Sự việc xảy ra như sau: một đôi vợ chồng người Italia son sẻ xin khai sinh cho một hài nhi sinh ra từ một phụ nữ mang thai mướn tại Nga như là con của họ.
Nhưng chính quyền Italia đã từ chối, viện dẫn lý do là hoàn toàn không có quan hệ huyết nhục nào giữa đứa trẻ và đôi vợ chồng này. Họ đã kiện lên tòa án nhân quyền Âu châu ở Strasbourg. Và hôm 24.01, tòa án đã ra phán quyết chung kết, nhìn nhận rằng Italia không vi phạm quyền con người, khi không cho phép đôi vợ chồng kia khai sinh cho đứa trẻ như là con của họ.
Diễn đàn các gia đình Âu châu đã bày tỏ sự hài lòng về phán quyết nói trên của tòa án nhân quyền.
Ông Vincenzo Bassi, đại diện của Diễn Đàn này bên cạnh Liên Minh các tổ chức gia đình châu Âu, gọi tắt là FAFCE, nhận định rằng thực tại này cho thấy là: hoàn toàn không có các căn bản chính trị và pháp lý để toan tính đưa việc mang thai mướn trở thành hợp pháp. Đây là một kỹ thuật thực hành cần bị cấm trên bình diện quốc tế.
Từ phán quyết vừa nói của tòa án nhân quyền Strasbourg, chúng ta cần phải tiếp tục khuyến khích các cơ cấu tại Italia chống lại hay dung thứ những mưu toan mang thai mướn.
Chỉ có thể trở thành cha mẹ thực sự qua một liên hệ huyết nhục hay là một tiến trình hợp pháp khiến đứa trẻ được nhận làm con nuôi. Tất cả những con đường khác như là mang thai mướn đều phải bị luật pháp ngăn cấm.
(Mai Anh, RadioVaticana 01.02.2017/ AGI 25.01.2017)