Tổng thống Donald Trump đã bảo vệ cách xử lý khủng hoảng lạm dụng của Đức Thánh Cha Phanxicô, nói rằng Đức Giáo hoàng sẽ xử lý tình huống này “ai là người quan trọng nhất có thể xử lý nó.”
Trong một cuộc phỏng vấn với Daily Caller, Tổng thống Trump nói rằng vụ bê bối lạm dụng cách đây 70 năm, và là “một trong những câu chuyện đáng buồn khiến tôi vô cùng tôn trọng Giáo hội Công giáo.”
Trong số các cáo buộc lạm dụng nhiều chống lại Đức Tổng Giám mục Theodore McCarrick, Tổng thống Trump nói: “Tôi lấy làm ngạc nhiên đối với Đức Hồng y McCarrick, mọi người đều biết ngài và quả thật ngạc nhiên khi nghe thấy những điều này.”
Những bình luận của tổng thống Trump đưa ra chỉ chưa đầy hai tuần sau khi Đức Tổng Giám mục Carlo Maria Viganò, cựu sứ thần của Vatican tại Hoa Kỳ, kêu gọi Đức Thánh Cha từ chức. Trong một “lời khai” bùng nổ, Đức Tổng Giám mục Viganò nói ông đã nói với Đức Thánh Cha về hành vi sai trái của McCarrick vào đầu năm 2013.
Viganò cáo buộc thêm rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã biến McCarrick trở thành một cố vấn đáng tin cậy và thậm chí đã đảo ngược những nỗ lực của Đức Benedict XVI nhằm trừng phạt McCarrick.
Tổng thống Trump từ chối tham gia những chỉ trích của Đức Thánh Cha Phanxicô, nói rằng: “Đức Giáo hoàng đang xử lý chuyện này, tôi đoán, ai là người quan trọng nhất có thể xử lý chuyện này. Ngài sẽ xử lý nó như thế nào?”
Vào năm 2013, Trump đã đặt vấn đề về quyết định từ chức của Đức Benedict XVI, trên tweet: “Đức Giáo hoàng không nên từ chức – ngài nên sống ngoài nó. Nó làm ngài đau khổ, nó làm tổn thương giáo hội… ” Nhưng ông nhanh chóng sưởi ấm Đức Thánh Cha Phanxicô, ông mô tả ngài là “một người khiêm nhường, rất giống tôi, điều mà có thể giải thích lý do tại sao tại sao tôi lại rất đỗi quý mến ngài!”
Hai người đụng độ vào năm 2016 sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng nếu Trump đang nghĩ “chỉxây dựng những bức tường,” thì ông “không phải là Kit ô hữu.” Nhưng tại một buội hội kiến thân thiện vào năm sau tại Vatican, Tổng thống Trump đã mô tả cuộc gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô là “vinh dự của một đời người.”
Jos. Tú Nạc, Nguyễn Minh Sơn