Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ VI Phục Sinh năm B 10/05/2015
“Nếu xa nhau anh xin làm mây thu”,
Khóc em… dài những tháng mưa ngâu
Mưa thu buồn… buồn đời anh bấy lâu
Gió thu sầu… hát bài ca nhớ nhau”.
(Đức Huy – Nếu Xa Nhau)
(Galát 3: 26-29)
Đã xa nhau rồi, sao lại hát xin làm “mây thú”, mây thu chứ? Mây thú hay mây thu rất thú vẫn vần vũ cũng đâu vừa, hỡi người viết nhạc, rất nghệ sĩ. Vâng. “Làm mây thu” ở đời người, cũng đâu là chuyện dễ. Chí ít, là “làm mây thu” rồi lại có cái thú khác làm mây mưa dây dưa nhiều chuyện để thế-trần cứ lần-chần, tức chết được.
“Mây thu” hôm nay, lại sẽ thấy nhiều điều trải dài nơi lời ca cũng âu sầu, như sau:
“Nếu xa nhau, anh xin làm dòng sông
Nhớ em nhiều những thoáng mênh mông
Khúc sông buồn… buồn trôi bao lá rong
Tiếng mây chiều lạc loài vương nhớ nhung.”
(Đức Huy – bđd)
Thì ra, “làm mây thu” là làm rất nhiều thứ, và cả những thứ/những điều khiến cho người và cho mình, như ca-từ còn xác-chứng. Xác chứng hay làm-chứng cho ai/điều gì, vẫn không là chuyện quan-trọng. Điều quan-trọng hôm nay, chỉ mỗi việc là: làm chứng cho Thiên-Chúa-Là-Tình-Yêu, không thấy mệt.
Thật thế. Trong cuộc đời người, vẫn có nhiều người từng thấy chán-nản rất nhiều thứ, nên tự dưng muốn được làm “mây thu” hoặc cái thú làm mây vơ-vẩn đường bay tận chân trời, nhiều tưởng tượng. Trong số những người dễ chán nản và ngán-ngẫm đủ mọi thứ, là đám “trẻ người non dạ” cứ luôn miệng bảo: “Sao con chán mấy đồ chơi này quá, mẹ à!”; hoặc “buồn thấy mồ tổ đấy, mẹ ơi!” vv..
Trong cuộc đời trẻ tuổi, nhiều em bé vừa chơi đồ chơi mẹ mới sắm/tậu, hoặc trò chơi “games” điện-tử mới cài đặt trên ipad, media player, đã thấy buồn. Tóm lại, cuộc đời người, tiếng “chán” hoặc “buồn”, là từ-vựng thấy ở già trẻ lớn bé, ai cũng có thể nói vào lúc nào đó.
Có bé em học sinh, đang trong kỳ nghỉ học-kỳ hoặc nghỉ hè khá nhiều tuần, thế mà mới chỉ có vài ngày đã thấy chán hoặc kêu buồn rồi. Em thấy thế, là bởi lâu nay thiếu nghỉ ngơi, thư-giãn hoặc thiếu sáng-tạo trong cuộc chơi, học-hành hoặc tạo ra tư-tưởng, nên không thấy chuyện gì hấp-dẫn, hoặc thích-thú cả đến kẹo bánh/cây trái lẫn trò chơi cũ/mới ê-hề đủ loại.
Cũng có thể, em thấy chán/ngán, vì suốt ngày chỉ dán mắt vào màn hình lớn/nhỏ xem phim truyện xong lại chơi trò chơi này khác, riết rồi quá nản bèn than van: “Chẳng gì mới!” hoặc: “Ghêm gì toàn những thứ xem rồi, chán bỏ xừ!”
Những câu nói “chán/ngán” lại đã khiến bậc cha mẹ thêm lo lắng, hãi sợ. Bởi quá lo, nên có bậc mẹ cha tìm đủ mọi cách, cả việc đổ xô tìm các đồ/hàng mới cứng để mua/sắm cho bé em bớt buồn, nhưng vẫn không làm các bé hài lòng, hoặc bớt sầu.
Thành thử, kỹ-thuật cao hoặc mới mẻ, có lẽ, sẽ chỉ là giải-pháp/đáp số tạm-thời cho bài toán khó giải với người đời. Bởi thế nên, nhiều vị ở các nơi mới cố nặn óc mình ra mà tìm tòi, sáng-chế, hoặc chỉnh-sửa những gì có sẵn, đôi lúc lại đã khám-phá ra đôi điều làm mọi người phải suy-nghĩ.
