ông liếm máu nơi vết thương của 3 Linh Mục cùng bị bắt và ông đã làm cách cung kính. Ngày 8/11/1840, Ngài bị xử trảm tại pháp trường.
12
Thánh An-rê TRẦN VĂN TRÔNG
(1808-1835) Binh Lính (Xử Trảm)
Tử đạo ngày 28 tháng 11 (x. Tr 260)
Bà mẹ thật can đảm, dùng chính vạt áo dài của mình để bao bọc thủ cấp đẫm máu của người con yêu quí
Thánh An-rê Trông sinh năm 1814 trong một gia đình công giáo ở Kim Long, Phú Xuân, Huế. Cha mất sớm, cậu là con trai duy nhất. Năm 20 tuổi, cậu Thông nhập ngũ và chuyên lo dệt lụa cho triều đình.
Theo lệnh cấm đạo của vua Minh Mạng, những binh sĩ công giáo phải ra trình diện, 13 binh sĩ bị bắt và tống giam tại Trấn Thủ. Bị tra tấn nên 12 người đã bỏ cuộc, chỉ còn cậu Trông vẫn một lòng trung kiên, chấp nhận cái chết hơn phản bội Thiên Chúa.
Ngày 28/11/1835, bản án xử trảm được thông báo tại chợ An hòa. Khi hay tin con mình bị đem xử tử, bà mẹ liền vội ra đón con ở đầu chợ, gặp con bà chỉ hỏi: Thời gian ở tù, con có nợ nần ai không, để mẹ biết, sẽ trả”. Nghe con nói không, nên bà tiếp tục đi sát bên con, bình tĩnh thêm lời khích lệ.
Đến nơi, lý hình thi hành bản án. Bà mẹ đến xin nhận xác con, bà dùng vạt áo dài để bọc thủ cấp đẫm máu người con yêu quí.
13
Thánh Joseph MARCHAND – DU
(1803-1835) Linh Mục (MEP)
Tử đạo ngày 30 tháng 11 (x. Tr 64)
Bá Đao
“Tôi chỉ lo giảng Đạo, cầu nguyện cùng Chúa và làm lễ thôi”
Thánh Joseph Du sinh ngày 17/8/1803, trong một gia đình nghèo tại giáo phận Besancon, Pháp. Năm 1826, ngài gia nhập chủng viện Besancon; hai năm sau chuyển qua Hội Thừa Sai Paris và thụ phong linh Mục ngày 4/4/1829.
Đến Nam Kỳ năm 1830, Cha được học tiếng Việt và lấy tên là DU và chăm sóc mục vụ cho các tín hữu ở Việt Nam và Phnom-pênh. Sau một thời gian, cha Du chuyển về phụ trách nhóm chủng sinh tại Lái Thiêu và 25 giáo họ, với khoảng 7000 tín hữu.
Sau chiếu chỉ cấm đạo, cha Du nhất quyết ở lại và lẩn tránh ở miền lục tỉnh, giúp các họ Cái Nhum, Cái Mơn, Bãi San, Giồng Rùm, Mặc Bắc, Vĩnh Long.
Năm 1835, cha bị bắt ở thành Gia Định, bị nhốt trong cũi và giải về Huế. Dù bị tra tấn nhiều lần bằng kìm sắt nung đỏ, cha nhất quyết không nhận tội giúp tướng Khôi nổi loạn. Cha bị xử bá đao ngày 30/11/1838.
14
Thánh Jean Charles CORNAY – TÂN
(1809-1837) Linh Mục (MEP) (Lăng Trì)
Tử đạo ngày 20 tháng 9 (x. Tr 214)
“Tôi đã mừng rỡ vì những lời tôi đã được nghe thấy. Tôi sẽ được vào nhà Đức Chúa Trời”
Thánh Jean Tân sinh ngày 28/2/1809, tại thánh Loudun, tỉnh Vienne, Pháp. Cha mẹ ngài là người giàu sang và có lòng đạo đức. Cậu Jean và tiểu chủng viện ở Montmorillon; sau đó vào Đại chủng viện của Hội Thừa Sai Paris.
Sau khi chịu chức phó tế, Thầy được sai đi truyền giáo tại Tứ Xuyên, Trung Hoa, nhưng không đến được, nên đến Việt Nam và sau đó chịu chức Linh Mục và lấy tên là Tân.
Cha Tân là người hiền lành, thật thà, khiêm nhường, chẳng làm mất lòng người nào, ai ai cũng quí, cũng phục.
Cha bị bắt tại làng Bầu Nọ, vì bị vu oan thông gian với giặc Pháp.
Ngày 20 tháng 9 năm 1837, Cha Tân bị điệu ra pháp trường Năm Mẫu, với án xử lăng trì, nghĩa là chặt đầu, chân và tay. Về sau thân thể ngài được hợp lại với nhau và được chôn tại dòng Mến Thánh Giá Chiếu Ứng.
15
Thánh Phanxicô Xa-vi-ê NGUYỄN CẦN
(1803-1837) Thầy Giảng
Tử đạo ngày 20 tháng 11 (x. Tr 56)
Xử Giảo
“Trung thần vô tư nhị tâm: người tôi trung không có hai lòng”
Thánh Phan-xi-cô Cần sinh năm 1803, tại làng Sơn Miêng, huyện Phú Xuyên, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông. Cha mẹ ngài là thường dân, có lòng đạo đức. Ông bà sinh được 5 người con, Ngài là con thứ hai.
Từ nhỏ Cậu muốn dâng mình cho Chúa, nhưng mẹ ngài không cho. Ngài nói: “Nếu mẹ chẳng cho ở với cha xứ đây, con sẽ trốn mà đi ở với cha xứ nơi khác”. Nghe vậy, mẹ ngài đành để cho ngài vào ở với Cha Nghi, chánh xứ Sơn Miêng.
Cậu được vào chủng viện và trở thành Thầy Giảng. Ngài được cử đi giúp các Giám Mục và Linh Mục Tây Đàng Ngoài.
Ngày 5/3/1836, ngài bị bắt và bị giải lên huyện Thanh Oai. Ở đây Thầy bị tra tấn ba lần, cứ ba ngày một lần.
Ngày 20.11/1837, các quan thấy chẳng khuyên bảo được nên đem ngài đi hành quyết. Quan giám sát ra lệnh, lính hai bên kéo dây thắt cổ Ngài. Khi ngài chết, lính đốt chân thử xem ngài đã chết thật chưa.
16
Thánh Phan-xi-cô ĐỖ VĂN CHIỂU
(1797-1838) Thầy Giảng
Tử đạo ngày 26 tháng 6 (x. Tr 60)
Xử Trảm
“Anh chị em về đi đừng khóc nữa, Thầy trò chúng tôi hôm nay về QUÊ THẬT mà”
Thánh Phan-xi-cô Chiểu sinh năm 1797, tại làng Trung Lễ, giáo xứ Liên Thủy, tỉnh Nam Định. Sau bốn năm học thần học, Thầy được chọn làm Thầy Giảng và xin gia nhập dòng Đa Minh.
Thầy cộng tác đắc lực với Đức Cha Henares Minh để dạy giáo lý và phục vụ giáo dân.
Ngày 9/6/1838, ngài bị bắt cùng với Đức Cha Minh tại Xương Điền và bị áp giải về công đường Nam Định.
Sau những lời vỗ về, dụ dỗ, mua chuộc, vẫn không thuyết phục được thấy Chiểu, quan án sai lính trói chân tay vào cọc đánh 30 roi tả tơi, rồi xiềng chân tay và tống giam vào ngục.
Ngày 26/6/1838, Ngài bị điệu ra pháp trường Bảy Mẫu, xử trảm cùng với Đức Cha Minh. Giáo dân đã an táng ngài ngay tại pháp trường. Sau thờ kỳ cấm đạo, thi hài của Ngài được rước về nhà thờ giáo xứ Trung Lễ.
17
Thánh Đa minh HENARES MINH
(1765-1838) Giám Mục (OP) (Xử Trảm)
Tử đạo ngày 26 tháng 6 (x. Tr 166)
“Nhà quan có đang tâm để cho một người con đạp lên xác cha mẹ mình không? Vậy mà quan dụ dỗ tôi đạp lên Thánh Giá”
Thánh Domingo Minh chào đời ngày 19/12/1765, tại làng Baena, giáo phận Cordoba, Tây Ban Nha, trong một gia đình giàu sang, nhưng cậu được thân mẫu đạo đức giáo dục, biết thương người nghèo, không để tiền tài chi phối.
Năm 16 tuổi ngài xin gia nhập dòng Đa Minh và nhận áo dòng ngày 30/8/1783. Sau đó Ngài học thần học và thụ phong Linh Mục ngày 20/9/1789.
Ngày 29/10/1790, Ngài đặt chân đến Bắc Hà, học tiếng Việt và nhận tên Việt là Minh. Ngài được chỉ định làm giám đốc chủng viện Tiên Chu, kiêm cha chính địa phận.
Ngày 9/9/1800, được bổ nhiệm là Giám Mục phó và lễ tấn phong ngày 9/1/1803, tại xứ Phú Nhai.
Ngày 11/6/1838, ngài bị bắt và bị áp giải lên công đường Nam Định. Ngày 26/6/1838, Đức Cha Minh bị điệu ra pháp trường. Ngài bước ra khỏi cũi, kêu ba lần tên cực thánh Giê-su và nghiêng đầu cho lý hình xử trảm.
18
Thánh Vinh Sơn ĐỖ YẾN
(1764-1838) Linh Mục (OP) (Xử Trảm)
Tử đạo ngày 30 tháng 6 (x. Tr 314)
“Tôi là Thầy Cả, chuyên giảng đạo và tế lễ Thiên Chúa. Tôi sẵn sàng chết vì lẽ đó, chứ không nói dối để được sống”
Thánh Vinh Sơn Yến sinh năm 1764, tại Trà Lũ, xứ Phú Nhai, tỉnh Nam Định. Năm 1798, ngài chịu chức Linh Mục.
Ngày 22/7/1807, cha lãnh áo dòng Đa Minh. Nhiệt tâm với sứ vụ, Cha không quản mệt nhọc, hiểm nguy; luôn vui tươi, khôn ngoan, bình tĩnh và dịu hiền. Cha từng đảm trách xứ Kẻ Mốt, trước khi về Kẻ Sặt (Hải Dương).
Năm 1838, chiếu chỉ cấm đạo của vua Minh Mạng được thi hành triệt để. Cha xứ Kẻ Sặt đau lòng chứng kiến cảnh giáo dân bị cưỡng ép hạ nhà thờ, do công sức vất vả xây dựng nên. Vì thương đoàn chiên nên cha ở lại với họ, nay nhà này mai nhà khác. Ban đêm lo cử hành phụng vụ; ban ngày đi thăm giáo dân.
Cha bị bắt tại họ Lực Điền (Hưng Yên) và bị giải về Hải Dương. Ngày 30/6/1838, quan tuần phủ thi hành xử trảm tại pháp trường. Quan tặng một tấm vải để khâm niệm và truyền khâu đầu vị tử đạo vào cổ.
19
Thánh Giu-se NGUYỄN ĐÌNH UYỂN
(1775-1838) Thầy Giảng
Tử đạo ngày 4 tháng 7 (x. Tr 288)
Chết trong tù
“Thưa quan lớn, tôi phải được chém chết mới mong được sống lại”
Thánh Giu-se Uyển sinh năm 1775, tại làng Ninh Cường, tỉnh Nam Định. Thầy sống đạo đức nhiệm nhặt; gia nhập Nhà Đức Chúa Trời; được cha Nhân chăm sóc, được khấn và mặc áo dòng Ba thánh Đa Minh.
Thầy Uyển được bổ nhiệm làm trợ tá đắc lực cho Đức Cha Henares Minh, thuộc giáo phận Đông Đàng Ngoài và được ủy nhiệm chính thức làm mục vụ nhiều năm ở xứ Tiên Chu.
Thầy bị bắt ngày 29/5/1838. Tại công đường, quan ra lệnh cho 4 tên lính cầm gông, khiêng Thầy bước qua Thánh Giá, nhưng Thầy co chân lên để khỏi chạm vào Ảnh. Thấy thế, tên lính dùng gậy đánh vào hai chân, trong giây phút đau đớn, Thầy tha thiết xin Chúa và Đức Mẹ giúp sức.
Thầy bị lên án trảm quyết. Hay tin Thầy mừng rỡ đón chờ ngày hồng phúc, nhưng ngày 4/7/1838, Thầy đã chết rũ tù vì bệnh, tuổi già và đói.
20
Thánh Ignatio DELGADO- Y
(1762-1838) Giám Mục (OP)
Ngày tử đạo 12 tháng 7 (x. Tr 310)
Xử Trảm
“Các ngài chưa biết về Đạo Chúa Giê-su. Nếu biết, hẳn các ngài sẽ theo Đạo”
Thánh Delgado Y sinh ngày 23/11/1762 tại làng Villafeliche, tỉnh Saragozza, miền Aragon, Tây Ban Nha. Ngài gia nhập dòng Đa Minh và tuyên khấn năm 1781. Ngài thụ phong Linh Mục năm 1787, tại Manila. Năm 1790, Ngài đến Việt Nam.
Ngài được cử coi sóc chủng viện hai năm; làm cha chính địa phận, kiêm giám tỉnh hai năm. Sau đó được bổ nhiệm làm Giám Mục phó ngày 11/2/1794 và được tấn phong vào tháng 9 năm 1795.
Năm 1838, Ngài bị bắt và giam trong cũi với chấn song phủ kín tứ phía, chỉ chừa một lỗ nhỏ bên trên để đưa cơm nước. Kể sao cho xiết những khốn cực Đức Cha phải chịu suốt 43 ngày đêm trong cũi. Cũi của ngài được đặt ở ngoài thành, khiến Đức Cha ban ngày thì nhễ nhại mồ hôi, dưới sức nóng mặt trời; ban đêm thì lạnh cóng vì sương gió. Bản án chưa về đến nơi thì Ngài đã từ trần ngày 12/7/1838. Dầu vậy, Ngài vẫn bị mang ra pháp trường Bảy Mẫu chém đầu.
21
Thánh Phê-rô NGUYỄN BÁ TUẦN
(1766-1838) Linh Mục (Chết trong tù)
Tử đạo ngày 15 tháng 7 (x. Tr 268)
“Quả thực tôi ốm yếu già nua, nhưng Thiên Chúa sẽ cho tôi sức mạnh để đón nhận mọi cực hình và cả cái chết vì Ngài”
Thánh Phê-rô Tuần chào đời năm 1766, tại làng Ngọc Đồng, tỉnh Hưng Yên. Ngài là người hiền lành, đạo đức, chăm chỉ học tập, dâng mình vào nhà Chúa từ thuở nhỏ.
Lớn lên, Ngài được gửi vào chủng viện và chịu chức Linh Mục năm 1807.
Năm 1838, vua Minh Mạng cấm đạo gay gắt, khi đó cha Tuần đang coi xứ Lác Môn, tỉnh Nam Định. Nghe tin làng Quần Liêu sợ bị vạ lây, không chấp nhận cha chính Fernandez Hiền về chữa bệnh tại đây, cha Tuần đến can thiệp và ở lại để dâng làng yên tâm giúp đỡ cha chính Hiền.
Sau vài ngày hai cha trốn lên Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Sau đó cha xứ Kim Sơn nhờ Bát Biên, một người thọ nhiều ân nghĩa với mình giúp đỡ hai cha. Nhưng Bát Biên trở mặt nộp hai cha cho quan. Hai cha bị tống ngục. Cha Tuần đã 72 tuổi, vẫn phải bị đánh đòn dã man và bị kết án tử hình. Nhưng trước khi bản án tới thì ngày 15/7/1838, Cha Tuần đã hoàn tất cuộc đời.
22
Thánh José FERNANDEZ – HIỀN
(1775-1838) Linh Mục (OP) (Xử Trảm)
Tử đạo ngày 24 tháng 7 (x. Tr 112)
“Tôi đến đây không phải để phục vụ vua chúa trần gian mà chỉ để rao giảng Đạo Đức Chúa Trời thôi”
Thánh Fernamdez Hiền sinh ngày 3/12/1775, trong một gia đình nhỏ thuộc giáo phận Avila, Tây Ban Nha. Gia đình đã dưỡng dục ngài trong môi trường đạo đức Ki-tô giáo.
Ngài gia nhập dòng Đa Minh và khấn lần đầu ở tuổi 27, sau đó ngài học thần học và chịu chức Linh Mục.
Ngày 18/2/1806, cha đến Đà Nẵng, học tiếng Việt và lấy tên Việt là Hiền. Cha ưu tiên công việc truyền giáo cho lương dân và đạt nhiều hoa trái. Sau đó ngài được sai đi phục vụ xứ Kiên Lao. Cha còn được giao làm giám đốc Đại chủng viện và bề trên tiểu chủng viện Ninh Cường.
Cuối năm 1837, cha Hiền bị quan quân triều đình truy bắt, bản thân cha lại mang bệnh nên ngài hết sức vất vả, nên bị bắt.
Trưa ngày 24/7/1838, cha Hiền đọc lại lời tận hiến cho Chúa và cảm tạ hồng ân Chúa ban trong suốt 32 năm miệt mài truyền giáo trên miền đất Bắc Kỳ, rồi chịu trảm quyết.
23
Thánh Đa Minh NGUYỄN VĂN HẠNH
(1772-1838) Linh Mục (OP) (Xử Trảm)
Tử đạo ngày 1 tháng 8 (x. Tr 108)
“Thập tự đối vói chúng tôi là tượng trưng cho ơn cứu độ, nên không ai được chà đạp, vì đó là trọng tội”
Thánh Đa Minh Hạnh sinh năm 1772 tại làng Năng A, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nề nếp, đạo đức. Nhờ gương sáng truyền giáo của các thầy dòng Đa Minh, Cậu đến xin Đức Cha Delgado Y cho vào sống trong Nhà Đức Chúa Trời. Đức Cha chấp thuận và giao cậu cho cha Liêm chăm sóc, dạy dỗ và gởi vào chủng viện.
Sau khi thụ phong Linh Mục, cha Hạnh xin gia nhập và khấn trọn trong dòng Đa Minh ngày 22/8/1826 khi đã 54 tuổi.
Khi cuộc bách đạo diễn ra, cha Hạnh đang coi sóc mục vụ cách âm thầm tại làng Quần Anh Hạ. Khi tình hình căng thẳng, cha muốn chuyển qua làng Trung Thành. Hai người làng Quần Anh hứa đưa cha đến nơi an toàn, nhưng chính họ lại đi nộp ngài cho quan. Ngày 7/5/1838, cha bị bắt và bị giải về Nam Định.
Ngày 28/6/1838, bản án trảm quyết được châu phê và sáng ngày 1/8/1838, cha Hạnh chịu xử trảm tại pháp trường Bảy Mẫu.
24
Thánh Bê-na-đô VŨ VĂN DUỆ
(1755-1838) Linh Mục
Tử đạo ngày 1 tháng 8 (x. Tr 70)
Xử Trảm
“Xin quan đừng bảo tôi làm thế, không bao giờ tôi phản bội Chúa tôi”
Thánh Bê-na-dô Duệ sinh năm 1755, tại Quần Anh, tỉnh Nam Định. Năm 1795, ngài chịu chức Linh Mục; ngài nhiệt thành phục vụ tín hữu giáo phận Đông Đàng Ngoài.
Sau 37 năm tận tụy chu toàn sứ vụ mục tử, vì tuổi già sức yếu ở tuổi 77, Đức Cha Delgado Y chấp thuận cho Ngài nghỉ hưu tại Trung Lễ, xứ Liên Thủy.
Cha Duệ gia tăng các việc khổ chế như ngủ trên đất và không dùng mùng. Nhiều người lo ngại cho tuổi già sức yếu của ngài, nhưng ngài nói: Bấy nhiêu hãm mình có là gì ? Tôi không có cơ hội làm việc lớn, thì tôi chọn lựa một chút khó khăn hy sinh hãm mình vậy thôi”.
Ngày 4/7/1838, cha bị bắt và giải về Nam Định khi đã 83 tuổi. Ngày 1/8/1838, trên đường ra pháp trường Bảy Mẫu, binh lính phải cáng cha đến địa điểm chỉ định. Cha xin mấy phút thinh lặng để cầu nguyện.
Sau đó Cha lãnh án xử trảm.
25
Thánh An-tôn NGUYỄN TIẾN ĐÍCH
(1769-1838) Chánh Trương (Xử Trảm)
Tử đạo ngày 12 tháng 8 (x. Tr 94)
“Quan dụ dỗ ông trùm Tiến Đích bước qua Thánh Giá để vui hưởng tuổi già với con cháu, nhưng ông vẫn một mực cự tuyệt”
Thánh An-tôn Đích sinh năm 1769, tại làng Chi Long, huyện Nam Sang, tỉnh Nam Định. Lớm lên ông sang lập nghiệp tại làng Kẻ Vĩnh (Vĩnh Trị). Ông là mẫu gương của người chủ gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục con cái.
Ông có hai người con chết vì đạo là ông Lý Thi và ông Phó Nhâm và có một con rể là thánh Lý Mỹ.
Ông yêu quí hàng giáo sĩ, chủng sinh; ông hăng say quảng đại giúp đỡ về vật chất. Thời gian chủng viện Kẻ Vĩnh bị nạn dịch tả, ông nhận một số thầy về chăm sóc và chữa bệnh cho đến khi bình phục mà không kể lao nhọc tốn phí.
Ông và người con rể bị bắt và giam giữ vì theo Đạo. Khi tiếp nhận thực phẩm tiếp tế từ gia đình, ông mang chia cho các bạn tù không kể lương giáo.
Bình minh ngày 12/8/1838, chứng nhân đức tin Nguyễn Tiến Đích, đã tới đích khi lãnh án xử trảm tại pháp trường Bảy Mẫu.
