Cử chỉ này của Tổng thống Vladimir Putin đã có thể làm cho các chính trị gia Pháp ngạc nhiên, vì các chính trị gia Pháp luôn tôn trọng tính “đời” của chính quyền, cấm mọi hình thức biểu lộ tôn giáo trong chức vụ hay trong nhiệm kỳ của họ. Ngày 29 tháng 5 vừa qua, trong lần viếng thăm Pháp, Tổng thống Vladimir Putin đã đến thăm ngôi thánh đường nguy nga của Giáo hội chính thống, tháp tùng ông có bà thị trưởng quận 7 Rachida Dati, bà thị trưởng thành phố Paris Anne Hidalgo.Khi vào ngôi thánh đường, ông đi thẳng đến bàn quỳ, nơi có bức ảnh vẽ bằng gỗ chưng tượng của thánh trong ngày hay tượng quan thầy của nhà thờ. Và không ngần ngại một giây, ông nghiêng mình để hôn tượng, đặt trán lên tượng, dấu chỉ của phút cầu nguyện trầm lắng và khiêm nhường. Vài phút sau, ông cũng lặp lại cử chỉ này khi giám mục Chersonèse đưa tượng Chúa Ba Ngôi cho ông.
Còn hơn là một bức tượng để trang trí, bức vẽ trên gỗ là truyền thống ảnh tượng thờ phụng của Giáo hội Đông phương. Vì, qua hình tượng khắc trên gỗ, chúng ta nhìn đó như tấm gương soi của các chuyện trên trời, sự hiện diện thiêng liêng và vô hình của vị thánh, của thiên thần hay của Chúa xuống thế làm người như bức vẽ tượng hình cho thấy.
Vì thế, bức tượng vẽ trên gỗ nhắc lại, đời sống của Giáo hội không chỉ dành cho những người đang sống, nhưng là hiệp thông với các thánh, các thiên thần cùng chúc tụng Chúa không ngừng, và đặc biệt trong các phụng vụ như việc loan báo Khải Huyền của Thánh Gioan. Tuy nhiên, thần học chú giải đặc biệt dựa trên hình ảnh đã là đề tài gây tranh cãi mãnh liệt trong lịch sử: ánh sáng mờ mờ có nghĩa Chúa sẽ là mặt trời (Kh 22 : 5), và các khuôn mặt thanh thản thầm lặng, khiêm nhường là dấu hiệu được Chúa an ủi. Dù sao, trên hết, việc thực hiện bức vẽ trên gỗ vẫn là công việc của một tác phẩm thiêng liêng, chứng nghiệm sự thần thánh hóa của thế giới được tạo ra, để truyền tải chiều sâu tái tạo lại một cách tốt hơn.
Không lẫn lộn giữa tôn kính và thờ phượng
Việc tôn kính các bức vẽ trên gỗ, mà truyền thống trong Giáo hội Đông phương là ôm hôn ảnh tượng, đây là dấu hiệu tôn kính không phải đối với chính ảnh tượng, nhưng là hiện thực thiêng liêng thể hiện qua đó. Một cách để tín hữu tỏ ra họ không thờ ơ, nhưng họ biết ơn qua hình ảnh các ảnh tượng này đại diện. Vì thế, trong các nhà thờ chính thống, trong số nhiều ảnh tượng khác nhau có ảnh tượng gọi là “ảnh quan thầy”.
Phương Tây đặc biệt tôn kính các thánh tích, là thực tại thể lý mà qua đó ơn Chúa hành động. Nhưng bức vẽ trên gỗ là biểu tượng nên trong bất cứ trường hợp nào cũng không được nhầm lẫn lộn với những gì bức tượng đại diện. Vì thế, việc tôn kính bức vẽ trên gỗ nhắc đến việc tôn kính các ảnh tượng khác, một hình thức tiêu biểu của phương Tây.
Do đó không được lẫn lộn giữa tôn kính và thờ phượng. Chỉ có một mình Thiên Chúa mới được xứng đáng thờ phượng, thờ phượng một hình ảnh chẳng qua là thờ ngẫu tượng. Sự nhầm lẫn giữa hai chữ này trong lịch sử đã tạo nên các cáo buộc đáng tiếc giữa Tín hữu kitô Hy Lạp và tín hữu kitô La-tinh: trong Công đồng Nicea năm 787, chữ “tôn kính” trong tiếng Hy Lạp được dịch ra tiếng La-tinh là thờ phượng. Hệ quả của việc dịch không đúng này đã có tác động không tốt trên người la-tinh và sau này trên Thánh Tôma Đa Canh, ngài dùng lại chữ này và bị gán là thờ ngẫu tượng trong những bài viết gây tranh cãi. Nhưng việc tái khám phá các bức vẽ trên gỗ của thời hiện đại ở thế giới phương Tây là dấu hiệu cho thấy đã chấm dứt các tranh cãi và các ngộ nhận của hai bên, và việc tái tạo lại di sản chung đã được thiết lập.
Marta An Nguyễn dịch
Nguồn tin: Phanxico