Thực-tế đời người đi Đạo, cũng hệt thế. Nhiều thứ hoặc nhiều chuyện, lâu nay từng khiến người nhà Đạo suy-nghĩ rất “lung” vào mọi lúc/mọi thời, lại trở-thành vấn-đề để ta sẻ san, tư-duy, hoặc suy-nghĩ. Một trong các vấn-đề khiến mọi người suy-tư không ít, ở nhà Đạo, là vấn đề phụ-nữ. Nói rõ hơn, là: vai-trò của nữ-phụ trong Đạo đã và đang được nhiều vị đặt lại.
Đặt lại vấn-đề trong Đạo, giống hệt người ngoài đời vẫn từng hát:
“Cùng tháng năm mây thu trôi lững thững cuối trời
Biết bao giờ thôi phiêu lãng giữa tháng mưa ngâu,
Em có nghe chăng bài tình ca?
Hôm nào… anh đã hát cho em
Trời đã sang đông, thôi anh làm im vắng
những đêm dài mơ ước gió trăng
Biết bao giờ tình yêu thôi lỡ làng
Biết bao giờ đời anh thôi dở dang”.
(Đức Huy – bđd)
Người ngoài Đạo, thường hát thế là để tự an ủi mình vào lúc thấy cuộc đời mình cũng chán và nản, không ít. Thế nhưng, các đấng bậc trong Đạo lại tư-duy theo cách chững-chạc, đạo-mạo, rất bài bản như ta thường thấy ở đây đó, chốn Nước Trời.
Nuớc Trời hôm nay, lại có bậc vị-vọng trong Đạo Chúa, đã nhìn ra vấn-đề khả dĩ gây nản lòng nơi một số bạn đạo, ở đây đó. Đấng bậc nhà ta, đã hình-dung ra được vấn-đề hệ-trọng cả ở trong Kinh Sách, nên đã tỏ lộ như sau:
“Huyền-thoại Do thái xưa, được phản ánh trong sách Sáng Thế đã diễn-tả tầm hiểu của người thời đó về nhiều thứ. Chủ-đích của người ghi chép các huyền-thoại ấy, là để giải-thích thứ đó có nghĩa gì. Rõ ràng là, chỉ mỗi nam-nhân thời cổ mới dám đóng khung các huyền-thoại này và cuối cùng ghi chép lại thành sách, thành truyện. Nói thế là bởi, bậc nữ-lưu thời cổ trong xã-hội không được phép tiếp-cận quyền-lực để giải-thích về Thiên-Chúa và/hoặc cũng chẳng có khả-năng để viết lách nữa.
Và hơn nữa, phụ-nữ được mọi người coi như không dính-dự gì vào những chuyện như thế, hoặc có dính dự cũng chẳng hiểu biết, chẳng thể-hiện được thế nào là thực-tại đời người. Vì thế nên, phụ-nữ chẳng bao giờ tạo ảnh-hưởng cách trực-tiếp lên nền văn-hoá này khác, hoặc cũng chẳng tạo bất cứ quyết-định ban đầu nào về bản-chất của bất cứ sự gì và cũng chẳng tham-gia vào bất cứ tiến-trình nào khả dĩ đưa ra một quyết-định. Thành thử, chẳng lạ gì khi các truyển kể trong Kinh Sách đều do nam-nhân viết ra hoặc định-hình cả đến sự việc nhằm giải-thích cách-thức ác-thần/sự dữ len lỏi vào công cuộc tạo-dựng của Thiên-Chúa Đấng Tác-tạo mọi sự. Và Kinh Sách làm thế, bằng việc tuyên-bố việc ấy như yếu-điểm của tạo-vật chưa thành người do Thiên-Chúa thực-hiện để đáp-ứng nhu-cầu của nam-nhân. Và người nữa đó tên là Evà.
Nói tốm lại, ở thế-giới do nam-nhân thống-trị, thì phụ-nữ bị chê-trách đủ mọi thứ kể từ ngày ấy, đến hôm nay. Chẳng hạn như: nếu người đàn ông nào lại hiếp-đáp một phụ-nữ, thì lại nói do người nữ ấy quyến-rũ anh ta bằng cách ăn mặc lố lăng, khêu gợi. Nếu nam-nhân đánh đập một nữ-phụ nào, thì lại bảo: việc ấy là do y-thị khiêu-khích anh ta nổi giận. Thậm chí, nếu nam-nhân ly-dị người nữa nào, lại đổ lỗi cho người nữ ấy sống sao đó nên nam-nhân này không còn chịu đựng nổi để chung sống nữa…
Nói tóm lại, chính người nữ đầu đời con người là Evà chính là duyên-do khiến nam-nhân đầu tiên ngã quỵ. Bà chịu trách-nhiệm trong việc dẫn nhập mọi ác thần/sự dữ, và/hoặc mọi sự ngán-ngẫm, cho gian-trần…” (x. Tgm John Shelby Spong, The Sins of Scripture: Woman as the Source of Evil, HarperCollins Publishers 2005, tr. 87)
Sống thực đời đi Đạo, các đấng bậc vị vọng là những người thấy được điều chán/ngán, còn gọi là ác-thần/sự dữ cũng hơi lạ ở Kinh Sách. Còn, người thường đi Đạo sống thực cuộc đời lý-tưởng sẽ ra sao? Hãy nghe đấng bậc có nhiều năm kinh-nghiệm giảng dạy về niềm tin và mục vụ tại trường Đạo ở Melbourne, Úc Châu lại có giòng chảy như sau:
“Mới đây, tôi có sinh-hoạt với một nhóm người trẻ để giúp các em hiểu thêm về căn-tính linh-đạo của họ. Thật ra, cũng chỉ như chuyện xếp hình kiểu Nhật Bản gọi là Origami, mà thôi.