26
Thánh Mi-ca-e NGUYỄN HUY MỸ
(1804-1838) Lý Trưởng
Tử đạo ngày 12 tháng 8 (x. Tr 174)
Xử Trảm
“Ta được phúc tử đạo, mẹ nó có bằng lòng chăng ?
Thánh Micae Mỹ sinh khoảng năm 1804. Ngài bỏ quê nhà mà đến làng Kẻ Vĩnh, lấy con gái thánh Nguyễn Tiến Đích. Mặc dù còn là thanh niên, nhưng ông Mỹ có tiếng là người sắc sảo, giỏi giang, ăn nói trôi chảy. Đến khi làng khuyết cai tổng, dân làng bầu ông làm cai tổng, ông không nhận. Nhưng sau Đức Cha bảo ông ra gánh việc để bênh đỡ Nhà Chung và giúp giáo dân trong thời cấm đạo. Ông đã vâng lời.
Thời ông Mỹ là Lý Trưởng cũng là lúc vua cấm đạo rất ngặt. Sáng ngày 11/5/1838, khi quân lính tuần phủ Nam Định đến vây làng Vĩnh Trị. Quan Trịnh Quang Khanh ngồi tại đình, truyền đòi mọi người từ 18 tuổi trở lên đến để điểm mục và nói: Trong làng, có bao nhiêu đạo trưởng thì đem nộp không thì mất đầu”. Ông Mỹ thưa: Nếu quan tìm được Đạo trưởng hay đồ đạo thì tôi xin nộp đầu”. Vừa nói xong, lính điệu cha Năm và ông trùm Đích ra. Thế là ông Lý Mỹ bị bắt và ngày 12/8/1838, xử trảm.
27
Thánh Gia-cô-bê ĐỖ MAI NĂM
(1781-1838) Linh Mục (Xử Trảm)
Tử đạo ngày 12 tháng 8 (x. Tr 180)
“Nghĩa khí, hiên ngang trong giam cầm, đó là Cụ. Oai nghiêm, trung thành nhiều năm mới có, đó là Thầy”
Thánh Gia-cô-bê Năm sinh năm 1781, người làng Đông Biên, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh hóa. Cha chịu chức khi được 32 tuổi, tức năm 1813.
Cha Năm là người hiền hòa dễ mến. Cha năng đọc kinh, lần hạt. Đặc biệt Cha có lòng thương kẻ khó khăn, hay giúp người nghèo về cơm áo và thuốc men.
Ngày 11/5/1838, cha bị bắt. Quan đóng gông giải cha Năm ra Nam Định. Ngày 12/8/1838, cha Năm bị xử trảm tại pháp trường Bảy Mẫu.
Ở Nhà Chung có treo hai câu đối:
Hoành hoành nghĩa khí quần giam cụ.
Lẫm lẫm trung thành vạn cổ sư.
Nghĩa là:
Nghĩa khí, hiên ngang trong giam cầm, đó là Cụ.
Oai nghiêm trung thành nhiều năm mới có, đó là Thầy.
28
Thánh Giu-se ĐẶNG ĐÌNH VIÊN
(1758-1838) Linh Mục
Tử đạo ngày 21 tháng 8 (x. Tr 296)
Xử Trảm
“Tôi là Đạo Trưởng Viên, các anh đang tìm bắt đây. Xin đừng làm khổ đứa trẻ này nữa”
Thánh Giu-se Viên sinh năm 1785, tại làng Tiên Chu, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
Năm 1821, Ngài thụ phong Linh Mục và coi sóc giáo hữu làng Lục Thủy (Nam Định). Hai năm sau, cha được cử đi giúp các họ Đông Bài, Thiết Nham, Như Thiết, An Mỹ. Cha nổi tiếng là một Linh mục đạo đức, siêng năng phục vụ, được mọi người yêu mến.
Ngày 1/8/1838, cha Viên bị quân lính vây bắt tại họ Cầu Chay, xã Như Thiết. Cha đã kịp lẫn trốn trong vườn mía dày đặc, nhưng lại ra trình diện khi nghe tiếng kêu thảm thiết của em bé, con chủ nhà bị tra tấn.
Ngày 21 tháng 8 năm 1838, trên đường ra pháp trường, cha Viên đã xá tội cho hai người đã tiết lộ chỗ cha ẩn náu.
Sau khi ăn chút cơm, cha quì trên chiếc khăn bông trải sẵn và ngước mắt lên trời cầu nguyện. Lý hình vung gươm đưa vị chứng nhân lên đài vinh quang tử đạo.
29
Thánh Giu-se HOÀNG LƯƠNG CẢNH
(1763-1838) Trùm Họ và Lương y
Tử đạo ngày 4 tháng 9 (x. Tr 52)
Xử Trảm
“Dù phải trăm ngàn sự đau đớn bởi đòn vọt hay phải chết thì tôi xin sẵn lòng cam chịu”
Thánh Giu-se Cảnh sinh năm 1763, tại làng Vạn (Bắc Ninh), nhưng sống ở làng Thổ (Bắc Giang). Ngài là một thầy lang nổi tiếng hiền lành, tận tụy với bệnh nhân và thường chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.
Tuy sống trong ơn gọi gia đình nhưng những ngày sống của cụ lang y được dệt bằng kinh nguyện và công việc tông đồ. Trong vai trò trùm họ của xứ Thổ Hà, ngài gia nhập dòng Ba Đa Minh và đã rửa tội cho nhiều người, đặc biệt là trẻ em.
Năm ông Trùm 74 tuổi, ông Hương trong làng ghen tỵ khi thấy dân làng mến phục ông, nên tố cáo với quan lớn với tội trữ đồ đạo và chứa chấp Đạo Trưởng. Thế là ngài bị bắt, đóng gông và giải về nhà giam Bắc Ninh.
Ngày 5/9/1838, cụ Trùm khoác lên mình áo dòng Ba Đa Minh và nâng niu trên tay ảnh Thánh Giá nhỏ và hôn kính. Cụ bị trảm quyết tại pháp trường Cổ Mễ.
30
Thánh Phê-rô NGUYỄN VĂN TỰ
(1796-1838) Linh Mục (OP)
Tử đạo ngày 5 tháng 9 (x. Tr 276)
Xử Trảm
“Đối với tôi, bị bắt vì Đạo Thánh là một hồng ân”
Thánh Phê-rô Tự sinh năm 1796, tại làng Ninh Cường (Nam Định). Từ nhỏ , chú Tự đã xin vào sống trong nhà xứ, sau đó vào chủng viện và chịu chức Linh Mục lúc 30 tuổi. Năm sau ngài xin gia nhập dòng Đa Minh và tuyên khấn ngày 4/1/1827.
Suốt 12 năm, cha tận tụy coi sóc giáo dân trong nhiều xứ đạo được trao phó.
Ngày 29/6/1838, khi Cha vừa dâng lễ tại xứ Kẻ Mốt xong, thì quân lính kéo đến vây kín làng. Thế là cha bị bắt.
Quan huyện ngỏ ý muốn nhận tiền chuộc, nhưng cha Tự nói: “Đối với tôi, bị bắt vì Đạo thánh là một hồng ân Chúa ban. Tiền bạc thì tôi không có; còn nếu làm phiền hà giáo hữu thì tôi lại càng không muốn”.
Ngày 2/9/1838, vua Minh Mạng châu phê án trảm quyết.
Ngày 5/9/1838, tại pháp trường Cổ Mễ, Cha cung kính cầm tượng chịu nạn, miệng thì thầm cầu nguyện, lệnh trảm quyết được thi hành.
31
Thánh Francois JACCARD – PHAN
(1799-1838) Linh Mục (MEP) (Xử Giảo)
Tử đạo ngày 21 tháng 9 (x. Tr 196)
“Thật là tin vui, gia đình ta có một vị tử đạo. Xin chúc tụng Chúa”
(Bà Cố cha Phan nghe tin con mình tử đạo)
Thánh Fx. Jaccard chào đời ngày 6/9/1799, tại làng Onion, thuộc miền Savoie, Pháp, trong một gia đình sùng đạo.
Cậu Jaccard dịu dàng, hiền hậu nhưng lại gặp nhiều chướng ngại trên được học vấn do chậm trí khôn, thiếu trí nhớ.
Một ngày kia, gặp lại các bạn đồng môn và được họ khuyến khích, cậu Jaccard trở lại chủng viện Mélan, rồi lên Đại chủng viện Champery và xin gia nhập Hội Thừa Sai Paris. Sau khi thụ phong Linh Mục, cha tình nguyện lên đường truyền giáo.
Ngày 5/1/1826, cha đến Nhà Chung giáo phận Đàng Trong, học tiếng Việt và lấy tên Việt là Phan. Cha được bổ nhiệm làm mục vụ tại họ đạo Nhu Lý và Phủ Cam, kiêm chủng viện An Ninh.
Ngày 17/3/1838, cha bị bắt và bị áp giải về Quảng Trị. Sáng ngày 21/9/1838, tại pháp trường Nhan Biều, cha Phan bị xử giảo. Mẹ ngài hay tin đã reo lên: “Thật là tin vui, gia đình ta có một vị tử đạo”.
32
Thánh Tô-ma TRẦN VĂN THIỆN
(1820-1838) Chủng Sinh
Tử đạo ngày 21 tháng 9 (x. Tr 236)
Xử Giảo
“Tôi chỉ mong chức quyền trên trời, chứ không màng chức quyền thế gian”
Thánh Tô-ma Thiện sinh năm 1820 tại làng Trung Quán, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình đạo hạnh. Lên 9 tuổi, chú Thiện học chữ nho, học giáo lý và giúp lễ tại họ đạo Mỹ Hương.
Chú Thiện tỏ ra rất thông minh, được gửi họ tiếng La tinh với cha Chỉnh tại họ đạo Kẻ Sen. Nhờ có tính tình tốt và trí thông minh, năm 1938, tức 18 tuổi, chú Thiện được cha giám đốc Candalh gọi về chủng viện Di loan (Quảng Trị).
Trên đường đến Di Loan với chị cả thì bị bắt. Trong tù, khi chứng kiến nhiều người chối đạo, chú Thiện tăng cường ăn chay và cầu nguyện cho họ sớm ăn năn thống hối.
Đặc biệt trong lao tù, nhờ bị đóng gông và giam chung với cha Jaccard Phan, chú hân hoan đón nhận những lời dạy bảo và khuyên nhủ của cha, nên tù ngục trở thành chủng viện cho chú. Ngày 21/9/1838, tại pháp trường Nhan Biều, chú Thiện bị xử giảo. Vị tử đạo trẻ nhất. mới có 18 tuổi.
33
Thánh Pierre Dumoulin BORIE – CAO
(1808-1838) Giám Mục (MEP)
Tử đạo ngày 24 tháng 11 (x. Tr 50)
Xử Trảm
“Phần riêng tôi, quan muốn làm gì thì làm, nhưng xin cho một mình tôi chịu là đủ”
Thánh Bo-ri-e sinh ngày 20/2/1808 tại Pháp. Cha của Bo-ri-e mất sớm, mẹ cậu không nỡ xa con nhưng rồi cũng đón nhận Thánh Ý Chúa cho con tu học.
Sau khi thụ phong Linh Mục năm 1830 và trải qua chuyến hải trình dài 7 tháng, cha đến Nghệ An, thuộc giáo phận Tây Đàng Ngoài. Cha nhanh chóng hội nhập khí hậu, văn hóa, ngôn ngữ địa phương và lấy tên Việt là Cao.
Cha Cao hoạt động tông đồ ở hạt Bố Chính, ước khoảng 20.000 giáo dân. Cha bị bắt tại xóm Trà, họ đạo Mỹ Hảo năm 1834.
Khi quan dụ dỗ đạp lên Thánh Giá, cha đáp: “Không thể được, 100 lần không. Phần riêng tôi, quan trên muốn làm gì thì làm, nhưng xin cho một mình tôi chịu là đủ”
Ngày 31/7/1838, cha được bổ nhiệm làm Giám Mục Tây Đàng Ngoài, khi vừa tròn 30 tuổi, nhưng chưa được tấn phong thì ngày 24/11/1838, Ngài đã bị xử trảm tại pháp trường Đồng Hới.
34
Thánh Vinh Sơn NGUYỄN THẾ ĐIỂM
(1761-1838)Linh Mục (Xử Giảo)
Tử đạo ngày 24 tháng 11 (x. Tr 96)
“Xin quan thương tình, miễn chấp mà tha cho họ được về. Còn tôi, tôi xin nhận tất cả trách nhiệm”
Thánh Vinh Sơn Điểm sinh năm 1761 tại làng An Do Nam, tỉnh Qủang Trị, trong một gia đình có 3 người con.
Khi được nhận vào chủng viện, cậu học tiếng La tinh, giúp việc cho thừa sai Jacques Longer Gia; học triết học tại chủng viện Kẻ Vĩnh và thụ phong Linh Mục thuộc giáo phận Tây Đàng Ngoài.
Trong 30 năm, cha Điểm phục vụ tại các họ đạo Cồn Nâm (Đông Hưng); Lũ Đăng, Đan Sa và nhiều họ nhánh thuộc hạt Bố Chính.
Cha sống hiền lành, dâng lễ mỗi ngày, năng đọc kinh, lần hạt, nguyện ngắm. Dù tuổi đã cao, cha ăn chay mỗi tuần hai lần. Cha dạy dỗ học trò, ra sức lo cho người lương theo đạo và sai các Thầy Giảng đi rửa tội cho trẻ em chưa có đạo.
Cha bị bắt ngày 27/7/1838, gần làng Đan Sa. Sáng ngày 24/11/1838, tại pháp trường Đồng Hới, sau khi cầu nguyện, cha bị quân lính thi hành án xử giảo.
35
Thánh Phê-rô VŨ ĐĂNG KHOA
(1790-1838) Linh Mục (Xử Giảo)
Tử đạo ngày 24 tháng 11 (x. Tr 138)
Cha Khoa hiền lành, hết lòng vì giáo dân, nhưng cũng rất thẳng thắn, được mọi thương mến và kính phục.
Thánh Phê-rô Khoa sinh năm 1790 tại làng Thuận Nghĩa, phủ Diễn Châu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Cậu là người con thứ 3 trong gia đình, có tư chất thông minh, đức tính hiền lành lại có lòng ước ao được sống đời tận hiến.
Cậu theo học tại chủng viện Vĩnh Trị, năm 1820, ngài chịu chức Linh Mục. Trong suốt 9 năm, cha Khoa đến giúp giáo dân các xứ ở Ninh Bình, Nghệ An và Hà Tĩnh. Năm 1829, được bổ nhiệm làm chính xứ Kinh Thuận (Cồn Dừa).
Hơn 2 năm làm cha xứ, Cha phải trốn tránh, ở nhà người dân. Cha lo lắng cho đoàn chiên, âm thầm đến phục vụ tại các giáo họ, đôi khi phải đi giúp trong đêm, tối tăm mưa gió.
Cha bị bắt tại Lễ Sơn ngày 2/7/1838. Cha bị giải lên huyện, rồi từ huyện áp giải lên tỉnh Đồng Hới. Cha lãnh bản án xử giảo ngày 24/11/1838 tại pháp trường ngoài thành Đồng Hới dưới thời vua Minh Mạng.
36
Thánh Phê-rô TRƯƠNG VĂN ĐƯỜNG
(1808-1838) Thầy Giảng (Xử Giảo)
Tử đạo ngày 18 tháng 12 (x. Tr 102)
“Nghĩ đến hạnh phúc bất diệt đang chờ đợi con, con không còn mơ ước sự gì ở trần gian này nữa”
Thánh Phê-rô Đường sinh năm 1808 tại Kẻ Sở, huyện Từ Liêm, Hà Nội, trong một gia đình nghèo nhưng rất đạo đức.
Hình ảnh chú Đường hiền hòa và đảm đang đã trở nên quen thuộc với mọi người. Chú chăm học chữ Nho và La tinh. Năm 26 tuổi, chú được lên bậc Thầy Giảng và được cử về giúp cho thừa sai Fx. Marette Phan tại xứ Bầu Nọ.
Ngày 20/6/1937 Thầy bị bắt. Ngày hôm sau bị giải về công đường Sơn Tây.
Trong suốt 14 tháng, chịu đói khát, nóng rét, gông cùm, xích xiềng, Thầy vẫn trung kiên tuyên xưng đức tin. Ngài viết cho cha Marette: “Nghĩ đến hạnh phúc bất diệt đang chờ đợi con, con không còn mơ ước sự gì ở trần gian này nữa”.
Sau khi lãnh nhận bí tích hòa giải, thầy Đường bị giải ra pháp trường rạng sáng ngày 18/12/1838. Cầu nguyện xong, Thầy nằm xuống cho binh lính thi hành án xử giảo và Thầy đã an nghỉ trong Chúa.
37
Thánh Phao-lô NGUYỄN VĂN MỸ
(1798-1838) Thầy Giảng
Tử đạo ngày 18 tháng 12 (x. Tr 178)
Xử Giảo
Thầy chịu khó làm việc theo bậc của mình, giúp giáo hữu đón nhận các bí tích
Thánh Phao-lô Mỹ, tên thật là Hựu sinh năm 1798 tại làng Kẻ Non, Sơn Nga, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Cha mẹ cậu là người ngoan đạo. Khi lên 15 tuổi, cậu Hựu được vào ở trong nhà xứ và được Đức Cha đặt tên là Mỹ.
Hai năm sau, lên ở với cha Luật, xứ Kẻ Đầm; ở được 4 năm thì vào chủng viện Vĩnh Trị, học tiếng Latinh. Sau đó cậu về giúp cha Nghiêm, Linh Mục thừa sai, rồi làm việc trong nhà chung cho đến khi Đức Cha sai ngài lên xứ Bầu Nọ, để giúp Cha Phan và cha Tân, hai Linh Mục thừa sai.
Những người quen biết thầy Mỹ đều khen ngợi và nể trọng, vì Thầy chịu khó làm việc theo bậc của mình. Ngài giúp giáo dân đón nhận các bí tích; khuyên bảo kẻ có tội ăn năn trở lại; mở lối cho người ngoại được biết và theo Đạo.
Khi quan quân vây làng Bầu Nọ, họ bắt thầy Mỹ và ngày 18/12/1838, họ đem thầy đi xử giảo.
38
Thánh Phê-rô VŨ VĂN TRUẬT
(1817-1838) Thầy Giảng
Tử đạo ngày 18 tháng 12 (x. Tr 262)
Xử Giảo
Thầy Truật hiến dâng mạng sống từ chiếc dây thừng thắt chặt cho đến khi tắt thở
Thánh Phê-rô Truật sinh năm 1817 tại Hà Trạch, họ Kẻ Thiếc, huyện Sơn Vy, trấn Sơn Tây. Cha mất sớm, nhà nghèo, nên cậu Truật không được đi học. Tuy nhiên, cậu lại có lòng đạo đức, ước mơ dâng mình cho Chúa. Năm lên 15 tuổi, thừa sai Cornay Tân cảm thông, nhận vào Nhà Chúa.
Năm 1838, chú Truật về giúp thừa sai Fx.Marette Phan và Cornay Tân đang quản nhiệm xứ Bầu Nọ. Dầu ít học, nhưng chú Truật vẫn có khả năng giúp dạy giáo lý cho giáo dân.
Ngày 20/6/1837, chú Truật bị bắt và áp giải về nhà lao Sơn Tây. Đức Cha Ha-vard Du hay tin chú Truật vững vàng can đảm tuyên xưng đức tin, nên nâng chú lên hàng Thầy Giảng, để khuyến khích tôi tớ Chúa xưng Danh Chúa trước mặt giáo hữu và lương dân.
Mùa đông ngày 18/12/1838, vị chứng nhân đức tin bị xử giảo tại pháp trường gần ngọn đồi Đò Voi, làng Mông Phụ.
39
Thánh Augustino PHAN VIẾT HUY
(1795-1839) Binh Lính (Xử Trảm)
Ngày tử đạo 13 tháng 6 (x. Tr 122)
“Mấy ngày trước chúng tôi trót dại chối bỏ Đạo Chúa. Nay chúng tôi hồi tâm, xin trả tiền lại cho quan, để tôn thờ Chúa thật lòng”
Thánh Augustino Huy sinh năm 1795 tại làng Hạ Linh, xứ Liên Thủy, giáo phận Bùi Chu. Cậu Huy có ước mơ làm Thầy Giảng nhưng không thành, cậu chấp nhận sống đời giáo dân và lập gia đình.
Dù sống đời binh nghiệp, ông Huy vẫn lo chu toàn bổn phận người chồng, người cha gương mẫu nuôi dưỡng và giáo dục con cái trong đức tin và kính sợ Chúa. Gia đình người lính Huy là một gia đình đạo hạnh.
Mùa xuân năm 1839, quan tổng đốc truyền cho binh lính phải đạp lên Thánh Giá, nhiều người lính trong đó có ông Huy. Nhưng lòng người lính cảm thấy áy náy, lương tâm cắn rứt vì tội bỏ Đạo, ông cùng với ông Đạt và ông Thể trở lại công đường Nam Định để tuyên xưng đức tin.
Mùa hè năm 1938, hai ông bạo gan dâng sớ, khi vua Minh Mạng ngự giá tới phố. Nhà vua phẫn nộ, truyền mang đi xử tử và ngày 13/6/1839, bảm án được thi hành tại cửa biển Thuận An
40
Thánh Ni-cô-la BÙI ĐỨC THỂ
(1792-1839) Binh Lính
Tử đạo ngày 13 tháng 6 (x. Tr 228)
Lăng Trì
“Nay chúng thần xin tiếp tục giữ Đạo để tròn đạo hiếu với cha ông chúng thần”
Thánh Ni-cô-la Thể sinh năm 1782 tại làng Kiên Trung, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Năm 47 tuổi, ông gia nhập binh đội, chỉ một tháng sau ông bị bắt vì xưng mình là người Công Giáo.
