Bùi Chu, 09/07/2015 (gpbuichu.org) – Đức Thánh Cha Phanxicô đang trong chuyến tông du 3 quốc gia thuộc Châu Mỹ Latinh, đó là Ecuador, Bolivia và Paraguay từ ngày 5 đến 13 tháng Bảy. Trả lời phỏng vấn về chuyến tông du này được Catholic News Agency đăng tải, ĐHY Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Pietro Parolin đã nêu lên 5 thách thức mà ĐTC sẽ phải đối mặt trong chuyến đi này.
1. Chuyến tông du dài nhất
Đây là chuyến tông du thứ chín của ĐTC Phanxicô kể từ khi nhậm chức, và cũng là chuyến tông du dài nhất của ngài. Chuyến đi mất 13 giờ để hạ cánh xuống Quito, Ecuador và gần 13 giờ bay nữa từ Asuncion, Paraguay trở về Rôma. Trong suốt chuyến đi đến 3 nước Châu Mỹ Latinh, ĐTC sẽ phải đổi máy bay tới 13 lần, cũng như diễn thuyết đến 22 lần.
Hơn cả, ĐTC sẽ phải đối mặt với việc thay đổi nhiệt độ khi từ nơi này đến nơi khác và độ cao cực độ khi Ngài đến sân bay quốc tế El Alto ở Bolivia. Thành phố được tọa lạc gần thủ đô La Paz và ở độ cao 4150m. Điều kiện quá khắc nghiệt đến nỗi ĐTC hầu như không có bất cứ lịch trình nào tại thủ đô nước này, và hầu như ngài sẽ ở tại Santa Cruz de la Sierra, nơi có độ cao 416m.
2. Châu Mỹ Latinh, một lục địa của niềm hy vọng
Trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Vatican, ĐHY Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh gợi lại những lời của ĐTC vào ngày 12 tháng 12 năm ngoái trong lễ kính Đức Mẹ Guadalupe cử hành tại Vương Cung Thánh Đường thánh Phêrô. Ngài nhắc lại câu nói nổi tiếng của người tiền nhiệm là Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, rằng Châu Mỹ Latinh là một lục địa của niềm hy vọng.
ĐTC nói rằng: “Tại sao lại là lục địa của niềm hy vọng? Bởi Châu Mỹ Latinh đang tìm kiếm những hình mẫu mới của sự phát triển, đó là sự hòa nhập của truyền thống Kitô giáo và sự phát triển của công dân, của công bằng và hòa giải, của khoa học kĩ thuật với tri thức, và của khổ đau với niềm hy vọng”.
3. Tại Ecuador: Việc bảo vệ sự sống và gia đình
Một trong những vấn đề mà vị cha chung của Giáo Hội phải đối mặt trong chuyến đi là việc bảo vệ sự sống và gia đình. ĐHY Parolin khẳng định rằng “Giáo hội tiếp tục đóng vai trò tiên khởi trong khía cạnh mà ĐTC gọi là ‘ thực dân hóa ý thức hệ’. Theo đó, ‘gia đình và sự sống’ là nơi mà khía cạnh này đang cố gắng áp đặt vào.
Trong tình hình này, ” Giáo hội phải tiếp tục rao giảng Lời Chúa, mang tin mừng đến với mọi nhà và mọi đời sống”. Đây cũng là nhiệm vụ của giáo hội Ecuador. ĐHY khẳng định rằng “Giáo hội được yêu cầu thực hiện sứ vụ riêng của mình là phải góp phần cho một xã hội tốt đẹp, cho đấu tranh dân chủ, cho hạnh phúc của mỗi người và đặc biệt cho những nhóm người dễ bị tổn thương”.
4. Tại Bolivia: bảo vệ công trình sáng tạo và thúc đẩy hạnh phúc cho người nghèo và người bị loại bỏ.
ĐHY Parolin nói, “Đức Thánh Cha sẽ kêu gọi đất nước này “bảo vệ công trình sáng tạo, đó là trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta”. Ngài cũng sẽ thúc đẩy sự công bằng xã hội, để tìm kiếm cái gọi là hòa bình mà mọi quyền của con người được tôn trọng, cũng như một xã hội vì người nghèo hơn, đấu tranh chống lại sự nghèo khổ hơn, để rồi phẩm giá của con người đều được nhận biết, và cũng để tôn trọng sự hợp nhất trong văn hóa của đất nước đang có xu hướng toàn cầu hòa mà mọi thứ theo khuôn phép.” ĐTC cũng sẽ kêu gọi mọi người né tránh việc thương mại hóa các mối quan hệ xã hội”
5. Tại Paraguay: Sự bảo vệ và thăng tiến của gia đình
Đây sẽ là quốc gia cuối cùng ĐTC Phanxicô viếng thăm trong chuyến tông du này, và tại đây, gia đình sẽ là vấn đề trọng tâm ngài sẽ đề cập đến. ĐHY Parolin giải thích rằng “bất cứ ai muốn đứng vững trong giáo lý và sứ vụ truyền giáo với Giáo hội Paraguay phải chú ý đến vấn đề này, bởi kế hoạch mục vụ trong 3 năm của các ĐGM tập trung chủ yếu trong vấn đề gia đình.”
ĐHY Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nói rằng gia đình Châu Mỹ Latinh “nắm giữ rất nhiều giá trị”. Ví dụ như ở Paraguay, đời sống gia đình mạnh mẽ hơn và họ có rất nhiều con cái. Hơn nữa, đây là một trong số những đất nước trẻ nhất trên thế giới.
Trong khi hiến pháp của đất nước yêu cầu việc tôn trọng cuộc sống con người từ khi sinh ra, thì những thách thức này vẫn tồn tại, bao gồm cả những gia đình đơn thân, nạn thất nghiệp cũng như nghiện hút.
Phát biểu về tất cả vấn đề này, ĐHY Parolin nói rằng, “ĐTC mong muốn hiện diện gần gũi với mọi gia đình, đặc biệt là những gia đình đang phải chịu đau khổ vì những lí do này. Và Ngài cũn mong nuốn trở thành một chất xúc tác cho sự phát triển của họ.”
Joseph Đinh