Mùa thu năm 1837, quan tổng đốc triệu tập binh lính. Ông chỉ thị mở hai cánh cửa: cánh cửa bên phải đặt Thánh Giá trên mặt đất, ai chấp nhận đạp ảnh thì được về với vợ con; cánh của bên trái, đặt gông cùm, xiềng xích. Chỉ có 15 người đi qua cửa này, trong đó có ông Thể.
Sau 8 tháng tù tội, dù bị roi đòn và bị đánh vào đầu ngón tay, nhưng ông Thể vẫn không chối Đạo. Tuy nhiên, trong một phút yếu lòng, ông đã nhận 10 quan tiền thưởng. Thế nhưng, sau đó ông cảm thấy lương tâm cắn rứt và nhờ cầu nguyện liên lỉ, ông thành tâm thống hối. Sau 20 ngày đi bộ, ông đón đường vua Minh Mạng dâng sớ. Ngày 13/6/1839, ông bị án lăng trì, xác bị bỏ xuống cửa biển Thuận An.
41
Thánh Đa minh ĐINH VĂN ĐẠT
(1803-1839) Binh Lính
Tử đạo ngày 18 tháng 7 (x. Tr 82)
Xử Giảo
“Tôi phó dâng bà và các con cho Chúa. Chúa sẽ liệu cho bà và các con”
Thánh Đa Minh Đạt sinh năm 1803, tại làng Phú Nhai, tỉnh Nam Định. Ông Đạt là một người lính, có đời sống gia đình êm ấm.
Mùa thu năm 1837, quan tổng đốc triệu tập binh lính. Ông chỉ thị mở hai cánh cửa: cánh cửa bên phải đặt Thánh Giá trên mặt đất, ai chấp nhận đạp ảnh thì được về với vợ con; cánh của bên trái, đặt gông cùm, xiềng xích. Chỉ có 15 người đi qua cửa này, trong đó có ông Đạt.
Trong cảnh tù tội, dù bị roi đòn và bị đánh vào đầu ngón tay. Dù có những giây phút lầm lỡ, nhẹ dạ chối Đạo để được về với gia đình, nhưng lương tâm ông bị cắn rứt không nguôi, tâm hồn bất an. Ông đã ăn chay, đền tội và can đảm xin trả lại tiền thưởng. Quan không nhận, nên phải về kinh đô Huế.
Sau 3 tuần đi bộ, ông can đảm đón đường vua Minh Mạng dâng sớ. Vua nổi giận và cho xử giảo ngày 12/6/1839, tại cửa biển Thuận An.
42
Thánh Tô-ma ĐINH VIẾT DỤ
(1783-1839) Linh Mục (OP)
Tử đạo ngày 26 tháng 11 (x.Tr 68)
Xử Trảm
“Chính tôi là Đạo Trưởng. Tôi có nghĩa vụ chăm sóc các tín hữu tại đây”
Thánh Tô-ma Dụ sinh năm 1783 tại làng Phú Nhai, tỉnh Nam Định. Ngài rất chuyên cần học tập và trau giồi đức hạnh. Sau khi thụ phong Linh Mục, ngài xin gia nhập dòng Đa minh và tuyên khấn ngày 21/12/1814.
Cha được thuyên chuyển về phục vụ xứ Liễu Đề, (Bùi Chu). Cha dụ gương mẫu trong đời sống cầu nguyện và hăng say hoạt động tông đồ, phục vụ các giáo hữu giáo phận Đông Đàng Ngoài.
Ngày 20/5/1839, Cha bị bắt sau khi vừa dâng lễ xong tại nhà bà Thu. Trải qua 6 tháng bị giam cầm tù tội và tra tấn trong ngục, kèm theo những lời dụ đỗ bước qua Thánh Giá, nhưng tất cả đều không làm cha lung lay ý chí. Quan trên buộc lòng phải lập án chuyển vào Thuận Hóa.
Trong chốn lao tù, Cha chuẩn bị tâm hồn để tuyên xưng đức tin trước mặt vua quan và quần chúng. Ngày 26/11/1839, Cha bị xử trảm tại pháp trường Bảy Mẫu.
43
Thánh Đa Minh NGUYỄN VĂN XUYÊN
(1786-1839) Linh Mục (OP)
Tử đạo ngày 26 tháng 11 (x. Tr 306)
Xử Trảm
“Ai mà thắng được trên đời, Mai sau hưởng phúc cõi trời cao sang”
Thánh Đa Minh Xuyên sinh năm 1786 tại làng Hưng Lập, tỉnh Nam Đinh. Từ bé, cậu được cha mẹ gửi gắm cho Đức Cha Delgado Y, sau đó được gởi vào chủng viện và thụ phong Linh Mục năm 1819. Cùng năm đó, ngài lãnh nhận tu phục dòng Đa Minh.
Cha phụ trách các xứ đạo Phạm Pháo, Kẻ Mèn, Đông Xuyên. Năm 1936, cha được bổ nhiệm làm phụ tá tại chủng viện Ninh Cường và làm quản lý giáo phận Đông Đàng Ngoài.
Ngày 18/8/1838, Cha bị bắt tại giáo họ Phú Đường. Trong ngục, dù bị tra tấn dã man, nhưng cha vẫn sáng tác những vầng thơ sau: Ai ơi giữ lấy túi khôn,
Dẫy tràn tin cậy đầy lòng mến yêu.
Gươm đao đe dọa dẫu nhiều,
Quỉ ma cám dỗ sớm chiều đe loi.
Ai mà thắng được trên đời,
Mai sau hưởng phúc cõi trời cao sang.
Ngày 26/11/1839, Cha bị xử trảm tại pháp trường Bảy Bẫu.
44
Thánh Tô-ma NGUYỄN VĂN ĐỆ
(1811-1839) Thợ May (Xử Giảo)
Tử đạo ngày 19 tháng 12 (x. Tr 92)
“Anh đã dâng em và các con cho Ngài. Nhớ cầu xin Chúa cho anh được thêm sức mạnh để nhẫn nại đến cùng”
Thánh Tô-ma Đệ sinh năm 1811 tại làng Bồ Tranh, tỉnh Thái Bình. Gia đình cậu là gia đình công giáo đạo đức. Lớn lên, cậu theo nghề may của thân phụ, sống ở làng Kẻ Mốt, tỉnh Bắc Ninh.
Cậu Đệ là một giáo dân nhiệt thành hoạt động tông đồ trong giáo xứ. Cậu lập gia đình và ở riêng.
Ngày 29/6/1838, binh lính đến vây làng Kẻ Mốt, bắt các trai tráng trong làng tập trung và buộc họ phải đạp lên Thánh Giá, chối Đạo mới thả về. Anh Đệ đang lẩn trốn và biết mình không thể tránh, nên ra trình diện, anh bị bắt và bị giam ở trại giam Bắc Ninh.
Trong trại giam, còn nỗi khổ tâm nào hơn khi bị xiềng xích gông cùm và đối diện với người vợ trẻ và 3 đứa con còn thơ dại. Tuy nhiên, Anh Đệ vẫn tìm được bình an và phó thác tất cả cho Thiên Chúa.
Ngày 19/12/1839, dưới thời Minh Mạng, chứng nhân Tô-ma Đệ bị xử giảo ở Cổ Mễ.
45
Thánh Phanxicô HÀ TRỌNG MẬU
(1790-1839) Thầy Giảng (Xử Giảo)
Tử đạo ngày 19 tháng 12 (x. Tr 164)
“Xin cha thương nhận con làm môn đệ, để con cùng được chết vì Đạo như cha cho tròn đức tin”
Thánh Fx. Mậu sinh năm 1790, tại làng Kẻ Điền, tỉnh Thái bình. Song thân dâng chú vào đời sống thánh hiến, cậu lên chức Thầy Giảng và gia nhập dòng Ba Đa Minh.
Thầy Mậu hiền lành tận tụy, lãnh hội kiến thức giáo lý vững chắc và được ủy nhiệm theo giúp cha Tự tại làng Đức Trai, xứ Kẻ Mốt. Tại đây ngài bị bắt và bị giam ở Bắc Ninh.
Tại công đường Bắc Ninh, vì muốn cứu Thầy nên cha Tự làm hiệu đừng khi rõ lý lịch, nhưng ông vẫn cương quyết thưa: “Xin cha nhận con làm môn đệ, để con cùng được chết vị Đạo như cha cho tròn đức tin”. Thấy Thầy can đảm vững vàng, cha Tự vui mừng tạ ơn Chúa.
Ngày 19/8/1838, quan truyền lệnh bước qua Thánh Giá, thầy Mậu khẳng khái từ chối nên bị đánh 60 roi, đau đớn đến ngất đi. Binh lính phải khiêng Thầy vào ngục.
Ngày 19/12/1839, Thầy chịu xử giảo tại pháp trường Cổ Mễ, thời vua Minh Mạng.
46
Thánh Augustino NGUYỄN VĂN MỚI
(1806-1839) Giáo Dân
Tử đạo ngày 19 tháng 12 (x. Tr 172)
Xử Giảo
“Lạy Chúa, xin cứu con. Con xin phó linh hồn và thân xác con trong tay Chúa”
Thánh Augustuino Mới sinh năm 1806 tại làng Bồ Trang, tỉnh Thái Bình. Sinh ra trong một gia đình ngoại giáo, nhưng cậu Mới thường có dịp đi làm thuê tại làng Đức Trai, xứ Kẻ Mốt. Sống giữa xóm đạo Công Giáo, cậu đem lòng mến Đạo và xin theo lúc 31 tuổi và xin gia nhập dòng Ba Đa Minh.
Ngày 29/6/1838, quan tỉnh bắt dân bỏ Đạo. Có một số ít người nhẹ dạ, sợ hãi chạy trốn. Riêng anh Mới cương quyết không đạp lên Thánh Giá nên bị bắt và bị giải về trại giam Bắc Ninh.
Ngày 24/11/1838, quan tỉnh Bắc Ninh mở trận chiến cuối cùng, quan truyền lệnh tra tấn từng tù nhân, khởi đầu với anh Mới. Quan vừa khuyên vừa dọa, bắt bước qua Ảnh Thánh, vị anh hùng đức tin đã quì lạy Thánh Giá, hôn kính và nguyện rằng: Lạy Chúa, xin cứu con. Con xin phó linh hồn và thân xác con trong tay Chúa”.
Ngày 19/12/1839, tại pháp trường Cổ Mễ, chứng nhân đức tin Mới, lãnh án xử giảo.
47
Thánh Đa minh BÙI VĂN ÚY
(1812-1839) Thầy Giảng
Tử đạo ngày 19 tháng 12 (x.Tr 286)
Xử Giảo
“Cha sẽ nói con là Thầy Giảng, như thế con sẽ được phúc chết vì Đạo”
Thánh Đa minh Úy sinh năm 1812 tại họ Tiền Môn, làng Kẻ Rèm, tỉnh Thái Bình. Chú Úy vào nhà Đức Chúa Trời từ bé, giúp việc cho cha Tự và học làm Thầy Giảng. Khi cha Tự chuyển về xứ Kẻ Mốt, tỉnh Bắc Ninh, Thầy cũng đi theo.
Ngày 29/6/1838, quan lính bao vây làng Kẻ Mốt, bắt được cha Tự và họ buộc toàn dân phải ra đình, rồi bước qua Thánh Giá. Vì thầy Úy cương quyết không bước qua Thánh Giá nên bị bắt và bị giải về trại giam Bắc Ninh.
Tại công đường, hơn một lần, khi các quan bắt bước quan Thánh Giá, Thầy không chịu còn hỏi lại: “Các quan có dám bước qua mặt vua không, mà bắt chúng tôi bước qua ảnh Chúa tôi? Cho dù các quan có dám bước qua mặt của vua; phần tôi, tôi cũng không bước qua mặt Chúa tôi”. Các quan tức giận muốn mang Thầy ra chém đầu.
Ngày 19/12/1839, tại pháp trường Cổ Mễ, tỉnh Nam Định, thầy Úy chịu án xử giảo.
48
Thánh Tê-pha-nô NGUYỄN VĂN VINH
(1813-1839) Tá Điền (Xử giảo)
Tử đạo ngày 19 tháng 12 (x. Tr 298)
“Tôi thà chết chứ không bao giờ chịu đạp lên Thánh Giá. Vì tôi biết Đạo Chúa là Đạo thật”
Thánh Tê-pha-nô Vinh sinh năm 1813 tại làng Bồ Trang, tỉnh Thái Bình. Vì gia đình nghèo nên anh phải đi làm mướn ở Kẻ Mốt, tỉnh Bắc Ninh. Anh được bà con thương mến vì tình đơn sơ, chất phác, khỏe mạnh và thật thà.
Ngày 29/6/1839, khi quan quân bao vây xứ Kẻ Mốt, bắt cha Tự và buộc mọi người đạp lên Thánh Giá, chàng thanh niên Vinh, dù chưa được rửa tội, đang học giáo lý đã tuyên bố: “Tôi thà chết chứ không bao giờ đạp lên Thánh Giá. Vì tôi biết đạo Chúa Giê-su là Đạo thật”.
Thế là anh Vinh bị bắt và bị giam ở trại giam Bắc Ninh. Chính tại nhà giam này anh Vinh được rửa tội và lấy tên thánh là Tê-pha-nô, anh cương quyết noi theo vị tử đạo tiên khởi của Giáo Hội.
Ngày 19/12/1839, tại pháp trường Cổ Mễ, vị chứng nhân đức tin Vinh lãnh án xử giảo. Anh bị trói vào cọc và lý hình dùng dây thừng siết cổ.
49
Thánh An-rê TRẦN AN DŨNG (LẠC)
(1795-1839) Linh Mục
Tử đạo ngày 21 tháng 12 (x. Tr 74)
Xử Trảm
“Ta hãy chịu khó ít nữa để ta được gặp CHA CẢ”
Thánh An-rê Dũng sinh năm 1795 tại trấn Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh. Khi cha mẹ vào Kẻ Chợ, cậu Dũng cũng theo vào và xin vào Đạo. Cậu ở nhà xứ với cha Chính Lan, bề trên tiểu chủng viện Kẻ Vĩnh.
An Dũng sáng dạ, xem từ gì hai lần là thuộc. Cậu học thông chữ Nho và tiếng Lating. Tính tình cậu hòa nhã, vui vẻ và lịch thiệp nên được nể trọng. Cậu học ở chủng viện 3 năm và chịu chức Linh Mục ngày 15/3/1823.
Cha An-rê Dũng giảng rất sốt sắng; công việc phân xử rạch ròi; cha lại cử xử nhẹ nhàng nên bổn đạo ai cũng khâm phục.
Cha lập xứ Kẻ Sui, được 7, 8 tháng thì bị bắt giải lên quan phủ. Ngài được tổng Thìn chạy án, Cha được tha về và đổi tên là Lạc.
Ngày 10/10/1839, Cha lại bị quan huyện bắt lần nữa. Và ngày 16/11/1839, Cha bị đưa ra bãi ngoài cửa ô Cầu Giấy. Khi hiệu lệnh chưa dứt, thì lý hình đã xử trảm vị chứng nhân đức tin Trần An Dũng (Lạc).
50
Thánh Phê-rô TRƯƠNG VĂN THI
(1763-1839) Linh Mục (Xử Trảm)
Tử đạo ngày 21 tháng 12 (x. Tr 230)
Cha Thi là người rất nhân đức và sống khó nghèo. Cha dâng thánh lễ cách nghiêm trang, sốt sắng
Thánh Phê-rô Thi sinh năm 1763, tại xứ Kẻ Sở, Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Dù gia đình nghèo, nhưng cha mẹ ngài có lòng đạo đức và sốt sắng.
Khi lên 12 tuổi, cậu Thi đi chăn bò cho dòng Mến Thánh Giá Kẻ Đầm, các nữ tu thấy cậu có đức tính tốt nên xin cha xứ cho vào nhà xứ nuôi. Cậu Thi ngày càng thêm sốt sáng và nhân đức nên được cho vào nhà trường học hành và làm Thầy Giảng.
Chẳng bao, Bề Trên gọi thầy vào chủng viện và ngài chịu chức Linh Mục ngày 22/3/1806. Cha Thi được cử đi coi xứ Sông Chảy, tỉnh Phú Thọ và ở đó 27 năm.
Cha Thi là người nhân đức và sống khó nghèo. Cha dâng lễ cách nghiêm trang, sốt sắng; rất hiền lành và khôn ngoan.
Năm 1833, khi được 70 tuổi, Cha đổi về xứ Kẻ Sông, được 7 năm thì Cha bị bắt với cha An Dũng. Ngày 16/11/1839, Cha bị đưa ra bãi ngoài cửa ô Cầu Giấy và lãnh án xử trảm.
51
Thánh Đa minh VŨ ĐÌNH TƯỚC
(1775-1839) Linh Mục
Tử đạo ngày 2 tháng 4 (x. Tr 284)
Chết vì bị đánh trọng thương
Bình tĩnh trong giờ hấp hối, Cha cảm tạ Chúa đã cho Cha được chịu đau khổ vì Đạo.
Thánh Đa Minh Tước sinh năm 1775, tại làng Trung Lao, tỉnh Nam Định. Chú Tước gia nhập Nhà Đức Chúa Trời và tiếp tục tu học để thụ phong Linh Mục.
Sau khi thụ phong Linh Mục, cha Tước gia nhập dòng Đa Minh và khấn trọng thể ngày 18/4/1812. Ngài được bổ nhiệm coi sóc họ đạo Xương Điền, thuộc giáo phận Đông Đàng Ngoài. Cha hăng say phục vụ các linh hồn.
Ngày 2/4/1839, khi cha Tước đang dâng lễ thì bị quan bát phẩm Phan cùng với gia nhân bao vây lục xét và dẫn cha về Cẩm Hà. Các tín hữu biết chuyện nên tính đến chuyện giải thoát cho Cha.
Hai bên xô xát, trong lúc hỗn loạn, một tên bộ hạ của ông Phan, rút gươm chém mạnh và đầu cha Tước, khiến cha ngã gục xuống đất. Đám tôi tớ và tên Phan bỏ chạy.
Vết thương trầm trọng, máu ra nhiều, cha thì thào kêu Danh Thánh Giê-su rồi an nghỉ trong Chúa, ngày 2/4/1839.
52
Thánh Phê-rô NGUYỄN VĂN HIẾU
(1783-1840) Thầy Giảng
Tử đạo ngày 28 tháng 4 (x. Tr 116)
Xử Trảm
“Chẳng thà chịu mọi sự khốn khó, chứ chẳng lỗi nghĩa cùng Đức Chúa Trời”
Thánh Phê-rô Hiếu sinh năm 1783, ở làng Đồng Chuối. Ngài vào Nhà Đức Chúa Trời và được lên bậc Thầy Giảng. Thầy được sai đi giúp các cha ở xứ Phúc Nhạc.
Thầy Hiếu có tính hiền lành, có lòng đạo đức, chịu khó khuyên bảo giáo dân lãnh nhận bí tích Thánh Thể và xức dầu.
Ngày 24/8/1837, Thầy bị bắt ở Đông Biên và bị giam ở tỉnh Ninh Bình. Thầy bị tra tấn nhiều lần, dù các quan có bày mưu, dỗ dành hay đe nẹt thế nào mặc lòng, Thầy vẫn vững vàng chẳng chịu bước qua Thập Giá. Ngài chẳng thà chịu mọi sự khốn khó, chứ chẳng lỗi nghĩa cùng Đức Chúa Trời.
Khi quân lính lôi ngài qua Thập giá, ngài cất tiếng phân bua cho mọi người biết rằng: lính lôi ngài đi chứ chẳng phải ngài bước qua đâu. Lại khi qua Ảnh Thánh, thì ngài co chân lên, kẻo chạm tới Ảnh.
Ngày 28/4/1840, Tại pháp trường cạnh chân núi Cánh diều, Thầy bị trảm quyết, cùng với cha Khoan và thầy Thanh.
53
Thánh Phao-lô PHẠM KHẮC KHOAN
(1771-1840) Linh Mục
Tử đạo ngày 28 tháng 4 (x. Tr 140)
Xử Trảm
“Sống chết tôi không bỏ đạo”
Thánh Phao-lô Khoan sinh năm 1771 tại làng Diên Mậu, xứ Hảo Nho, tỉnh Ninh Bình. Khi là Thầy Giảng, Thầy được bề trên giao cho cai quản xứ Kẻ Vĩnh. Khi là Linh Mục, ngài được sai coi sóc xứ Phúc Nhạc.
Cha thường nhắc nhở giáo hữu về phép công bằng và nhân đức sạch sẽ. Vì ai giữ tốt hai điều đó, sẽ được rỗi linh hồn.
Ngày 24/8/1837, Cha bị bắt, giải lên tỉnh và giam gần hai năm. Khi bị bắt cha Khoan đã 68 tuổi. Tuy già yếu và bị tra tấn mấy đợt, chịu khổ sở mọi đàng, nhưng Cha không sờn lòng, chẳng hề dao động.
Đến ngày 22/1/1839, có chỉ vua Minh Mạng ra, truyền cho các quan lại phải ra sức làm sao cho cha bỏ đạo. Quan gọi Cha lên và dụ dỗ, nhưng cha nói: “Tôi biết quan lớn thương tôi, nhưng tôi không thể vâng lời vua được. Xin cho tôi biết sớm ngày tôi bị xử, để tôi liệu việc riêng tôi mà từ giã thế gian”. Ngày 28/4/1840, Cha bị xử trảm tại pháp trường gần chân núi Cánh Diều.
54
Thánh Gio-an Baotixita ĐINH VĂN THANH
(1796-1840) Thầy Giảng
Tử đạo ngày 28 tháng 4 (x. Tr 220)
Xử Trảm
“Quan lớn muốn bắt tôi bỏ Đạo thì tôi bằng lòng chịu chết”
Thánh Gio-an Baotixita Thanh sinh năm 1796 tại làng Nộn Khê, xứ Hảo Nho, tỉnh Ninh Bình. Cha mẹ không có Đạo, năm 18 tuổi cậu Thanh được rửa tội, sau đó ngài gia nhập hội Thầy Giảng, bề trên sai ngài đi giúp cha Khoan ở xứ Phúc Nhạc.
Thầy Thanh có đức vâng lời, không hề làm sai ý bề trên bao giờ. Cha Khoan giao Thầy giữ việc ở trại Đông Biên, vì thấy Thầy siêng năng lại có tài riêng nữa.
Ngày 24/8/1837, thầy Thanh bị bắt tại Đông Biên, cùng với cha Khoan và thầy Hiếu. Cả ba vị bị giải lên tỉnh Ninh Bình.
Thầy Thanh hằng giữ lòng khiêm nhường. Khi bị tra hỏi, Thầy trả lời: “Bẩm quan lớn, quan lớn thương thì tôi sống, bằng quan lớn bắt tôi bỏ Đạo thì tôi bằng lòng chịu chết. Còn Đạo thì tôi chẳng bỏ”.
Bấy giờ quan truyền đánh đòn, thầy bằng lòng chịu, chẳng mở miệng kêu một lời gì. Ngày 24/4/1840. Tại pháp trường gần chân núi Cánh Diều, Thầy lãnh án xử trảm.
55
Thánh Giu-se NGÔ DUY HIỂN
(1769-1840) Linh Mục (OP)
Tử đạo ngày 9 tháng 5 (x. Tr 114)
Xử Trảm
“Tôi thờ lạy Chúa, một Thiên Chúa, có lẽ nào tôi bước qua ảnh Ngài”
Thánh Giu-se Hiển sinh năm 1769, tại làng Quần Phương Hạ, tỉnh Nam Định. Chú Hiển lớn lên trong bầu khí đạo đức và dâng mình vào Nhà Đức Chúa Trời khá sớm. Chú thực hành đời sống thiêng liêng nhiệm nhặt, chuyên cần học tập và giúp việc cho Đức Cha Delgado Y rất nhiệt thành.
Mãn chương trình thần học, thầy chịu chức Linh Mục. Cha Hiển tuyên khấn trọng thể trong dòng Đa Minh ngày 12/10/1812 và được gởi đi du học ở Manila nhiều năm.
Khi học xong chương tình, ngài trở về Việt Nam và coi sóc xứ Hưng Nghĩa, Trung Thành và Cao Mộc.
Cha là người hết sức tận tâm, đức hạnh, giữ nghiêm chỉnh các giờ kinh và nguyện ngắm, cùng khuyên các tín hữu siêng năng dọn mình đón nhận các bí tích.
Đêm 20/12/1839, Cha bị bắt khi vừa dâng lễ xong. Cha bị đánh 40 roi và đóng gông rất nặng. Ngày 9/5/1840. Tại pháp trường Nam Định, Cha lãnh án xử trảm.
56
Thánh Lu ca VŨ BÁ LOAN
(1756-1840) Linh Mục
Tử đạo ngày 5 tháng 6 (x. Tr 152)
Xử Trảm
“Phúc tử đạo tôi ước ao đã lâu, mà bây giờ đã gần được thì lấy làm mừng rỡ lắm”
Thánh Lu ca Loan sinh năm 1756 tại Trại Bút, xứ Bái Vàng, tỉnh Hà Nam. Từ bé, cậu Loan được vào nhà xứ. Cậu chịu chức Linh Mục vào thời Tây Sơn.
Cha Loan ăn ở đạo đức, khôn ngoan. Ngài thường khuyên con chiên làm việc lành. Năm 1829, cha coi sóc Kẻ Sở. Cha tận tình coi sóc xứ đạo, chu toàn mọi việc bổn phận.
Ngày 6/12/1840, Cha bị hai tên Cang và Kiểng, phạm tội thâm lạm công quỹ, bị án giảo giam hậu, muốn lập công đền tội nên bắt Cha nộp cho quan, đang khi cha đang ở tuổi 84.
Quan dụ dỗ bước qua Thập Giá, Cha trả lời: “Tôi già thế này mà còn ham sống sợ chết sao”. Bổn đạo đến thăm cha nói: “Phúc tử đạo tôi ước ao đã lâu, mà bây giờ đã gần được thì lấy làm mừng rỡ lắm”.
Sáng ngày 5/6/1840, Cha bị xử trảm ở cửa ô Cầu Giấy. Cha là người lớn tuổi nhất trong 118 vị Tử Đạo, (84 tuổi).
57
Thánh Tô-ma VŨ QUANG TOẢN
(1764-1840) Thầy Giảng
Tử đạo ngày 27 tháng 6 (x.Tr 254)
Chết trong ngục
“Nếu ăn mà phải xuất giáo thì tôi không bao giờ ăn cả”
Thánh Tô-ma Toán sinh năm 1764, tại làng Cần Phán, tỉnh Thái Bình. Ngài vừa là hội viên dòng Ba Đa Minh vừa là Thầy Giảng có uy tín trong việc truyền giáo ở Trung Linh.
Ngày 16/12/1839, Thầy bị bắt và bị giải về phủ Xuân Trường, tại đây, vì không chịu nổi tra tấn, nên ngày 19/1/1840, Thầy đã bước qua Thập Giá. Không tin lắm, nên lần khác, quan cho hai người đã bỏ Đạo đến khóc lóc thảm thiết, xin Thầy giúp, nếu Thầy không chịu bỏ Đạo thì họ sẽ bị chém đầu. Và họ còn nói nhiều lời xúc phạm đến Chúa. Để họ khỏi nói những lời xúc phạm, Thầy lại bước qua Thập Giá lần nữa. Sau đó Thầy ăn năn khóc lóc vì hành vi dại dột của mình. Khi đối diện với quan tổng đốc, Thầy đã tuyên xưng Đạo Chúa cách uy hùng, nên Thầy bị đánh một trận đòn nhừ tử, bị phơi nắng, không cho ăn, không cho uống; bị sỉ vả, chửi mắng. Bởi thế, ngày 27/6/1840, Thầy đã an nghỉ trong Chúa.
58
Thánh An-tôn NGUYỄN HỮU QUỲNH
(1768-1840) Trùm Họ
Tử đạo ngày 10 tháng 7 (x. Tr 208)
Xử Giảo
“Thà chết chứ không chối Chúa, dù chỉ trong giây lát”
Thánh An-tôn Quỳnh sinh năm 1768, tại làng Mỹ Hương, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Cậu là con ông An-tôn Hiệp và bà Madalena Lộc. Theo gia phả, cậu là cháu đời thứ 15 của công thần Nguyễn Trãi. Ngài là con thứ năm nên gọi là Năm Quỳnh.
Năm 1800, anh Quỳnh đi lính cho Nguyễn Ánh, với chức Vệ Úy; sau hai năm giải ngũ, về quê học thêm nghề thuốc và trở thành một lang y nổi tiếng.
Dấn thân phục vụ Giáo Hội, ông Năm Quỳnh nhận làm Trùm Họ làng Mỹ Hương, phụ trách việc dạy giáo lý trong hạt. Ông dạy dỗ con cái yêu mến Giáo Hội và trung kiên với niềm tin.
Ngày 10/7/1840, ông được dẫn ra pháp trường. Ông nằm xuống trên chiếu đã trải sẵn, ông giang tay như ra như Chúa trên thập giá và lính thi hành án xử giảo. Trên bia mộ có khắc:
“Nghĩa khí nêu cao trên đất nước,
Oai linh phù hộ khắp non sông”.
59
Thánh Phê-rô NGUYỄN KHẮC TỰ
(1808-1840) Thầy Giảng
Tử đạo ngày 10 tháng 7 (x. Tr 278)
Xử Giảo
“Bẩm quan lớn, tôi thà chết còn hơn chối Đạo”
Thánh Phê-rô Tự sinh năm 1808, tại tỉnh Ninh Bình. Thầy dâng mình phục vụ theo bậc Thầy Giảng ở giáo phận Tây Đàng Ngoài. Năm 1828, Thầy về giúp cha Bo-ri-e Cao.
Thầy Tự bị bắt cùng với cha Bo-ri-e Cao tại Bố Chính, bị đóng gông và giải về Đồng Hới. Tại công đường, vì từ chối đạp lên Thánh Giá nên bị đánh 20 roi. Lần khác, Thầy nói: “Bẩn quan lớn, tôi thà chết còn hơn chối Đạo”. Do đó một trận đòn dữ dội đổ xuống, rồi bị phơi nắng trọn ngày.
Mười ngày sau, quan nhẹ giọng dụ dỗ, nhưng Thầy cương quyết từ chối, nên bị đánh đòn và nhốt trong hầm rắn độc. Dầu vậy, Thầy vẫn không hề hấn gì.
Sự bình an lớn nhất của thầy Tự là được giam chung với cha Cao. Tấm gương sáng của cha đã nâng đỡ niềm tin của Thầy.
Ngày 10/7/1840, tại pháp trường Đồng Hới, thầy Tự nằm xuống để lính thi hành án xử giảo, dưới triều vua Minh Mạng.
60
Thánh Đa Minh VŨ ĐỨC TRẠCH
(1793-1840) Linh Mục (OP) (Xử Trảm)
Tử đạo ngày 18 tháng 9 (x. Tr 256)
“Xin hai Cha nghỉ lại bình an, con đi lĩnh phần thưởng trước, ít nữa chúng ta sẽ gặp nhau trên Nước Trời”
Thánh Đa Minh Trạch sinh năm 1793, tại họ Ngoại Vối, tỉnh Nam Định. Ngài ở với cha xứ từ nhỏ. Dưới thời vua Gia Long, ngài được học đầy đủ chương trình chủng viện và thụ phong Linh Mục năm 1823. Năm sau cha xin vào dòng Đa Minh và tuyên khấn ngày 3/6/1825.
Cha coi xứ Quần Cống, rồi về Lục Thủy để dưỡng bệnh và linh hướng cho chủng sinh. Năm 1839, Cha bị bắt ở Ngọc Cục, nhưng được dân làng chuộc về. Từ đó, Cha ở nhà ông lang Thiện và ông trùm Bảo ở Trà Lũ.
Ngày 11/4/1840, khi lên thăm cha Vinh và cha Thân ở Ngưỡng Nhân, Cha bị bắt và bị giải về phủ Xuân Trường, rồi bị giải tiếp về Nam Định. Quan hứa trả tự do cho cha nếu Cha bước qua Thánh Giá, nhưng Cha trả lời: “Nếu quan muốn sự sống đời đời, xin quan kính lạy Thánh Giá này”. Quan nổi giận tát vào mặt Cha. Ngày 18/9/1840, tại pháp trường Bảy Mẫu, Cha bị xử trảm.
61
Thánh Phao-lô NGUYỄN NGÂN
(1790-1840) Linh Mục
Tử đạo ngày 8 tháng 11 (x. Tr 184)
Xử Trảm
“Đức Cha Du khen cha Ngân là người tốt, chịu khó làm các phần việc của mình”
Thánh Phao-lô Ngân sinh năm 1790, tại họ Cự Khánh, xứ Kẻ Biền, tỉnh Thanh Hóa. Sau khi chịu chức Linh Mục. Cha được sai đi giúp nhiều xứ.
Trong khi coi xứ Phúc Nhạc và các họ xung quanh, Cha bị bệnh và phải về Nhà Chung Kẻ Vĩnh tịnh dưỡng khoảng 7,8 năm. Khi khỏi bệnh, Cha giúp xứ Trình Xuyên 3 năm, rồi xuống xứ Kẻ Báng giúp cha Nghi.
Cha Ngân là người tốt, chịu khó làm các phần việc của mình.
Sáng ngày 30/4/1840, Cha bị bắt cùng với cha Nghi và bị giam ở Trại Lá. Tại đây, quan liên tục tra tấn và bắt Cha bước qua Thánh Giá, nhưng Cha không làm.
Ngày 14/10/1840, tổng đốc Trịnh Quang Khanh tuyên án tử hình và gửi về Kinh xin vua Minh Mạng châu phê. Nhận được tin đó, Cha không cho ai vào thăm nữa, cũng không nói chuyện với ai, chỉ lo đọc kinh cầu nguyện, xét mình xưng tội, cùng dọn mình chết. Ngày 8/11/1840, Cha lãnh án xử trảm.
62
Thánh Giu-se NGUYỄN ĐÌNH NGHI
(1793-1840) Linh Mục
Tử đạo ngày 8 tháng 11 (x. Tr 186)
Xử Trảm
“Bẩm ông lớn, chúng tôi xin ông lớn một lát gươm”
Thánh Giu-se Nghi sinh năm 1793, tại làng Hạ Hồi (Kẻ Vồi), xã Hà Hồi, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, Hà Nội.
Lúc còn nhỏ, cậu Nghi vào Nhà Đức Chúa Trời ở với cha Liêm, xứ Kẻ Vồi. Khi ngài học tiếng La tinh cùng làm Thầy Giảng, cũng về giúp cha Liêm. Ngài chịu chức năm 30 tuổi (1823).
Cha được cử đi giúp xứ Sơn Miêng một năm; lên giúp cha Hạnh, xứ Kẻ Bạc 4 năm; rồi xuống giúp cha Khoan, xứ Phúc Nhạc. Sau đó, Cha coi xứ Đa Phạn 10 năm, rồi đổi đi xứ Kẻ Báng, 2,3 năm thì bị bắt.
Cha Nghi có tính nghiêm trang, đức hạnh; Cha khéo léo khuyên bảo những người khô khan, cứng lòng để giúp họ ăn năn trở lại.
Ngày 30/4/1840, Cha bị bắt. Khi quan đòi Cha bước qua Thánh Giá, cha thưa vắn tắt: “Bẩm ông lớn, chúng tôi xin ông lớn một lát gươm”. Quan giận lắm, truyền đánh cha 50 roi. Ngày 8/11/1840, Cha được như ý.
63
Thánh Martino TẠ ĐỨC THỊNH
(1760-1840) Linh Mục
Tử đạo ngày 8 tháng 11 (x. Tr 240)
Xử Trảm
Trong lao tù, ban ngày Cha bị mang gông, xích xiềng; tối bị cùm chân
Thánh Martino Thịnh sinh năm 1760, tại làng Kẻ Sét, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ngài là con thứ 8, trong gia đình 9 anh chị em. Năm lên 18 tuổi, gia đình muốn anh kết hôn với một thiếu nữ thùy mỵ và đạo hạnh, nhưng anh xin hoãn lại. Sau đó, anh quyết định xin vào chủng viện và thụ phong Linh Mục.
Cha Thịnh làm thư lý cho Đức Cha Longer Gia; sau đó làm mục vụ tại xứ Ba Làng, Đồng Chuối và 20 năm phục vụ xứ Nam Sang. Sau cùng Cha làm chính xứ Kẻ Trình. Cha Thịnh sống thọ đến 80 tuổi nhưng vẫn nghiêm túc giữ luật Hội Thánh.
Ngày 30/5/1840, Cha bị bắt, giải về Trại Lá, Nam Định. Suốt 6 tháng trong lao tù, ban ngày Cha phải mang gông, xích xiềng; ban đêm thì bị cùm chân. Nhiều lần bị điệu ra công đường, bị buộc bước qua Thập Giá, nhưng Cha vẫn bền chí, tin tưởng và nhẫn nhục chịu roi đòn. Ngày 8/11/1840. Tại pháp trường Bảy Mẫu, Cha lãnh án xử trảm.
64
Thánh Martino TRẦN NGỌC NHO
(1787-1840) Nông Dân
Tử đạo ngày 8 tháng 11 (x. Tr 242)
Xử Trảm
“Sống công bằng chưa đủ, phải có bác ái nữa”
Thánh Martino Nho, sinh năm 1787, tại làng Kẻ Báng, huyện Vũ Bản, tỉnh Nam Định. Trong chức vụ thu thuế, ngài sống thanh liêm, không nhận hối lộ, cũng không quỵ lụy cấp trên. Ngài còn làm ruộng, ươm tơ và nuôi tằm. Kiếm được thêm tiền, ông giúp đỡ người nghèo hoặc đóng góp vào việc chung trong làng và giáo xứ.
Dưới thờ vua Minh Mạng, khi lệnh cấm Đạo được thi hành triệt để, gia đình ông Nho vẫn kiên tâm sống Đạo; vẫn đón Linh Mục, Thầy Giảng và giữ ảnh tượng thánh trong nhà.
Khi quan quân thi hành lệnh triệt phá nhà thờ, nhà nguyện, nhà xứ và các cơ sở tôn giáo, ông Nho đứng ra nhận nhà xứ Kẻ Bàng, đưa vợ con và nông cụ vào sống trong nhà xứ để bảo vệ nhà xứ khỏi bị phá.
Ngày 30/5/1840. Ông Nho bị bắt vì tội chứa chấp đạo trưởng, tại Kẻ Báng, rồi bị giải về trại giam Nam Định.Ngày 8/11/1840, tại pháp trường Bảy Mẫu, Ngài bị xử trảm.
65
Thánh Simon PHAN ĐẮC HÒA
(1774-1840) Trùm Họ và Lang y (Xử Trảm)
Tử đạo ngày 12 tháng 12 (x. Tr 120)
“Ông Trùm hết lòng lo lắng cho các giáo hữu hồn an xác mạnh, chống thói xấu cờ bạc, rượu chè”
Thánh Simon Hòa sinh năm 1774, tại làng Mai Vĩnh, xã Mông Thôn, tỉnh Thừa Thiên. Cha mẹ ngài là người không có Đạo. Chú Hòa đón nhận phép rửa năm lên 12 tuổi, lấy tên thánh bổn mạng là Simon.
Cậu Hòa sáng trí và chuyên cần; được học chữ Nho, rồi đi giúp các Linh Mục. Thấy chú Hòa khôn ngoan, đạo đức, các cha chọn và gửi vào chủng viện học tiếng La tinh. Do ngăn trở về phía gia đình, nên cha bề trên khuyên trở về nhà, sau đó ngài theo học đông y và lập gia đình.
Gia đạo êm ấm, sinh được 12 người con. Các cha thấy ông Hòa ăn ở tốt lành, nên gương sáng cho mọi người nên đặt ông làm trùm họ. Ông hết lòng lo lắng cho các giáo hữu hồn an xác mạnh; chống thói xấu cờ bạc, rượu chè.
Tối ngày 13/4/1840, ngài bị bắt, giải về Quảng Trị giam hai tháng, sau đó, đưa về Huế. Ngày 12/12/1840, tại pháp trường Chợ An Hòa, ông Trùm đã thụ án xử trảm.
66
Thánh A-nê LÊ THỊ THÀNH
(1781-1841) Giáo Dân
Tử đạo ngày 12 tháng 7 (x. Tr 222)
Chết trong tù
“Không bao lâu nữa, mẹ con chúng ta sẽ đoàn tụ trên nước thiên đàng”
Thánh nữ A-nê Thành sinh năm 1871, tại làng Bái Điền, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Song thân là đạo gốc, gia đình khá giả, nhưng không có con trai nối dòng, thân phụ cưới vợ hai, nên bà mẹ mang hai cô con gái là Thành và Thuộc đi lập nghiệp tại thôn Đông, xã Phúc Nhạc, tỉnh Ninh Bình.
Năm 17 tuổi, cô Thành kết hôn với anh Nguyễn Văn Nhất, sinh được 2 trai và 4 gái. Hai ông bà quan tâm nuôi dưỡng và giáo dục đức tin cho con cái. Đặc biệt bà Thành rất trọng những người dâng mình cho Chúa, cách riêng là các Linh Mục.
Sáng ngày 14/4/1841, Bà bị bắt vì tội che giấu Đạo Trưởng; bị đóng gông đưa về Nam Định. Vì chiếc gông nặng quá, nên Bà gục ngã nhiều lần trên đường đi.
Tại công đường, quan khuyên dụ ngọt ngào, tra tấn dã man, đánh đòn đến tan nát thân mình; lại còn cho rắn độc vào hai ống quần, cũng không lung lạc niềm tin của Bà.
Ngày 12/7/1841, Bà đã an nghỉ trong Chúa.
67
Thánh Phê-rô HOÀNG KHANH
(1780-1842) Linh Mục (Xử Trảm)
Tử đạo ngày 12 tháng 7 (x. Tr 134)
“Bảo tôi khai xưng là thầy thuốc, đến sau có ai cho lên làm đạo trưởng, thì còn ai nghe nữa”
Thánh Phê-rô Khanh sinh năm 1780, tại Hoa Duệ, tỉnh Nghệ An. Song thân sống nhân đức, chuyên nghề buôn bán, nên dời gia đình về sống ở làng Lương Khế, phủ Anh Sơn, huyện Thanh Chương, Nghệ An.
Năm 22 tuổi, chú Khanh ao ước dâng mình cho Chúa để làm Thầy Giảng, vào phụ giúp cha già Đạt trong nhà xứ. Sau này, Thầy xin vào chủng viện và thụ phong Linh Mục năm 1820.
Cha Khanh là người thương yêu giáo dân, hay giúp đỡ người nghèo khó túng cực trong các xú đạo Trại Lê, Thuận Nghĩa, Thọ Kỳ, Làng Truông, Ngàn Sâu. Ngài đặc biệt vun trồng ơn gọi tu trì. Ngài có 8 người con linh tông làm Linh Mục.
Ngày 29/1/1842, Cha bị bắt ở Ngàn Sâu. Bị giam trong ngục; mang gông, bị xiềng, bị cùm, nhưng Cha vẫn sốt sắng đọc kinh, cầu nguyện và giúp đỡ các bạn tù.
Ngày 12/7/1842, tại pháp trường Cồn Cổ, Vị Chứng Nhân đức tin đã bị xử trảm.
68
Thánh Matthêu LÊ VĂN GẪM
(1813-1847) Thương Gia
Tử đạo ngày 11 tháng 5 (x. Tr 104)
Xử Trảm
“Chẳng thà là chết, tôi cam chịu, chứ chẳng bỏ Đạo tôi giữ từ bé đến lớn”
Thánh Mattheu Gẫm sinh năm 1813, tại họ đạo Tắt, làng Long Đại, xứ Gò Công, tỉnh Biên Hòa. Ngài là trưởng nam trong một gia đình có 6 người con. Năm 15 tuổi, ngài gia nhập chủng viện Lái Thiêu, nhưng vài tháng sau, cha mẹ ngài đến xin ngài trở về phụ giúp việc nuôi các em.
Năm 1833, ngài lập gia đình; vợ chồng sống chan hòa êm ấm và sinh được 4 người con. Ông có một chiến ghe bầu lớn và rành nghề sống nước. Ngài không sợ nguy hiểm đi dón Đức Cha Lefèbre Ngãi, thừa sai Pierre Lộ, 3 chủng sinh, cùng chuyên chở ảnh tượng, đồ thờ tự, rượu lễ, sách vở tôn giáo. Trên đường về thì Ngài bị bắt.
Hơn 20 ngày bị thẩm vấn, tấn khảo hai ba chục roi, nhưng ngài vẫn kiên trì trong niềm tin. Quan kết tội buôn bán lậu, chở lén người Tây, sách Tây.
Ngày 11/5/1847, tại pháp trường chợ Da Còm (Chợ Đũi), Thương Gia Gẫm lãnh án xử trảm.
69
Thánh Augustin Schoeffler ĐÔNG
(1822-1851) Linh mục (MEP)
Tử đạo ngày 1 tháng 5 (x. Tr 98)
“Hãy về nói với anh chị em, đừng lo sợ gì hết, dù thế nào tôi cũng không khai một ai cả”
(Xử trảm)
Thánh Augustino Schoeffler Đông sinh ngày 21/11/1822, tại giáo phận Nancy, Pháp. Ngài là con cả trong gia đình 6 anh em. Ngài gia nhập Hội Thừa Sai Paris và thụ phong Linh Mục ngày 29/5/1847.
Năm 1848, Ngài đến Hà Nội, nhận bài sai mục vụ tại xứ Đoài, thuộc giáo phận Tây Đàng Ngoài. Cha tích cực hoạt động truyền giáo, số người rửa tội ngày càng nhiều.
Tháng 4 năm 1851, khi đi giảng Mùa Chay ở xứ Bầu Nọ, Cha bị bắt, cùng với cha Phượng và hai Thầy Giảng.
Vì ông tổng Tuần muốn nhận tiền chuộc, Cha nói: “Nếu ông quyết đòi tiền chuộc, thì hãy thả 3 người này, vì chính họ mới biết chỗ giấu tiền”. Ông ta liền cho 3 người kia về, nhưng các ngài không trở lại. Tức giận vì bị lừa, nên ông giải Cha lên tỉnh Sơn Tây. Dù bị thẩm vấn nhiều lần nhưng Cha kiên quyết không đạp lên Thánh Giá.
Ngày 1/5/1851, tại pháp trường Năm Mẫu, Cha chịu xử trảm.
70
Thánh Jean Louis Bonnard HƯƠNG
(1824-1852) Linh mục (MEP)
Tử đạo ngày 1 tháng 5 (x. Tr 124)
“Tôi chẳng sợ đòn, cùng chẳng sợ chết. chẳng lẽ tôi sang giảng đạo bên An-nam mà tôi lại bước qua Thập Giá, cùng bỏ đạo, thì ra gương xấu cho tín hữu”
(Xử trảm)
Thánh Jean Bonnard Hương sinh năm 1824, tại một làng thuộc tỉnh Lyon, Pháp. Năm 20 tuổi, ngài vào chủng viện của Hội Thừa Sai Paris và thụ phong Linh Mục.
Tháng 5/1850, ngài đến giáo phận Tây Đàng Ngoài, học tiếng Việt và lấy tên Việt là Hương. Sau đó được sai đi coi sóc xứ Kẻ Báng và Kẻ Trình.
Mùa Chay năm 1852, Cha bị bắt ở làng Bối Xuyên khi vừa dâng lễ xong. Và bị giải lên Nam Định.
Khi quan hỏi đi đi hỏi lại nhiều lần và đe dọa đánh nếu không khai. Cha nói: “Quan đánh thì quan cứ đánh, nhưng mà đừng nghĩ tôi nói điều gì làm hại đến bổn đạo”.
Ngài đã viết thư cho song thân, để an ủi các ngài: “Cha mẹ chẳng nên khóc thương con làm gì, khi xem thư này hoặc là có động lòng thương, hãy lấy các lẽ Đạo mà an ủi mình”. Ngày 1/5/1852, Cha bị xử trảm và bị ném xuống sông. Các tín hữu vớt lên và Đức Cha cho táng xác Cha trong vườn.
71
Thánh Philipphê PHAN VĂN MINH
(1815-1853) Linh Mục (Xử Trảm)
Tử đạo ngày 3 tháng 7 (x. Tr 170)
“Lạy Đức Giê-su, xin cho con sức mạnh và can đảm chịu khổ hình để vinh danh Ngài.Lạy Mẹ Ma-ri-a xin nâng đỡ con”
Thánh Philipphe Minh sinh năm 1815, tại Cái Mơn, huyện Mỏ Cày, tỉnh Vĩnh Long. Ngài là con thứ 12 trong một gia đình công giáo đạo hạnh có 14 anh em.
Năm lên 13 tuổi, sau khi lãnh nhận bí tích Thêm Sức, ngài đến xin Đức Cha Taberd Từ, gia nhập chủng viện Lái Thiêu. Thầy Minh thông thạo tiếng La tinh, tiếng Pháp, chữ Quốc Ngữ và chữ Nho.
Khi học xong ở chủng viện Penang (Malaysia), ngài về Việt Nam và cuối năm 1846, Ngài chịu chức Linh Mục. Cha được sai đi chăm sóc các tín hữu từ họ đạo Mặc Bắc đến tận Nam Vang (Campuchia).
Một hôm quan lớn cho bắt ông bà trùm Lựu đánh đập, hai người con là Danh và Nhiên kêu khóc thảm thiết, nên Cha ra trình diện. Cha bị bắt và giam ở khám đường Vĩnh Long.
Ngày 3/7/1853, Cha chịu xử trảm tại pháp trường. Năm 1960, hài cốt của ngài đưa về nhà thờ Đức Bà Sài Gòn.
72
Thánh Giu-se NGUYỂN VĂN LỰU
(1789-1854) Trùm Nhất họ Mặc Bắc
Chết trong tù
Tử đạo ngày 2 tháng 5 (x. Tr 156)
“Ông có biệt tài hòa giải các cuộc cãi vã, tranh chấp trong làng hay trong họ đạo.”
Thánh Giu-se Lựu sinh năm 1789, tại họ Cái Nhum, huyện Chợ Lách, tỉnh Vĩnh Long, trong một gia đình đạo đức, sốt sắng thờ phượng Chúa. Năm lên 10 tuổi, cậu và 4 em theo cha mẹ định cư ở Mặc Bắc.
Cậu Lựu lập gia đình và sinh được 7 người con. Vì chuyên cần giữ Đạo, nên ông Lựu được tín nhiệm bầu làm Trùm Nhất họ Mặc Bắc. Với tính điềm đạm, từ tốn, khoan dung, ông có biệt tài hòa giải các cuộc cãi vã, tranh chấp; ngoài ra ngài còn tiên liệu để các thừa sai có nơi trú ẩn, nương thân.
Trong họ đạo có mấy tên rượu chè, cờ bạc, muốn nhận tiền thưởng nên tố cáo họ đạo chứa chấp Đạo Trưởng. Đêm ngày 26/2/1853, quan quân vây nhà ông Lựu, họ bắt Cha Minh và ông Trùm giải về tỉnh Vĩnh Long.
Trong chốn lao tù, bị tra tấn, dụ dỗ, dọa nạt ông Trùm vẫn tuyên xưng Đạo Thánh, vì tuổi già sức yếu, lại thêm bệnh, đêm 2/5/1854, ông Trùm trút hơi thở cuối cùng.
73
Thánh An-rê NGUYỄN KIM THÔNG
(1790-1855) Trùm Họ
Tử đạo ngày 15 tháng 7 (x. Tr 244)
Chết trên đường đi đày
“Các con cứ để thánh ý Chúa được thực hiện”
Thánh An-rê Thông sinh năm 1790, tại Gò Thị, xã Xuân Phương, huyện tuy Phước, tỉnh Bình Định. Ngài là con thứ tư trong gia đình. Gia đình ông có một linh mục Nguyễn Kim Thủ và sơ Anna Nguyễn Thị Nhường.
Ông Thông được hàng xóm tín nhiệm bầu làm Lý Trưởng và Trùm Họ, để chăm lo làng xóm và xứ đạo. Bị người cháu ngang tàng và phóng đãng tố cáo, ông bị bắt cùng với 4 giáo sĩ khác, bị giam ở Bình Định.
Tại công đường, quan tỉnh khuyên ông Trùm giẫm chân lên Thập Tự cách kín đáo, rồi đi xưng tội cho xong. Nhưng ông Trùm nghiêm nghị đáp: “Không, Thập Giá tôi thờ kính mà giẫm lên sao được”.
Sau 3 tháng tù, ông Trùm lãnh án phát lưu vào Vĩnh Long. Vì tuổi già sức yếu, đường lưu đày xa xăm, lại thêm gánh nặng gông xiềng, nên hành trình lưu đầy gặp nhiều khó khăn.
Ngày 15/7/1855, khi đặt chân đến Mỹ Tho, ông Trùm đã qua đời.
74
Thánh Laurensô NGUYỄN VĂN HƯỞNG
(1802- 1856) Linh Mục (Xử Trảm)
Tử đạo ngày 27 tháng 4 (x. Tr 126)
“Còn với tổ tiên ông bà, chúng tôi hằng cầu nguyện và làm những việc lành phúc đức”
Thánh Laurenso Hưởng sinh năm 1802, tại xứ Kẻ Sải, xã Tụy Hiền, huyện Hoài Yên, Hà Nội. Năm lên 12 tuổi, cậu đến gặp cha Tuấn và Cha nhận cậu vào nhà xứ. Cha xứ ân cần nuôi nấng, dạy dỗ chú trong 3 năm, sau đó gửi cậu vào học tại chủng viện Vĩnh Trị.
Mãn trường, Thầy gia nhập hàng Thầy Giảng, đi giúp cha Duyệt ở xứ Bạch Bát (Ninh Bình). Thầy Hưởng sống giản dị, khiêm tốn, làm việc tận tụy bác ái. Cảm nghiệm từ cái nghèo của chính bản thân, nên nhiệt tình thương giúp người nghèo.
Sau đó Ngài chịu chức Linh Mục và được sai đi giúp các giáo hữu ở Giang Sơn, Lạc Thổ, Yên Lộc, Bạch Bát.
Năm 1855, Cha bị bắt khi đang trên thuyền đi ban bí tích.
Sau nhiều lần dụ dỗ, tra khảo, đánh đòn nhưng không thành công, quan gửi án về Kinh xin xử trảm. Ngày 27/4/1856, tại pháp trường Ninh Bình, Ngài lãnh án xử trảm.
75
Thánh Phao-lô LÊ BẢO TỊNH
(1793-1857) Linh Mục
Tử đạo ngày 6 tháng 4 (x. Tr 248)
Xử Trảm
“Linh hồn tôi là của Chúa, không có gì khiến tôi hy sinh nó được”
Thánh Phao-lô Tịnh sinh năm 1793, tại xã Trinh Hà, huyện Hoàng Hóa, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Lên 12 tuổi, cậu ở với cha Duệ, xứ Bạch Phát. Sau 3 năm, cậu được gửi vào chung viện Vĩnh Trị. Khi mãn khóa, bề trên cử Thầy làm giám thị và giáo sư chủng viện.
Thầy Tịnh thích đời sống ẩn tu, nên vào rừng sống. Sau khi nghe lời khuyên của cha Tấn, Thầy trở về chủng viện tiếp tục học thần học và dạy tiếng Latinh.
Thầy Tịnh lãnh sứ mạng truyền giáo tại Lào; sau đó ngài về Việt Nam. Mùa đông năm 1841, ngài bị bắt tại họ đạo Thạch Tổ, xứ Kẻ Đầm.
Năm 1849, Thầy chịu chức Linh Mục và được bổ nhiệm là giám đốc chủng viện Vĩnh Trị. Ngày 27/2/1857, Cha lại bị bắt lần nữa. Cha dành 37 ngày trong tù để củng cố đức tin cho những anh em tín hữu yếu đuối.
Ngày 6/4/1857, tại pháp trường Bảy Mẫu, Cha lãnh án xử trảm.
76
Thánh Micae HỒ ĐÌNG HY
(1808-1857) Quan Thái Bộc
Ngày tử đạo 22 tháng 5 (x. Tr 130)
Xử Trảm
“Tâu Bệ Hạ, nay hạ thần cam chịu mọi cực hình để nên giống Chúa Ki-tô”
Thánh Micae Hy sinh năm 1808, tại làng Nhu Lâm, phủ Thừa Thiên. Thân Phụ là quan đại thần Giu-se Hồ Đình Duyệt. Cậu Hy là con út trong gia đình có 12 anh em, (mất 7 còn 5). Năm 19 tuổi, được bổ nhiệm làm quan cửu phẩm; năm sau lập gia đình với cô Lucia Tân, sinh được 5 người con và có 3 người con ngoại hôn.
Quan Thái Bộc Hy được đặt làm trùm họ giáo đoàn tại kinh đô Huế. Năm 1865, ngài bị các quan lại khác vu khống âm mưu nổi loạn, bí mật giao tiếp với Tây Phương, nên bị bắt.
Tại công đường, chứng nhân Micae Hy bị cực hình tra tấn, mỗi lần bị đánh 60 roi. Vì quá đau đớn, ông lỡ lời khai tên một vài giáo hữu. Một số người trong họ xuất giáo, số còn lại trung kiên với đức tin và bị lưu đày. Ông khóc lóc, ân hận và cương quyết dùng máu mình để đền tội.
Sáng ngày 22/5/1857, tại pháp trường bên cầu An Hòa, Ngài lãnh án xử trảm.
77
Thánh Phê-rô ĐOÀN VĂN VÂN
(1780-1857) Thầy Giảng (Xử Trảm)
Ngày tử đạo 25 tháng 5 (x. Tr 290)
“Tôi chỉ là Thầy Giảng. Quan lớn cho tôi là đạo trưởng thì đó là do ý quan lớn chứ tôi không dám nhận”
Thánh Phê-rô Vân sinh năm 1780, tại làng Kẻ Bói, xứ Kẻ Sông, tỉnh Hà Nam. Chú Vân theo giúp cha Thi, về sau được gởi vào chủng viện. Năm 25 tuổi, thầy Vân nhận bằng Thầy Giảng và được sai về giúp xứ Bầu Nọ và Nỗ Lực.
Thầy sống hiền lành, hòa nhã, giàu lòng thương người, được để cử quản lý nhà xứ Bầu Nọ. Hai chức sắc có tiếng trong làng là ông Tương và ông Huống, đem tiền thuế của dân đem nướng hết ở sòng bài, đến xin thầy Vân giúp, Thầy từ chối, nên chúng tố cáo lên quan, nhà xứ có chứa chấp Đạo Trưởng.
Quan quân đến vây làng, không tìm được Đạo Trưởng nào. Mấy ngày sau hai tên đạo tặc kia bắt nộp Thầy cho quan, nói Thầy là Đạo Trưởng. Thầy bị bắt và giam ở Lâm Thao, 4 tháng.
Ngày 25/5/1857, tại pháp trường Sơn Tây, thầy Vân lãnh án xử trảm, với tội danh là “Gia-tô Đạo Trưởng”.
78
Thánh José Diaz SANJURJO – AN
(1818-1857) Giám Mục (OP) (Xử Trảm)
Tử đạo ngày 20 tháng 7 (x. Tr 42)
“Ngài tạ ơn Thiên Chúa đã tạo dựng và dẫn đưa ngài đến Đại Nam giảng Đạo; tạ ơn cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục”
Thánh José Sanjurjo An sinh ngày 26/10/1818, tại Tây Ban Nha. Ngài là con trai cả trong gia đình có 5 anh em. Ngài vào dòng Đa Minh và khấn dòng năm 1843 và thụ phong Linh Mục năm 1844.
Ngày 12/9/1845, ngài đến giáo phận Đông Đàng Ngoài, lấy tên Việt là An. Cha An được bổ nhiệm dạy học cho các chủng sinh tại chủng viện Nam Am (Hải Dương). Cha soạn cuốn văn phạm La tinh bằng tiếng Việt cho chủng sinh. Ngày 5/4/1849, ở tuổi 31, Cha được bổ nhiệm làm Giám Mục phó.
Năm 1854, khi tình hình tương đối yên ổn, Ngài tổ chức lễ trọng mừng kính thánh Đa Minh, tại Lục Thủy. Đông đảo giáo sĩ dòng và triều; các chủng sinh và nữ tu và hơn 20.000 tín hữu tham dự. Ngài còn triệu tập Hội Đồng giáo phận, tổ chức thi đua giáo lý giữa các giáo xứ.
Tháng 5/1857, Ngài bị bắt và bị giải về Nam Định. Ngày 20/7/1857, tại pháp trường Bảy Mẫu, Đức Cha lãnh án xử trảm.
79
Thánh Melchior Garcia SAMPEDRO – XUYÊN
(1821-1858) Giám Mục (OP) (Lăng Trì)
Tử đạo ngày 28 tháng 7 (x. Tr 304)
“Đức Cha một tay cầm sách nguyện, một tay giơ cao ban phép lành cho dân chúng”
Thánh Sampedro Xuyên sinh ngày 26/4/1821, tại Arrojo, tỉnh Oviedo, Tây Ban Nha. Gia đình thuộc dòng dõi quí tộc, nhưng đã sa sút. Năm 21 tuổi, thầy Sampedro học thần học ở chủng viện Oviedo; 3 năm sau xin vào dòng Đa Minh để được đi truyền giáo.
Sau năm tập, Thầy tuyên khấn và ngày 29/5/1847, thụ phong Linh Mục. Tháng 2/1849 ngài đến Việt Nam, lấy tên Việt là Xuyên. Tháng 3/1850, cha được đặt làm giám đốc chủng viện ở Cao Xá; tháng 7, được chọn làm đại diện Giám Tỉnh và năm 1852, được chọn làm Giám Mục phó.
Ngày 8/7/1858, tại Kiên Lao, Ngài bị bắt. Sau 20 ngày bị giam, Ngài bị án lăng trì tại pháp trường Bảy Mẫu.
Thủ cấp của Ngài thì bị bêu nơi cộng cộng 3 ngày; phần thân và hai chân được chôn ở hố sâu. Năm 1888, được đưa về quê hương Oviedo; nhưng tay phải để lại Bùi Chu; còn tay trái được đưa về Manila.
80
Thánh Phan-xi-cô NGUYỄN VĂN TRUNG
(1825-1858) Cai Đội
Xử Trảm
Tử đạo ngày 6 tháng 10 (x. Tr 264)
“Tôi có chết, bà bình an lo lắng săn sóc cho các con. Hãy hết lòng yêu thương các con”
Thánh Fx. Trung sinh năm 1825, tại làng Phan Xá, tỉnh Quảng Trị. Mồ côi cha sớm, cậu được người mẹ hiền từ, đạo đức nuôi dưỡng và dạy dỗ trong đức tin. Cậu Trung kết hôn và sinh được 4 người con.
Với chức vụ cai đội, cậu Trung và 11 bạn đồng ngũ trải qua một cuộc khảo thí. Các bạn, trừ cai đội Trung là không hối lộ cho quan khảo thí. Mọi người đều trúng tuyển, nhưng việc chia chác không đều nên xảy ra cãi vã. Sự việc đến tai vua Tự Đức, nên 12 người bị cầm tù.
Năm 1859, Pháp tấn công Đà Nẵng, vua cho các tù nhân: một là tiếp tục tù; hai là tòng quân giết giặc. Cai đội Trung tình nguyện đi giết giặc, nhưng vua bắt phải chà đạp Thánh Giá để biểu lộ lòng trung thành. Ông Trung không chịu nên bị tống vào ngục.
8 giờ tối ngày 6/10/1858, tại pháp trường gần chợ An Hòa, cai đội Trung lãnh bản án xử trảm.
81
Thánh Đa Minh ĐINH ĐỨC MẬU
(1794-1858) Linh Mục (OP)
Tử đạo ngày 5 tháng 11 (x. Tr 162)
Cha MẬU đã thanh thản tiến ra pháp trường nhận bản án trảm quyết vì Danh Chúa Ki-tô
Thánh Đa Minh Mậu sinh năm 1794, tại làng Phú Nhai, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Từ thưở nhỏ, cậu đã ước muốn dâng mình cho Chúa, nên đã chăm chỉ học hành và luyện tập nhân đức. Lớn lên cậu xin gia nhập chủng viện và kiên trì trong ơn gọi.
Mùa xuân năm 1829, sau khi thụ phong Linh Mục, Cha gia nhập dòng Đa Minh. Trải qua những năm cấm Đạo gắt gao, cha Mậu vẫn luôn trung kiên, vượt qua mọi thử thách và hăng say rao giảng Tin Mừng tại các xứ đạo: Trung Linh, Phú Nhai và Kiên Lao.
Ngày 27/8/1858, Cha bị bắt cùng với một số tín hữu tại làng Kẻ Diền, tỉnh Thái Bình; sau đó bị giải về Hưng Yên. Trong tù, Cha vẫn luôn sống đời cầu nguyện, kết hợp mật thiết với cuộc khổ nạn của Chúa, nhất là siêng năng lần chuỗi Mân Côi để trung thành với ơn gọi và giữ vững đức tin.
Ngày 5/11/1858, bên bờ sông Hồng, dưới thời vua Tự Đức, Cha đã lãnh án xử trảm.
82
Thánh Đa minh PHẠM TRỌNG KHẢM
(1780-1859). Quan Án Sát (Xử Giảo)
Tử đạo ngày 13 tháng 1 (x. Tr. 136)
“Người nào trong anh em đạp lên Thánh Giá, khi quan tha về, tôi sẽ đuổi khỏi làng, chết vô địa táng”
Thánh Đa Minh Khảm sinh năm 1780, tại làng Quần Cống, xã Trà Lũ; tỉnh Nam Định, trong một gia đình đạo đức khá giả, gồm 7 anh chị em. Thân sinh là cụ Phạm tri Khiêm.
Ngài kết hôn với bà A-nê Phượng, sống đời gia đình gương mẫu.
Cụ Án sát là người uy tín, đức độ, gương mẫu cho người đời. Cụ sống bác ái, nhân hậu, luôn luôn tìm cách chăm sóc mọi người dân trong làng, nhất là người nghèo.
Cụ còn là Chánh Trương trong Xứ đạo, sống có trách nhiệm, gương mẫu luôn tìm cách giúp đỡ các giáo dân trong xứ. Cụ đón tiếp, cung cấp chỗ ở cho các vị Đạo Trưởng, các Thầy Giảng trong những ngày khó khăn, giữa cơn cấm cách bách hại Đạo.
Năm 1858, vua Tự Đức ra chỉ dụ cấm Đạo cách khốc liệt, cụ Khảm bị bắt, giải về Nam Định. Vị chứng nhân đức tin chịu xử giảo ngày 13 tháng 1 năm 1859, tại pháp trường Bảy Mẫu.
83
Thánh Giu-se PHẠM TRỌNG TẢ
(1800-1859)
Chánh Tổng
Tử đạo ngày 13 tháng 1 (x. Tr. 212)
Xử Giảo
“Mình quên nợ người, Chúa quên tội mình”
Thánh Giu-se Tả sinh khoảng năm 1800, tại làng Quần Cồng, xã Trà Lũ, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Khi bị bắt ngài đã 60 tuổi. Ngài là một tín hữu đạo đức; một hội viên của Huynh Đoàn Đa Minh.
Hàng năm, gần tết Ngài đi thăm viếng từng nhà và cho tiền mừng rất hậu. Tiền thóc gia nhân vay mượn, ngài giảm một nửa; ai túng quá thì cho luôn. Khi bà Cai lên tiếng cằn nhằn thì Ngài thản nhiên nói: “Mình quên nợ người, Chúa quên tội mình”.
Năm 1858, khi cuộc bách hại gia tăng gay gắt và xảy ra bạo loạn, nên ông Án Khảm, Cai tả và Cai Thìn và một số tín hữu bị bắt và giải về Nam Định.
Sau 4 tháng bị giam cầm, biết tin sẽ bị xử giảo, các vị tỏ ra hân hoan và chuẩn bị tâm hồn đón chờ ngày lãnh nhận hồng phúc. Đối với các ngài, được chết vì Danh Đức Ki-tô là vinh phúc lớn lao.
Ngày 13/1/1859, tại pháp trường Bảy Mẫu, cụ Chánh Tổng Tả lãnh án xử giảo.
84
Thánh Lu-ca PHẠM TRỌNG THÌN
(1820-1859) Chánh Tổng (Xử Giảo)
Tử đạo ngày 13 tháng 1 (x. Tr 238)
“Tôi sẵn sàng chấp nhận mọi cực hình, thậm chí cả cái chết đau đớn nhất, hơn là vi phạm một lỗi dù rất nhỏ trong Đạo”
Thánh Lu ca Thìn sinh khoảng năm 1820, tại làng Quần Cống, xã Trà Lũ, tỉnh Nam Định. Cậu được học hành, đỗ đạt và giữ chức Chánh Tổng khi ngoài 30 tuổi.
Do là Chánh Tổng, ngài giao thiệp rộng và bê tha trong đời sống gia đình, nguội lạnh việc đạo nghĩa. Nhờ lời nhắn nhủ của thân phụ và cha giải tội, ngài thành tâm sám hối, trở lại nếp sống đạo đức, ân cần chăm sóc và nuôi dưỡng con cái; nhiệt thành hoạt động tông đồ. Nhờ vậy ngài có uy tín cao.
Một tín hữu ở Cao Xá, bất mãn với quan địa phương đã xách động dân chúng nổi loạn. Quan Tổng nổi giận ra lệnh bắt Cai Tả và Cai Thìn và kết tội lừa dối.
Tại công đường, dù nhiều lần bị tra tấn, dụ dỗ bước qua Thập Tự để được tha, các ngài vẫn một lòng trung tín, chấp nhận chịu hành hạ để trung thành với đức tin.
Ngày 13/1/1859, tại pháp trường Bảy Mẫu, Chánh Tổng Thìn lãnh án xử giảo trước sự chứng kiên của vợ và các con.
85
Thánh Phao-lô LÊ VĂN LỘC
(1830-1859) Linh Mục (Xử Trảm)
Tử đạo ngày 13 tháng 2 (x. Tr 154)
“Cha Lộc tự xác nhận Ngài là Linh mục. Ngài xin tha cho các đồng đạo, một mình Ngài nhận hết trách nhiệm”
Thánh Phao-lô Lộc sinh năm 1830 tại xã An Nhơn, phủ Tân Bình, Sài Gòn, trong một gia đình đạo đức. Ngài được cha sở họ đạo Chợ Quán nhận nuôi dưỡng và gửi cho đi học ở chủng viện Cái Nhum.
Năm 1843, Thầy được gửi sang chủng viện Penang (Malaysia). Năm 1850, Thầy trở về Việt Nam dạy giáo lý cho người tân tòng và phụ trách phụng vụ tại họ Chợ Quán.
Ngày 7/2/1857, Thầy chịu chức Linh Mục, sau đó được bổ nhiệm làm giám đốc tiểu chủng viện tại Thủ Đức; sau dời về Thị Nghè.
Ngày 13/12/1857, Cha bị bắt khi đang ẩn trú tại nhà của một cựu chủng sinh. Họ ngạc nhiên vì thấy Đạo Trưởng còn quá trẻ.
Ngày 13/2/1859, tại pháp trường Trường Thi, Cha Lộc lãnh án xử trảm, khi mới 29 tuổi, với 2 năm Linh Mục.
Cuộc đời vị chứng nhân đức tin tuy ngắn ngủi, nhưng đậm đà tình yêu dâng hiến.
86
Thánh Đa Minh NGUYỄN VĂN CẨM
(1810-1859) Linh Mục
Tử đạo ngày 11 tháng 3 (x.Tr 54)
Khi nhận được tin xử trảm, Cha đã không giấu được niềm hạnh phúc, vì sắp được dâng hiến chính mạng sống mình.
Thánh Đa Minh Cẩm, sinh năm 1810, tại làng Cẩm Giàng, xứ Kẻ Roi, tỉnh Bắc Ninh. Với trí thông minh sắc sảo, ngài được nhận vào chủng viện và được thụ phong Linh Mục.
Cha tình nguyện phục vụ Giáo Phận Trung, vì số tín hữu tại đây đông. Khi cuộc bách hại trở nên gay gắt, vì ích lợi của giáo dân, Cha phải di chuyển hết chỗ này đến chỗ khác. Khi sứ vụ đòi hỏi, Cha sẵn sàng khi đi bất cứ nơi đâu, dù có gặp nguy cơ bị bắt.
Ngày 21/1/1859, Cha bị bắt đang khi làm mục vụ ở giáo họ Hà Lan và bị giải về Hưng Yên. Trước tòa, Cha chấp nhận mọi hình khổ, roi đòn, chứ không chấp nhận chà đạp Thánh Giá.
Nhận được tin bị xử trảm, Cha không che giấu được niềm hạnh phúc, vì sắp được hiến dâng chính mạng sống mình. Ngày 11/3/1859, tại pháp trường Ba Tòa, Cha lãnh nhận án xử trảm, thời vua Tự Đức.
87
Thánh Phao-lô TRẦN VĂN HẠNH
(1827-1859) Giáo Dân
Ngày tử đạo 28 tháng 5 (x. Tr 110)
Xử Trảm
“Tôi là Ki-tô hữu. Tôi không bao giờ chối Đạo”
Thánh Phao-lô Hạnh sinh năm 1827, tại làng Tân Triều, Biên Hòa. Ngày 6/1/1833, vua Minh Mạng ra sắc chỉ cấm đạo, gia đình anh Hạnh chạy về xứ Chợ Quán lánh nạn.
Trong cảnh loạn lạc, với tính khí hiên ngang, quả cảm, anh Hạnh trở thành tay ngang tàng trong giới giang hồ. Anh giao du với những người chuyên lường gạt, bắt chẹt những người cô thế. Tuy nhiên Tin Mừng mà anh đã tiếp nhận thời thơ ấu, vẫn không ngừng nảy nở.
Một hôm, anh Hạnh bắt gặp đám du đãng ức hiếp một thiếu nữ, anh ra tay cứu giúp. Từ đó đám du đãng trở thành đối nghịch và tìm cơ hội phục thù. Bọn này biết anh có Đạo nên tìm đến cửa quan tố cáo.
Anh bị bắt, bị tra khảo và bị ghép tội theo giặc Tây. Anh cương quyết không nhận việc theo giặc, chỉ một mực xưng mình là người công giáo. Ngày 28/5/1859, anh Hạnh bị trảm quyết tại Chí Hòa, khi mới 32 tuổi.
88
Thánh Emmanuel LÊ VĂN PHỤNG
(1796-1859) Câu Họ
Tử đạo ngày 31 tháng 7 (x. Tr 202)
Xử Giảo
“Ông Phụng trăn trối với các con hãy tha thứ cho những người đã tố cáo ông”
Thánh Emmanuen Phụng sinh năm 1796, tại họ Đầu Nước, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Vì tính tình cương trực, nhiệt thành chăm lo việc chung nên ngài được giáo hữu bầu làm ông Câu, họ Đầu Nước.
Ông câu Phụng ước ao có Linh Mục ở lại họ đạo Đầu Nước để dâng thánh lễ cho giáo dân. Nhất là trong những dịp lễ trọng, bằng mọi cách ông tìm rước cho bằng được một Linh Mục đến dâng lễ.
Trong vùng có hai tên chuyên cờ bạc, muốn lãnh tiền thưởng nên đi tố cáo quan. Sáng ngày 7/1/1859, quan quân đến bao vây và bắt được cha Đoàn Công Quí, cha xứ mới họ Đầu Nước, vừa dâng lễ xong, cùng ông câu Phụng giải về Châu Đốc.
6 tháng trong cảnh tù ngục, dù bị tra tấn, dụ dỗ, ông câu vẫn cương quyết im lặng không khai báo về các thừa sai và cũng chẳng chịu bỏ Đạo. Ngày 31/7/1859, tại Cây Mẹt, xóm Chà Và, ông câu Phụng lãnh án xử giảo.
89
Thánh Phê-rô ĐOÀN CÔNG QUÝ
(1826-1859) Linh Mục (Xử Trảm)
Tử đạo ngày 31 tháng 7 (x. Tr 206)
“Đây là chính Đạo, vì chỉ dạy điều tốt lành, chứ không phải là tà đạo như quan hiểu lầm đâu”
Thánh Phê-rô Quí sinh năm 1826 tại họ Búng, tổng Bình Thạnh, Thủ Dầu Một. Ngài là con út của ông An-tôn Miêng và bà A-nê Thường. Năm 21 tuổi, cậu được cha Tám giới thiệu vào chủng viện Thánh Giu-se (Sài Gòn), sau đó học thần học ở Penang (Malaysia).
Năm 1855, Thầy Quí về Việt Nam; đến tháng 9 năm 1858, ngài chịu chức Linh Mục và được sai đi phục vụ tại các xứ Lái Thiêu, Gia Định và Kiến Hòa; rồi phó xứ Cái Mơn (Vĩnh Long).
Sau cùng ngài được sai về phục vụ tại họ Đầu Nước (An Giang). Tại đây Cha bị bắt cùng ông câu Phụng và giải về Châu Đốc.
Trong ngục tù Cha viết:
“…Dầu trăng trói gông cùm tù rạc
Chén ngục hình xiềng tỏa chi nề
Miễn vui lòng cam chịu một bề
Cho trọn đạo trung thần hiếu tử…”
Ngày 31/7/1859, tại pháp trường xóm Chà Và, Cha lãnh án xử trảm.
90
Thánh Tô-ma NGÔ TÚC KHUÔNG
(1780-1860) Linh Mục
Tử đạo ngày 30 tháng 1 (x.Tr 144)
Xử Trảm
“Đạo Công Giáo còn khuyến khích họ cầu nguyện và góp phần xây dựng quê hương an ninh, thịnh vượng”
Thánh Tô-ma Khuông sinh năm 1870 tại làng Nam Hòa, xứ Tiên Chu, tỉnh Hưng Yên. Thân phụ ngài giữ chức tuần phủ và là người giàu sang quyền quí ở Hưng Yên, nhưng ngài chỉ ước mong dâng mình cho Chúa.
Sau khi chịu chức Linh Mục, Cha xin gia nhập dòng Đa Minh. Ngài là vị mục tử khôn ngoan, thánh thiện, nhân lành, tận tụy với sứ mạng truyền giáo; khôn khéo trong giao tế, nhưng cương quyết trong hành động.
Năm 1859, một số giáo dân xứ Cao Xá, tổ chức võ trang để tự vệ, chống lại binh lính triều đình tấn công các làng Đạo. Cha không ủng hộ việc này, nên ngài lánh sang Hải Phòng, thuộc giáo phận Đông Đàng Ngoài.
Khi đi lánh nạn đến đầu cầu làng Trần Xá, Cha bị bắt vì khẳng khái từ chối việc bước qua Thánh Giá.
Ngày 30/1/1860, Cha lãnh án xử trảm, ngoài thành Hưng Yên.
91
Thánh Giu-se LÊ ĐĂNG THỊ
(1825-1860) Chưởng Vệ (Xử Giảo)
Tử đạo ngày 24 tháng 10 (x. Tr 234)
“Hãy lo sống đẹp lòng Chúa, chu toàn nghĩa vụ làm mẹ và hẹn ngày toàn thể gia đình cùng được sum họp trên Nước Trời”
Thánh Giu-se Thị sinh năm 1825, tại Kẻ Văn, làng Văn Qui, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình binh nghiệp. Lớn lên ngài theo cha vào phục vụ triều đình làm cai đội, phục vụ ở Hà Tĩnh. Ngài lập gia đình và có 3 người con.
Năm 1859, vua Tự Đức hạ lệnh cấm Đạo nghiêm ngặt, ông cai Thị lấy cớ bệnh xin được giải ngũ và trở về Kẻ Văn một mình. Ngày 28/1/ 1860, có kẻ tố giác nên ông bị bắt và bị giải về Quảng Trị. Ông vui vẻ nhận mình là cai đội và là tín hữu.
Ông được tha về, nhưng hôm sau phải lên trình diện. Khi trở lại trình diện thì ông bị bắt giam. Trong lao tù, nhiều lần bị tra tấn và dụ dỗ chối Đạo, đạp lên ảnh Chúa, nhưng ông vẫn một lòng trung kiên.
Lòng đạo đức và sự vui tươi đón nhận cực hình của ông đã cảm hóa một lính canh; anh này đã xin được rửa tội cách bí mật.
Ngày 24/10/1860, tại pháp trường chợ An Hòa, Ngài lãnh án xử giảo.
92
Thánh Pierre NÉ-RON – BẮC
(1818-1860) Linh Mục (MEP) (Xử Trảm)
Tử đạo ngày 3 tháng 11 (x. Tr 44)
“Cha Bắc quả quyết là mình từ bỏ quê hương đến đất nước này chỉ để giảng Đạo lành mà thôi”
Thánh Pierre Bắc sinh ngày 21/9/1818, tại Pháp trong một gia đình nông dân chất phác và đạo đức. Cậu vừa vất vả lao động chăn nuôi gia súc giúp đỡ cha mẹ, vừa cố gắng tìm thời gian lo việc học.
Có lòng say mê truyền giáo, năm lên 19 tuổi, ngài xin gia nhập Hội Thừa Sai Paris; sau đó thụ phong Linh mục ngày 17/6/1848.
Ngày 28/3/1849, ngài đến Hà Nội, lấy tên Việt là Bắc. Cha được gửi đến xứ Kẻ Vĩnh học tiếng Việt và làm việc mục vụ tại xứ Hà Nội. Năm 1854, Cha được giao phó giảng dạy 150 chủng sinh chủng viện Vĩnh Trị và năm sau về phục vụ vùng Sơn Tây.
Ngày 13/3/1857, đang khi cha dâng lễ tại dòng Mến Thánh Giá Tạ Xá thì bị bắt. Trong 3 tháng bị giam, các quan cố tình ép cha nhận tội xúi giục dân chống phá triều đình, nhưng cha không chịu. Cha đã tuyệt thực 21 ngày để mình chứng lòng thành.
Ngày 3/11/1860, tại pháp trường Sơn Tây, Cha lãnh án xử trảm.
93
Thánh Jean Théophane VÉNARD-VEN
(1829-1860) Linh Mục (MEP) (Xử Trảm)
Tử đạo ngày 23 tháng 12 (x. Tr 292)
“Bây giờ tôi còn sống, tôi phải cố làm việc; đến khi tôi chết rồi thì tôi sẽ nghỉ ngơi trên thiên đàng”
Thánh Jean Vénard sinh ngày 21/11/1829 tại làng Saint-Loup-sur-Thouel, thuộc Tây Nam nước Pháp. Cha cậu vừa dạy học, vừa làm ruộng; mẹ cậu vừa nội trợ vừa phụ việc đồng áng; cả hai đều có lòng đạo đức, tốt lành.
Từ bé, cậu ham mê đọc sách, nhất là thích đọc truyện các thánh. Cha mẹ cậu thấy con muốn làm Linh Mục thì mừng lắm, liền thu xếp cho con học tiếng La tinh với cha xứ; rồi ngài vào tiểu chủng viện, đại chủng viện và năm 1852, thì chịu chức Linh Mục.
Ngày 13/7/1854, Cha đến Việt Nam, được cử đến Nhà Chung Kẻ Vĩnh học tiếng Việt và lấy tên Việt là Ven.
Cha Ven là người hiền lành, thật thà, thương yêu kẻ nghèo khó, nhiệt thành rao giảng Tin Mừng. Năm 1858, khi Cha ban bí tích ở làng Kim Bảng, có người đưa Cha đến Kẻ Bèo thì bị bắt, bị giải xuống Phủ Lý, rồi lại bị điệu lên Hà Nội, Ngày 23/12/1860, Cha bị điệu ra pháp trường lãnh án xử trảm.
94
Thánh Phê-rô NGUYỄN VĂN LỰU
(1812-1861) Linh Mục
Tử đạo ngày 7 tháng 4 (x. Tr 158)
Xử Trảm
“Đạo thánh đã thâm nhập vào xương tủy tôi rồi, tôi làm sao bỏ được”
Thánh Phê-rô Lựu sinh năm 1812, tại Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Ngài dâng mình cho Chúa và được gửi theo học tại chủng viện Penang (Malaysia), sau đó chịu chức Linh Mục.
Trở về nước cha Lựu được ủy thác coi sóc các họ đạo Mặc Bắc, Sa đéc và Mỹ Tho. Cha quan tâm giảng dạy giáo lý và thường xuyên thăm viếng từng gia đình trong họ đạo. Giáo dân rất quí mến và lắng nghe lời khuyên nhủ của Cha.
Mùa xuân năm 1853, Cha được thuyên chuyển sang họ đạo Ba Giồng. Mùa đông năm 1860, Cha thường cải trang vào tù thăm viếng các giáo hữu thuộc vùng Xoài Mút và Ba Giồng đang bị gông cùm, xiềng xích vì đức tin. Cha đem Mình Thánh Chúa đến cho họ và an ủi, khích lệ họ.
Cha bị phát hiện và bị tống giam, chung số phận với giáo dân, cùng chia sẻ roi đòn, tra tấn và trăm nghìn hình khổ. Ngày 7/4/1861, Cha lãnh án xử trảm.
95
Thánh Giu-se NGUYỄN DUY TUÂN
(1811-1861) Linh Mục (OP)
Tử đạo ngày 29 tháng 4 (x. Tr 266)
Xử Trảm
Cha Tuân hân hoan đón chờ hồng phúc tử đạo.
Thánh Giu-se Tuân sinh khoảng năm 1811, tại họ trần Xá, xứ Cao Xá, tỉnh Hưng Yên, trong một gia đình nông dân nghèo nhưng đạo đức. Chính trong bầu khí đạo đức đó, sau khi rước lễ lần đầu, cậu từ giã gia đình, bắt đầu sống đời dâng hiến.
Cậu được vào chủng viện tu học và năm 1857, chịu chức Linh Mục. Sau đó, Cha gia nhập dòng Đa Minh và khấn năm 1858.
Trong cảnh bắt đạo tàn khốc, Cha được sai đi làm mục vụ xú Ngọc Đồng. cha lẩn trốn, âm thầm phục vụ, khi ẩn khi hiện, nhằm chăm sóc phần hồn cho đoàn chiên đang bị đe dọa phân tán.
Mùa xuân 1861, có cụ bà yếu liệt, nhờ con trai đi rước cha Tuân đến xức dầu, ai ngờ anh ta ham tiền thưởng nên lên quan tố cáo, thế là Cha bị bắt và giải về Hưng Yên.
Tại ngục tù, dù bị hành hạ đau đớn, Cha vẫn trung kiên, không hoang mang và đón chờ phúc tử đạo. Ngày 29/4/1861, tại pháp trường Hưng Yên, Cha lãnh án xử trảm.
96
Thánh Gio-an ĐOẠN TRINH HOAN
(1798-1861) Linh Mục (Xử Trảm)
Tử đạo ngày 26 tháng 5 (x. Tr 118)
“Anh chị em hãy theo gương tôi, như chính tôi đã theo Đức Ki-tô. Hãy sống trong bình an của Ngài và cầu nguyện cho tôi”
Thánh Gio-an Hoan sinh năm 1798, tại họ Kim Long, Phú Xuân, Huế. Song thân ngài là những giáo dân đạo hạnh, sống bằng nghề canh tơ dệt lụa.
Chú Hoan tư chất thông minh, hiếu học được người cậu là cha Kiệt nhận làm học trò, nuôi nấng, dạy dỗ rồi gửi theo học ở chủng viện Penang (Malaysia).
Trở về nước, năm 1836, ngài chịu chức Linh Mục tại Sài Gòn. Trong 26 năm làm mục tử, cha Hoan đã lãnh nhiều nhiệm sở, cha nhiệt tình hoạt động nhưng lại điềm tĩnh, thận trọng và yêu thương mọi người.
Tối ngày 3/1/1861, cha bị bắt và bị giải về Đồng Hới. Trong chốn lao tù, Cha nhiều lần bị tra tấn, bị ép bước qua Thập Giá, nhưng Cha vẫn trung kiên. Cha dùng lời thánh Phao-lô: “Anh chị em hãy theo gương tôi, như chính tôi đã theo Đức Ki-tô”.
Rạng sáng ngày 26/5/1861, dưới thời vua Tự Đức, Cha lãnh án xử trảm tại pháp trường.
97
Thánh Matthêu NGUYỄN VĂN ĐẮC
(1801-1861) Trùm Họ và Lương y
Ngày tử đạo 26 tháng 5 (x. Tr 200)
“Tôi không gả con gái của tôi đâu, trừ phi chính anh theo Đạo. Còn chuyện phải chết vì Đạo, thì tôi sẵn sàng”
(Xử Trảm)
Thánh Mattheu Đắc sinh năm 1801, tại làng Kẻ Lái, Lý Nhơn, tỉnh Quảng Bình. Thân phụ là cai đội Nguyễn Văn Bường. Mồ côi cha mẹ lúc 12 tuổi, chú cố gắng học nghề thuốc đông y.
Năm 15 tuổi, cậu Đắc theo giúp cha Điểm. Sau đó ngài lập gia đình, sinh được 8 người con; gia đình ông sống đầm ấm, thuận hòa, sốt sắng sống đạo.
Không chỉ lo cho gia đình, ngài còn được các cha tín nhiệm đặt làm trùn họ họ Sáo Bùn, để sớm hôm kinh nghuyện, dạy giáo lý cho dự tòng hay rửa tội cho trẻ em khi khẩn cấp.
Thời cấm cách, ngài rước cha Hoan về trú ngụ vào tháng 1/1861. Do có người chỉ điểm, quan quân đến vây và bắt ông giải về Quảng Bình. Bị giam hơn 4 tháng trong lao tù Đồng Hới, với 4 lần tra khảo, dụ dỗ bỏ Đạo, đạp ảnh Thánh Giá, nhưng ngài vẫn một lòng sắt son. Ngày 26/5/1861, tại pháp trường Cửa Thành, Ngài lãnh án xử trảm.
98
Thánh Pedro Almato – BÌNH
(1830-1861) Linh Mục (OP) (Xử Trảm)
Tử đạo ngày 1 tháng 11 (x. Tr 46)
“Nếu cha mẹ hay tin con bị bắt, thì xin cha mẹ đừng khóc nhưng hãy vui mừng vì con được diễm phúc”
Thánh Pedro Almato sinh ngày 1/11/1830, tại Tây Ban Nha. Cậu có thân hình mảnh khảnh, ốm yếu, nên thường bị đánh giá là không đủ sức khỏe để thực thi các hoạt động truyền giáo. Dầu vậy, năm 1847, ngài cũng được nhận vào dòng Đa Minh và khấn trọn ngày 26/9/1848. Ngài chịu chức Linh mục năm 1853 tại Philippin.
Năm 1855, cha Almato đến Việt Nam, truyền giáo tại Bùi Chu và phụ trách mục vụ hạt Thiết Nham. Cha học tiếng Việt và lấy tên Việt là Bình. Cha hăng say hoạt động tông đồ.
Thấy cha sức khỏe yếu, nên chuyển cha sang Trung Hoa, nhưng đến nơi xuất phát thì tầu đã rời bến; lỡ tàu cha ở lại phục vụ các xứ vùng Hải Dương.
Đầu tháng 8/1861, Cha bị bắt và giải về Hải Dương. Ngày 1/11/1861, tại pháp trường Năm Mẫu, Cha lãnh án xử trảm. Ngày tháng sinh của Cha dưới đất cũng là ngày tháng sinh của Cha trên trời.
99
Thánh Jeronimo HERMOSILLA – VỌNG
(1800-1861) Giám Mục (OP)
Tử đạo ngày 1 tháng 11 (x. Tr 148)
Xử Trảm
“Nếu được chết vì Đạo này, đối với tôi là một hạnh phúc”
Thánh Jeronimo Hermosilla Vọng sinh ngày 30/12/1800, tại Tây Ban Nha, trong một gia đình nghèo và đạo đức.
Năm 19 tuổi, cậu vào dòng Đa Minh và khấn trọn ngày 29/10/1823. Thầy thụ phong Linh Mục năm 1826 ở Philippin.
Ngày 15/5/1829, Cha đến Việt Nam, làm việc ở Thái Bình, thuộc giáo phận Đông Đàng Ngoài. Hai Đức Cha Delgado Y và Hanares Minh đặt tên Việt cho ngài là Vọng và ngày 25/3/1841, ngài được truyền chức Giám Mục.
Ưu tiên hàng đầu của ngài là mở các tuần đại phúc cho các xứ đạo; đi tìm những con chiên lạc, đã bỏ Đạo; khích lệ lần hạt Mân Côi. Ngài tái lập chủng viện, tập hợp các nữ tu bị phân tán và truyền chức cho 7 Thầy.
Thời vua Tự Đức, việc bách hại trở nên khốc liệt, đang lẩn trốn, thì ngày 21/10/1861, ngài bị bắt và bị giải về Hải dương. Ngày 1/11/1861, tại pháp trường Năm Mẫu, Đức Cha lãnh án xử trảm.
100
Thánh Valentino Berio OCHOA- VINH
(1827-1861) Giám Mục (OP)
Tử đạo ngày 1 tháng 11 (x. Tr 300)
Xử Trảm
“Tôi đi để quê hương tôi có người làm thánh”
Thánh Valentino Vinh sinh ngày 14/2/1827, tại làng Elorrico, giáo phận Vich, Tây Ban Nha, trong một gia đình nghèo nhưng đạo đức.
Năm 18 tuổi, ngài vào chủng viện Logrono. Năm 1851, thầy lần lượt lãnh chức 5, chịu chức 6 và chức Linh Mục. Hai năm, ngài xin vào dòng Đa minh và khấn dòng năm 1854.
Cha đến Việt Nam ngày 30/3/1858, giữa cơn bách hại căng thẳng. Ngày 26/6/1858, ngài chịu chức Giám Mục, tại nhà ông trùm Chi ở Ninh Cường. Ngài có biệt danh là Giám Mục gậy tre, mũ giấy.
Ngài tự nhận là một Giám Mục sinh non, vì chưa đầy 3 tháng trên đất Việt, và mới 31 tuổi đời đã phải chăm sóc cho một đoàn chiên 150.000 giáo dân, giữa cuồng phong bách hại.
Ngày 25/10/1861 ngài bị bắt, bị đóng cũi và giải về Hải Dương. Ngày 1/11/1861, tại pháp trường Bảy Mẫu, Ngài lãnh án xử trảm
101
Thánh Estienne Théodore
CUENOT – THỂ (TRÍ).(Chết trong tù)
(1802-1861) Giám mục (MEP)
Tử đạo ngày 14 tháng 11 (x. Tr 224)
“Những nguy hiểm tôi trải qua trong năm 1854 còn hơn tất cả những gì tôi đã chịu đựng trong 22 năm bách hại”
Thánh Étienne (Tê-pha-nô) Cuenot Thể sinh ngày 8/2/1802, thuộc giáo phận Besancon, nước Pháp. Sau cuộc cách mạng Pháp năm 1789, nhà thờ Bélieu bị đóng cửa, nên cậu được rửa tội âm thầm bên vựa lúa gần nhà. Ngày 23/7/1817, hội đủ điều kiện học vấn, cậu xin gia nhập chủng viện của Hội Thừa Sai Paris và được thụ phong Linh Mục ngày 24/9/1825.
Năm 1829, ngài đặt chân đến Việt Nam, ngài đi bộ 83 ngày để vào giáo phận Đàng Trong và được gởi về chủng viện Lái Thiêu để học tiềng Việt và lấy tên Việt là Trí.
Ngày 3/5/1835, ngài được tấn phong Giám Mục phó giáo phận Đàng Trong tại Hạ Châu (Singapore). Sau đó Đức Cha Trí trở về Đàng Trong và đổi tên là Thể, trú ẩn tại họ đạo An Ngãi (Quảng Nam).
Ngày 27/10/1861 Đức Cha bị bắt, đưa về tỉnh Bình Định. Do những căn bệnh nguy hiểm vùng nhiệt đới, ngày 14/11/1861, Ngài đã chết trong tù.
102
Thánh Giu-se NGUYỄN DUY KHANG
(1832-1861) Thầy Giảng
Tử đạo ngày 6 tháng 12 (x. Tr 132)
Xử Trảm
“Đức Cha có được chết vì Đạo, thì tôi cũng được phúc ấy. Mất đầu, chân còn sợ gì”
Thánh Giu-se Khang sinh năm 1832, tại làng Cao Mại, xã Trà Vi, huyện Vũ Tiên, tỉnh Thái Bình. Thân phụ mất sớm, cậu được thân mẫu dưỡng dục nên con người điềm tĩnh, dũng cảm và đạo hạnh.
Năm 1845, cậu Khang vào Nhà Chúa và được cha Mattheu Năng, dòng Đa Minh chăm sóc dạy dỗ trong gần mười năm. Sau đó, cậu nhận áo Dòng và được gửi vào chủng viện Kẻ Mốt, chuẩn bị lãnh chức Linh Mục.
Ngày 5/8/1861, chủng viện bị đóng cửa, ngài theo giúp Đức Cha Hermosilla Liêm. Đức Cha Liêm và thầy Khang bị bắt và bị giải về công đường Hải Dương.
Thầy bị giam cầm hơn một tháng với hai lần bị tra tấn khủng khiếp. Lần đầu Thầy bị một trận đòn dã man, máu chảy lênh láng; lần sau bị đánh 120 roi nhừ tử. Trong tù, Ngài cùng với giáo dân chuẩn bị đón nhận phúc tử đạo. Ngày 6/12/1861, tại pháp trường Năm Mẫu , Thầy lãnh án xử trảm.
103
Thánh Laurensô PHẠM VIẾT NGÔN
(1840-1862) Giáo Dân
Tử đạo ngày 22 tháng 5 (x. Tr 188)
Xử Trảm
“Thập Giá là phương thế Thiên Chúa dùng để cứu độ nhân loại, tôi chỉ có thể tôn kính chứ không bao giờ chà đạp”
Thánh Laurenso Ngôn sinh năm 1840, tại xứ Lục Thủy, giáo phận Trung, trong một gia đình đạo đức. Lập gia đình năm 22 tuổi, anh Ngôn sống gương mẫu đạo hạnh, yêu thương vợ con hết lòng. Vì nặng tình với vợ con, trong lần bị bắt đầu tiên, anh đã hối lộ tiền bạc cho quan để đổi lấy tự do.
Trong hoàn cảnh bắt Đạo khốc liệt, anh bị bắt lần thứ hai ngày 8/9/1861, bị giải về trại An Xá, huyện Đông Quan. Bị giam trong ngục, anh rất lo lắng cho vợ và con thơ, anh tìm cách trốn về thăm gia đình và hết lời an ủi thân mẫu và khích lệ vợ con hãy trung thành với đức tin, phó thác mọi sự cho sự quan phòng của Chúa.
Tại công đường quan dụ dỗ, anh kiên cường tuyên tín: “Thập Giá là phương thế Thiên Chúa dùng để cứu độ nhân loại, tôi chỉ có thể tôn kính chứ không bao giờ chà
đạp”. Ngày 22/5/1862, tại pháp trường An Triêm, Anh lãnh án xử trảm trước sự chứng kiến của thân mẫu và người vợ thân yêu.
104
Thánh Giu-se PHẠM QUANG TÚC
(1843-1862)
Nông Dân
Tử đạo ngày 1 tháng 6 (x.Tr 272)
Xử Trảm
“Chúa muốn thế nào, tôi xin vâng như thế”
Thánh Giu-se Túc sinh năm 1843, tại họ Hoàng Xá, xứ Ngọc Đồng, tỉnh Hưng Yên. Anh Túc là một người chất phác đạo hạnh, sống trong một gia đình cần cù với ruộng đồng.
Thân phụ anh không muốn anh theo nghề nông, nên rước Thầy về cho học chữ Hán và lo liệu cho chú theo khoa bảng. Năm 1861, sắc chỉ cấm Đạo phủ xuống các làng mạc công giáo, ruộng vườn, trâu bò, gia sản bị tịch thu, vì thế việc học của chú Túc bị gián đoạn.
Mùa xuân 1862, anh Túc bị bắt và biệt giam 4 tháng tại ngục Đông Khê. Gia đình tính đút lót tiền bạc giúp anh trốn khỏi ngục, nhưng anh từ chối: “Tôi không trốn bất cứ cách nào, vì nếu tôi trốn sẽ làm khổ cho người khác”.
Năm 1862, anh Túc bị giải về ngục thất Hưng Yên, những màn dọa nạt, tra khảo, dụ dỗ không làm lay chuyển đức tin của anh. Ngày 1/6/1862, Anh lãnh án xử trảm.
105
Thánh Đa minh TRẦN DUY NINH
(1841-1862) Giáo Dân
Tử đạo ngày 2 tháng 6 (x. Tr 194)
Xử Trảm
“Quan muốn làm gì quan muốn, nhưng đừng bắt tôi phạm tội đạp Thánh Giá Chúa”
Thánh Đa Minh Ninh sinh năm 1841, tại làng Trung Linh, tỉnh Nam Định. Anh là một thanh niên công giáo đạo hạnh; đến năm 20 tuổi, anh lập gia đình.
Hằng ngày anh siêng năng làm việc, chiều về cơm nước xong, lại tụ hợp đọc kinh chung trong xứ đạo. Anh sống đời đạm bạc trong yên lành.
Ngày 16/9/1861, anh Ninh bị bắt cùng với nhiều giáo hữu trong làng và bị giải về phủ Xuân Trường. Anh Ninh bị án lưu đày ở làng Đông Trị, huyện Đông Quan.
Trong hơn 9 tháng tù đày, bao lần tra tấn, roi đòn, dụ ngon dỗ ngọt, vẫn không thể lay chuyển vị anh hùng đức tin. Anh can đảm trả lời quan: “Nếu con cái không được phép khinh dể cha mẹ, thì người tín hữu sao dám đạp ảnh Chúa tạo dựng trời đất. Quan muốn làm gì quan muốn, nhưng đừng bắt tôi phạm tội đạp Thánh Giá Chúa”.
Ngày 2/6/1862, tại pháp trường An Triêm, anh Ninh đã lãnh án xử trảm.
106
Thánh Phao-lô VŨ VĂN ĐỔNG
(1802-1862) Thủ Bạ (Xử Trảm)
Tử đạo ngày 3 tháng 6 (x.Tr 100)
“Thánh nhân bị bắt vì can đảm nhận mình là Ki-tô hữu và cương quyết không chấp nhận đạp lên Thánh Giá”
Thánh Phao-lô Đổng sinh năm 1802, thuộc xứ Lê Xá, thuộc giáo phận Trung Đàng Ngoài. Trong vai trò là thủ bạ, ông Đổng cần mẫn quan lý sổ sách và tại sản của nhà xứ trong suốt 6 năm.
Sau lệnh cấm Đạo, ai không đạp lên Thánh Giá thì đóng gông giải về tỉnh. Ngày 25/11/1861, ông bị bắt vì can đảm nhận mình là giáo hữu và cương quyết không đạp Thánh Giá. Ông bị giải về huyện Ân Thi, rồi bị giải lên Hưng Yên.
Trong cảnh lao tù, ngày ngày ông mang gông nặng nề; đêm đêm đôi chân bị xiềng xích. Vì ông không chịu cho khắc chữ “Tả Đạo” lên má, nên bị bỏ đói đến kiệt sức.
Sau nhiều ngày đói lả kiệt sức, quan lính khắc hai chữ “Tả Đạo” lên má; ông can đảm xóa đi và nhờ bạn tù khắc hai chữ “Chính Đạo”. Nhà quan nổi cơn thịnh nộ, đệ án vào Kinh xin xử trảm.
Ngày 3/6/1862, tại pháp trường Nam Định, Vị Anh Hùng đức tin lãnh án xử trảm.
107
Thánh Đa Minh NGUYỄN VĂN HUYÊN
(1817-1862) Ngư Phủ
Tử đạo ngày 5 tháng 6 (x.Tr 128)
Thiêu Sinh
“Vị chứng nhân đức tin bình thản bước vào cũi tre chờ đợi và sau đó bị thiêu sống”
Thánh Đa Minh Huyên sinh năm 1817, tại họ đạo Đông Thành. Song thân là ông Thiên và bà Duyên; là một gia đình đạo đức, sống nghề đánh cá trên sông Nhị Bình.
Tháng 6 năm 1861, vua Tự Đức ban hành chiếu chỉ phân sáp người có Đạo. Ông Huyên bị bắt và giải lên huyện đường Quỳnh Côi, giam vào ngục Tăng Già. Dù bị tra tấn, đói khát kéo dài trong suốt 9 tháng, nhưng ông vẫn một lòng quả cảm kiên cường.
Ông còn dùng chính đời sống mình để khuyên nhủ và động viên các bạn tù giữ vững đức tin, bền chí cho đến cùng.
Tại công đường, khi bị ép buộc bỏ Đạo, đạp lên Thánh Giá, ông Huyên nhất quyết cự tuyệt. Khi thấy không thể lay chuyển đức tin của ông, nhà quan quyết định kết án thiêu sinh. Sáng ngày 5/6/1862, tại pháp trường Nam Định, trước sự chứng kiến của đám đông, ông Huyên bình thản bước vào cũi tre chờ đợi và sau đó bị thiêu sống.
108
Thánh Đa Minh TRẦN VĂN TOẠI
(1812-1862) Ngư Phủ
Tử đạo ngày 5 tháng 6 (x. Tr 252)
Thiêu Sinh
“Chúng ta phải bền chí đến cùng và nếu cần, sẵn sàng hi sinh mạng sống vì Chúa”
Thánh Đa Minh Toại sinh năm 1812, tại làng Đông Thành, tỉnh Thái Bình. Ông Toại lập gia đình và sinh sống bằng nghề đánh cá trên sông Nhị Bình.
Dưới thời cấm Đạo của vua Tự Đức, ngày 17/1/1860, ông Toại bị bắt và bị giải lên huyện Quỳnh Côi. Thấy ông Toại bệnh tật, đi lại khó khăn, binh lính đề nghị nộp một số tiền thì được tha, ông từ chối và xin cho phép đi xe lên huyện cùng với anh em trong xứ đạo.
Suốt thời gian 9 tháng bị tống giam trong ngục, nhiều lần bị dẫn đến công đường, bị hành hạ, bị ép buộc chà đạp Thánh Giá, ông Toại vẫn khẳng khái tuyên xưng niềm tin.
Ngài nói: “Nào anh em, hãy can đảm lên. Chúng ta chịu khổ hình vì Đức Ki-tô, nên chúng ta đón nhận đau khổ cách nhẫn nại. chúng ta phải bền chí đến cùng”.
Ngày 5/6/1862, tại pháp trường Nam Định, Ngài được đưa đến dàn hỏa thiêu. Ngài bước vào cũi tre và bị thiêu sống.
109
Thánh Phê-rô ĐINH VĂN DŨNG
(1800-1862) Ngư Phủ (Thiêu Sinh)
Ngày tử đạo 6 tháng 6 (x. Tr 72)
“Xin đừng khóc nhưng hãy vui mừng, bởi tôi được dâng hiến mạng sống mình vì Danh Chúa Ki-tô”
Thánh Phê-rô Dũng sinh năm 1800. Ngài là người công giáo chất phác và nhiệt thành thuộc xứ Trung Đồng, Kẻ Mèn, tỉnh Thái Bình, giáo phận Trung Đàng Ngoài. Ngài làm nghề đánh cá, sống đời tín hữu bình dân, đạo hạnh, hiền hòa, giáo dục con cái sống đức tin.
Mùa xuân năm 1862, thảm họa cấm đạo ập xuống làng Đông Phú, ngài bị bắt về phủ và đưa đi đày tại làng Ngọc Chí, rồi chuyển sang làng Chương Mỹ. Trong cảnh tù tội ở tuổi 62, ngài bị đóng gông, chân chịu xiềng xích, nhiều lần bị điệu đến công đường tra khảo, bị cưỡng ép chà đạp Thánh giá, nhưng ngài vẫn một lòng kiên vững, anh dũng.
Thấy không thể lung lay đức tin của ngài, quan bèn nghĩ ra kế cho ngài về thăm gia đình, nhưng ngài nói: “Xin đừng khóc nhưng hãy vui mừng, bởi tôi được dâng hiến mạng sống mình vì Danh Chúa Ki-tô”.
Ngày 6/6/1862, tại pháp trường Nam Định, ngài bị nhốt vào cũi tre và thiêu sống.
110
Thánh Vinh Sơn PHẠM VĂN DƯƠNG
(1821-1862) Thu Thuế (Thiêu Sinh)
Tử đạo ngày 6 tháng 6 (x. Tr 78)
“Còn việc bắt tôi từ bỏ việc thờ phượng Thiên Chúa của tôi thì tôi không thể vâng lệnh vua mà chối bỏ Chúa tôi được”
Thánh Vinh Sơn Dương sinh năm 1821, tại xứ Kẻ Mèn, tỉnh Thái Bình. Ngài lập gia đình và có 3 người con. Ngài giữ Đạo tốt lành và giáo dục con cái sống đức tin. Ngoài việc canh tác ruộng nương, ngài còn kiêm thêm việc thu thuế trong làng.
Sau chiếu chỉ phân sáp của vua Tự Đức vào tháng 8 năm 1861 và cuối tháng 9 năm đó, ngài và nhiều tín hữu bị bắt và bị phân sáp vào làng Mỹ Duệ. Suốt 9 tháng nhục hình, ngài nhất quyết không bước qua Thánh Giá.
Tại công đường, quan tra hỏi, ngài trả lời: “Thưa quan, tôi luôn vâng phục nhà vua trong những điều phải lẽ, còn việc bắt tôi từ bỏ việc thờ phượng Thiên Chúa của tôi thì tôi không thể vâng lệnh vua mà chối bỏ Chúa tôi được”.
Ngày 6/6/1862, người thu thuế Vinh Sơn Dương lãnh án thiêu sinh. Thi hài của ngài được an táng tại chỗ, sau được cải táng về nhà thờ thánh Vinh sơn, xứ Kẻ Mèn.
111
Thánh Phê-rô ĐINH VĂN THUẦN
(1802-1862) Ngư Phủ
Ngày tử đạo 6 tháng 6 (x. Tr 246)
Thiêu Sinh
Vì cương quyết không chối bỏ đức tin, nên bị nhốt vào cũi tre chật hẹp và bị thiêu sống
Thánh Phê-rô Thuần sinh năm 1802, tại họ đạo Đông Phú, xứ Trung Đồng, Kẻ Mèn, tỉnh Thái Bình. Ngài chuyên nghề đánh cá để mưu sinh. Tuy nghèo nhưng gia đình ấm êm, ông bà quan tâm đến việc giáo dục con cái sống đức tin.
Thánh 8 năm 1861, với chiếu chỉ phân sáp của vua Tự Đức, mọi người dù già hay trẻ đều phải bỏ đạo và bước qua Thánh Giá. Ai là tín hữu thì khắc hai chữ “Tả đạo” lên má để khỏi lẩn trốn; còn đất đai, ruộng vườn, nhà cửa, súc vật bị tịch thu.
Đến mùa xuân năm 1862, ông Thuần bị bắt, giải về huyện và giam vào ngục Ngọc Chí. Tại công đường, dù bị nhiều cực hình và bị ép chà đạp Thánh Giá, nhưng ông vẫn nhất quyết trung kiên.
Mùa hè năm 1862, ngài mất tinh thần và đã chối đạo, đạp ảnh Thánh. Sau đó nhờ các bạn tù khích lệ và an ủi, ngài tiếp tục tuyên xưng đức tin. Và ngày 6/6/1862, ngài bị nhốt vào cũi tre chật hẹp và bị thiêu sống.
112
Thánh Giu-se TRẦN VĂN TUẤN
(1824-1862) Nông Dân (Xử Trảm)
Ngày tử đạo 7 tháng 6 (x. Tr 270)
“Người nông dân tầm thường với nguồn lực ân sủng phi thường, bền tâm tuyên xưng niềm tin sắt son vào Chúa Ki-tô”
Thánh Giu-se Tuấn, sinh năm 1824, tại làng Nam Điền, xứ Phú Nhai, trong một gia đình đạo đức. Đời sống đạo của ngài gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của chiếu chỉ cấm Đạo của vua Tự Đức.
Ngài bị bắt lúc 36 tuổi, bị điệu về phủ Xuân Trường, rồi lại bị phân sáp về làng An Bái, huyện Thụy Anh.
Thi hành sắc chỉ cấm Đạo, quân lính nung đỏ thanh sắt và khắc vào má ngài một bên chữ “tả đạo”, bên kia là tên làng xã. Những ngày tháng tù tội cơ cực, đói ăn, khát uống, sức khỏe ngài suy sụp trầm trọng. Quan nghĩ rằng, lúc này là cơ hội tốt để ngài bỏ Đạo, cho về thăm gia đình, nhưng quan đã lầm, vị anh hùng đức tin vẫn bền gan, không khiếp sợ.
Người nông dân tầm thường với nguồn trợ lực phi thường, đã bền tâm tuyên xưng niềm tin sắc son vào Chúa Ki-tô.
Ngày 7/6/1862, tại pháp trường Nam Định, người nông dân Tuấn lãnh án xử trảm
113
Thánh Đa minh NGUYỄN ĐỨC MẠO
(1818-1862) Hương Quản
Ngày tử đạo 16 tháng 6 (x. Tr 160)
Xử Trảm
“Bây giờ quan cứ làm theo ý quan, chúng tôi không bao giờ bỏ Đạo đâu”
Thánh Đa Minh Mạo sinh năm 1818, tại thôn Phú Yên, làng Ngọc Cục, phủ Xuân Trường, Nam Định. Ngài giữ chức Hương Quản, có trách nhiệm bảo vệ anh ninh trật tự trong làng xã. Ngài lập gia đình và có một gia đình nề nếp, đạo hạnh.
Ngày 14/9/1861, quan phủ ra lệnh ông phải chà đạp Thánh Giá, ông khẳng khái từ chối, nên bị đày sang làng Bạch Cốc, huyện Vũ Bản.
Trong nhiều tháng bị giam cầm, cổ mang gông, tay chân bị xích xiềng, nhiều lần bị đánh dã man ở công đường, nhưng ngài vẫn kiên trung với Đạo Thánh Chúa. Hàng ngày ngài đọc kinh Mân Côi với các bạn tù.
Ngày 15/6/1862, một lần nữa quan yêu cầu ngài đạp lên Thánh Giá, ngài quyết liệt từ chối, nên quan ra lệnh trói ngài và đem phơi nắng trọn ngày, không cho ăn uống.
Ngày 16/6/1862, tại pháp trường Bạch Cốc, chứng nhân đức tin Nguyễn Đức Mạo lãnh án xử trảm.
114
Thánh Đa Minh NGUYỄN HUY NGUYÊN
(Xử Trảm)
(1800-1862) Chánh Trương và Lang y
Ngày tử đạo 16 tháng 6 (x. Tr 190)
Quan phủ hạ lệnh cho ông lang Nguyên phải đạp Thánh Giá, nhưng ông cương quyết không xúc phạm đến Chúa.
Thánh Đa Minh Nguyên sinh năm 1800, tại xứ Ngọc Cục, tỉnh Nam Định. Ngài sống đời đức tin công giáo đạo hạnh, gương mẫu; gia thất khá giả, lại là thầy thuốc, nên ngài làm việc phúc đức, nâng đỡ người nghèo, được dân làng kính yêu mộ mến.
Ngày 14/9/1861, ngài bị bắt đang khi làm Chánh Trương của xứ đạo Lục Thủy. Quan phủ bắt ngài chà đạp Thánh Giá, nhưng ngài cương quyết không xúc phạm đến Chúa. Quan đày ngài sang làng Bạch Cốc, huyện Vũ Bản.
Trong hơn 7 tháng, bị giam cầm, cổ mang gông, tay chân bị xiềng xích, bị đánh đòn nhiều lần và bị khắc hai chữ “tả đạo” vào má, nhưng ngài vẫn kiên trì, đặt trọn niềm tin vào Chúa.
Để nâng cao tinh thần trung kiên ngài và các bạn tù siêng năng lần hạt Mân Côi, cầu nguyện và hy sinh.
Ngày 16/6/1862, tại pháp trường Bạch Cốc, Ngài lãnh án xử trảm.
115
Thánh Đa Minh NGUYỄN ĐỨC NHI
(1822-1862) Giáo Dân (Xử Trảm)
Tử đạo ngày 16 tháng 6 (x. Tr 192)
“Tôi cương quyết không đạp ảnh Thánh, vì làm như thế là xúc phạm đến Chúa và công khai chối bỏ Đạo”
Thánh Đa Minh Nhi sinh năm 1822, tại họ Ngọc Cục, phủ Xuân Trường, Nam Định. Gia đình ngài đông con, vợ chồng chuyên chăm giáo dục con cái sống đạo đức và bác ái với những người nghèo khổ, cô đơn, bất hạnh.
Ngày 14/9/1861, ngài bị bắt, bị roi đòn và bị giam giữ 4 ngày tại phủ Xuân Trường. Sau bị đưa đi đày và giam giữ tại làng Bạch Cốc, huyện Vũ Bản.
Trong suốt thời gian 9 tháng bị giam cầm, ngài bị hành hạ thân xác, cổ mang gông, đem bị cùm chân; còn bị khắc hai chữ “tả đạo” lên má.
Ngày 15/6/1862, Quan cho đặt Thánh Giá giữa công đường và bắt các tù nhân đạp lên. Nhưng Ngài đáp:“Tôi cương quyết không đạp ảnh Thánh, vì làm như thế là xúc phạm đến Chúa và công khai chối bỏ Đạo”.Quan tức giận truyền đem phơi nắng.
Ngày 16/6/1862, tại pháp trường Bạch Cốc, Ngài lãnh án xử trảm.
116
Thánh Vinh Sơn NGUYỄN MẠNH TƯƠNG
(1814-1862) Chánh Tổng (Xử Trảm)
Ngày tử đạo 16 tháng 6 (x.Tr 280)
“Quan truyền lệnh cho ông Tương chà đạp Thánh Giá, nhưng ông Chánh Tổng nhất tâm trung kiên với Chúa”
Thánh Vinh Sơn Tương sinh năm 1814, tại họ Phú Yên, làng Ngọc Cục, tỉnh Nam Định. Song thân là ông Đa Minh Tiên và bà Maria Gương.
Ngài lập gia đình và sống đời đức tin công giáo gương mẫu, đạo hạnh. Khi bị bắt, ngài dang giữ chức Chánh tổng, được dân làng mến mộ, trọng vọng.
Chỉ một tháng sau ngày ban hành lệnh phân sáp của vua Tự Đức, ngày 14/9/1861, quan phủ Xuân Trường đòi buộc ông Chánh Tổng phải chà đạp Thánh Giá và tuyên bố bỏ Đạo. Tuy nhiên, Ngài Chánh Tổng kiên trì chấp nhận roi đòn, nhục hình, đói khát, gông cùm, xiềng xích để tuyên xưng niềm tin vào Chúa Ki-tô. Quan phủ giận giữ đày ngài sang làng Bạch Cốc, huyện vũ Bản.
Ngày 15/6/1862, quan truyền lần cuối phải chà đạp Thánh Giá, nhưng ngài Chánh Tổng nhất quyết không theo.
Ngày 16/6/1862, tại pháp trường Bạch Cốc, Ngài Chánh Tổng lãnh án xử trảm.
117
Thánh An-rê NGUYỄN MẠNH TƯỜNG
(1812-1862) Giáo Dân
Tử đạo ngày 16 tháng 6 (x. Tr 282)
Xử Trảm
“Vị anh hùng đức tin chấp nhận tất cả mọi nhục hình vì Danh Đức Ki-tô”
Thánh An-rê Tường, sinh năm 1812, tại họ Phú Yên, làng Ngọc cục, tỉnh Nam Định. Ngài lập gia đình và sống đời đức tin công giáo gương mẫu, đạo hạnh.
Theo chiếu chỉ cấm Đạo của vua Tự Đức ban hành năm 1861, một số quan chức đã thi hành rất tàn bạo, như những vụ sát hại và buông sông tập thể ở Nam Định và Hưng Yên.
Trong bối cảnh tang thương này, ngài bị bắt cùng với nhiều giáo hữu, bị giao thẳng về ngục thất Nam Định. Ngài phải mang gông trên cổ, tay chân bị xiềng xích và chịu nhiều trận đòn dã man, bị khắc hai chữ “tả đạo” lên má.
Ngày 15/6/1862, quan truyền lệnh cho ngài chà đạp Thánh Giá để giữ mạng sống và được tha về đoàn tụ với vợ con, nhưng ngài vẫn một lòng trung kiên với Chúa và chuẩn bị đón nhận hồng ân tử đạo.
Ngày 16/6/1862, tại pháp trường Làng Cốc, Ngài lãnh án xử trảm.
118
Thánh Phê-rô PHAN HỮU ĐA
(1802-1862) Thợ Mộc (Thiêu Sinh)
Tử đạo ngày 17 tháng 6 (x. Tr 80)
“Còn việc bước lên ảnh tượng Chúa tôi, thì dứt khoát là không bao giờ tôi nghe lời quan”
Thánh Phê-rô Đa sinh năm 1802 tại làng Ngọc Cục, tỉnh Nam Định. Cậu Đa sinh ra trong một gia đình lao động nghèo, nhưng lương thiện, đạo hạnh và thường giúp đỡ những người xung quanh.
Ngài lập gia đình và sống bằng nghề thợ mộc. Trong bậc sống gia đình, ngài sống gương mẫu, đạo hạnh, quan tâm chăm sóc con cái. Ngoài ra ngài còn lo việc kéo chuông nhà thờ và dọn đồ lễ.
Sau chiếu chỉ phân sáp, ngày 27/6/1861, ngài bị bắt và bị giải về phủ Xuân Trường và 6 ngày sau bị giam tại làng Quá Linh.
Trong cảnh tù đày và tra tấn, ngài vẫn kiên trì không bước qua Thánh Giá. Ngày 17/6/1862, ngài bị dẫn đi thiêu sống. Khi ngọn lửa sắp tàn, lính thấy hình như Ngài còn sống, nên đã vung dao chém đầu vị tử đạo.
Thánh Phê-rô Đa, người thợ mộc là vị cuối cùng trong danh sách 118 Vị Anh Hùng Tử Đạo, chịu 2 án thiêu sinh và xử trảm.
Danh Sách 118 Vị anh hùng tử đạo Việt Nam, theo tuần tự (tức là theo năm), từ Vị đầu tiên đến Vị cuối cùng. (26/7/1644- 17/6/1862)
- 26/7/1644 (19 tuổi) Chân phước.
An-rê Phú Yên
- 22/1/1745 (43) St. Leciniana Đậu
- 22/1/1745 (43) St. Federich Tế
- 7/11/1733 (30) St Castaneda Gia
- 7/11/1773 (41) St. Vinh –sơn Liêm
- 17/9/1798 (42) St. Emmanuel Triệu
- 28/10/1798 (33) St Gio-an Đạt
- 11/10/1833 (60) St Phê-rô Tùy
- 17/10/1833 (34) St. Galelin Kính
- 23/10/1833 (40) St Phao-lô Bường
- 8/11/1835 (30) St. Gio-an Bx Cỏn
- 28/11/1835 (27) St. An-rê Trông
- 30/11/1835 (32) St. Marchand Du
- 20/9/1837 (28) St. Cornay Tân
- 20/11/1837 (34) St. Fx. Xa-vi-e Cần
- 26/6/1838 (41) St. Fx. Chiểu
- 26/6/2838 (73) St. Henares Minh
- 30/6/1838 (74) St.Vinh sơn Yến
- 4/7/1838 (63) St. Giu-se Uyển
- 12/7/1838 (76) St. Delgodo Y
- 15/7/1838 (72) St. Phê-rô Tuần
- 24/7/1838 (63) St. Fernandez Hiền
- 1/8/1838 (66) St. Đa minh Hạnh
- 1/8/1838 (83) St. Bê-na-đô Duệ
- 12/8/1838 (69) St. An-tôn Đích
- 12/8/1838 (34) St. Micae Mỹ
- 12/8/1838 (57) St.Gia-cô-bê Năm
- 21/8/1838 (80) St. Giu-se Viên
- 4/9/1838 (75) St. Giu-se Cảnh
- 5/9/1838 (42) St. Phê-rô Tự
- 21/9/1838 (39) St. Jaccard Phan
- 21/9/1838 (18) St. Tô-ma Thiện
- 24/11/1838 (30) St. Borie Cao
- 24/11/1838 (77) St. Vinh Sơn Điểm
- 24/11/1838 (48) St. Phê-rô Khoa
- 18/12/1838 (30) St. Phê-rô Đường
- 18/12/1838 (40) St. Phao-lô Mỹ
- 18/12/1838 (21) St. Phê-rô Truật
- 13/6/1839 (44) St. Augustino Huy
- 13/6/1839 (47) St. Ni-cô-la Thể
- 18/7/1839 (36) St. Đa minh Đạt
- 26/11/1839 (56) St. Tô-ma Dụ
- 26/11/1839 (52) St. Đa Minh Xuyên
- 19/12/1839 (28) St. Tô-ma Đệ
- 19/12/1839 (49) St. Fx. Mậu
- 19/12/1839 (33) St. Augustino Mới
- 19/12/1839 (27) St. Đa minh Úy
- 19/12/1839 (26) St. Tê-pha-nô Vinh
- 21/12/1839 (44) St. An-rê Dũng (Lạc)
- 21/12/1839 (76) St.Phê-rô Thi
- 2/4/1839 (64) St. Đa minh Tước
- 28/4/1840 (57) St. Phê-rô Hiếu
- 28/4/1840 (69) St. Phao-lô Khoan
- 28/4/1840 (44) St. Gio-an Bx Thanh
- 9/5/1840 (71) St. Giu-se Hiển
- 5/6/1840 (84) St. Lu ca Loan
- 27/6/1840 (76) St. Tô-ma Toản
- 10/7/1840 (72) St. An-tôn Quỳnh
- 10/7/1840 (32) St.Phê-rô Khắc Tự
- 18/9/1840 (47) St. Đa-minh Trạch
- 8/11/1840 (50) St. Phao-lô Ngân
- 8/11/1840 (47) St. Giu-se Nghi
- 8/11/1840 (80) St. Martino Thịnh
- 8/11/1840 (53) St. Martino Nho
- 12/12/1840 (66) St. Simon Hòa
- 12/7/1841 (60) St. A-nê Thành
- 12/7/1842 (62) St. Phê-rô Khanh
- 11/5/1847 (34) St. Mattheu Gẫm
- 1/5/1851 (29) St. Schoeffler Đông
- 1/5/1852 (28) St. Bonnard Hương
- 3/7/1853 (38) St. Philipphe Minh
- 2/5/1854 (65) St. Giu-se Lựu
- 15/7/1855 (65) St.An-rê Thông
- 27/4/1856 (54) St. Laurenso Hưởng
- 6/4/1857 (64) St. Phao-lô Tịnh
- 22/5/1857 (49) St. Micae Hy
- 25/5/1857 (77) St. Phê-rô Vân
- 20/7/1857 (39) St. Sanjurjo An
- 28/7/1858 (37) St. Sampedro Xuyên
- 6/10/1858 (33) St. Fx. Trung
- 5/11/1858 (64) St. Đa Minh Mậu
- 13/1/1859 (79) St. Đa Minh Khảm
- 13/1/1859 (59) St. Giu-se Tả
- 13/1/1859 (39) St. Lu ca Thìn
- 13/2/1859 (29) St. Phao-lô Lộc
- 11/3/1859 (49) St. Đa Minh Cẩm
- 28/5/1859 (32) St. Phao-lô Hạnh
- 31/7/1859 (63) St. Emmanuel Phụng
- 31/7/1859 (33) St. Phê-rô Quí
- 30/1/1860 (80) St. Tô-ma Khuông
- 24/10/1860 (35) St. Giu-se Thị
- 3/11/1860 (42) St. Pierre Né-ron Bắc
- 23/12/1860 (49) St. Jean Vé-nard Ven
- 7/4/1861 (49) St. Phê-rô Lựu
- 29/4/1861 (50) St. Giu-se Tuân
- 26/5/1861 (63) St. Gio-an Hoan
- 26/5/1861 (60) St. Mattheu Đắc
- 1/11/1861 (31) St. Pedro Bình
- 1/11/1861 (61) St. Jeronimo Vọng
- 1/11/1861 (34) St. Valentino Vinh
- 14/11/1861 (59) St. Estienne Thể
- 2/12/1861 (29) St. Giu-se Khang
- 22/5/1862 (22) St. Laurenso Ngôn
- 1/6/1862 (19) St. Giu-se Túc
- 2/6/1862 (21) St. Đa-minh Ninh
- 3/6/1862 (60) St. Phao-lô Đổng
- 5/6/1862 (45) St. Đa-minh Huyên
- 5/6/1862 (50) St. Đa-minh Toại
- 6/6/1862 (62) St. Phê-rô Dũng
- 6/6/1862 (41) St.Vinh Sơn Dương
- 6/6/1862 (60) St. Phê-rô Thuần
- 7/6/1862 (38) St. Giu-se Tuấn
- 16/6/1862 (44) St. Đa-minh Mạo
- 16/6/1862 (62) St. Đa Minh Nguyên
- 16/6/1862 (40) St. Đa minh Nhi
- 16/6/1862 (48) St. Vinh Sơn Tương
- 16/6/1862 (50) St. An-rê Tường
- 17/6/1862 (60) St. Phê-rô Đa
Theo danh sách này thì :
Người tử đạo trẻ nhất là 18 tuổi, thánh Tô-ma Trần Văn Thiện (chủng sinh).
Người tử đạo lớn tuổi nhất là thánh Linh Mục Vũ Bá Loan (84 tuổi).
Người tử đạo đầu tiên là Chân phước An-rê Phú Yên (26/7/1644)
Gần 100 năm sau, chính xác là 99 năm sau tức là 22/1/1745, Hai Linh Mục Dòng Đa Minh, người Tây Ban Nha là Thánh Mattheu Leciniana Đậu và Fx. Tế mới tử đạo.
Và người Việt Nam đầu tiên tử đạo là thánh Linh Mục Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm, cũng thuộc dòng Đa Minh, tử đạo ngày 7/11/1773.
Người tử đạo cuối cùng là Thánh Phê-rô Phan Hữu Đa (17/6/1862), người thợ mộc.