Ý tôi muốn nói là: ta chỉ cần làm mỗi việc như xếp mẩu giấy vụn theo chiều dọc thành hai cột, cũng đơn-giản…. nghĩa là, chỉ việc đưa vào cột dọc này các ơn phúc Trời ban cho con người, tức: các huệ-lộc áp-dụng cho mỗi người và mọi người. Nay, cũng chỉ nên ghi-nhận xem ân-phúc nào được Chúa đem đến cho cuộc sống của mình, chứ không ai khác ngoài mình ra.
Nghĩ thế rồi, tôi bèn bắt đầu làm công việc ấy cách đây 3 ngày và dưới đây là một vài mảnh vụn từ đó nảy ra:
- Sáng thứ Hai. Bé trai đầu tiên tôi gặp ở trường học tôi vẫn dạy, có nói với tôi rằng: “Thấy thày lại đến như thế này, thật rất tốt.” Thế tức là, tôi có được nghị-lực làm việc để bớt thấy chán nản trong cả tuần lễ, là do em bé này chúc mừng tôi.
- Trưa thứ Hai hôm ấy. Cùng với 4 em học sinh đi đến trung-tâm giúp người vô gia-cư có thức ăn vào buổi sáng, tôi có dịp chuyện gẫu với một nhân-viên thiện-nguyện mà tôi chưa từng gặp mặt. Bà này trạc 6o, thất-nghiệp suốt 18 tháng trời, tức là bà từng trải-nghiệm một thời-gian dài rất chán-ngán. Bà có nhiều bằng cao-học hoặc phó tiến-sĩ gì đó, lại có kinh-nghiệm quản-trị xí-nghiệp rất nhiều năm.
Thế nhưng, công-việc lại không mấy thích-hợp với một người giỏi dang, thiện chí đầy mình. Dù sao thì, hôm ấy, bà đã tập thể-dục chuẩn bị sạch sẽ để gặp mặt những người lê lết ngoài đường phố, rất hôi bẩn. Tôi xúc-động khi thấy phụ-nữ như bà có tinh-thần cao, lại quyết tâm làm những việc rất cần cho người sống lề đường/xó chợ, dù bà vẫn ưa-thích văn-chương nghệ-thuật hơn thứ gì khác. Tôi phấn khởi không ít, và biết ơn các nữ-phụ như bà dám bỏ tất cả ra chỉ để lân-la/gần gũi những con người rất chán đời, nhưng vẫn trân-trọng cử-chỉ đẹp do bà thực-hiện.
Điều hay hơn, là bà chẳng bao giờ tỏ ra là kẻ cả, trịch-thượng và đó là ân-phúc tôi có được vào ngày hôm ấy.
- Trưa thứ Ba. Hôm nay, tôi được tin người bạn rất thân đã hưu-dưỡng từ lâu, vẫn tạm-trú ở khu dưỡng bệnh dành cho những người bị ung-thư giai-đoạn cuối. Công việc thường ngày của ông, là giúp các bệnh-nhân đồng cảnh-ngộ viết lên chuyện đời của mỗi người, để họ san sẻ với bạn bè/người thân, trước khi quá vãng. Ông thấy: phần đông những người sắp lìa đời, vẫn muốn để lại các câutruyện đời đủ mọi loại, không có được cơ-hội như mình, hoặc đôi lúc chỉ cần viết ra vài ba giòng chữ trước khi chết, cũng được. Ông đã trở thành một thứ không phải “con ma viết lách” mà là “thần-nhân viết truyện”. Và hôm ấy, tôi lại được chúc phúc vì đã quen biết ông.
- Chiều thứ Ba. Tôi vừa được một bạn già khác là linh-mục vừa mới gọi cho biết ông đã có báo cáo thật tuyệt-vời. Nghe chữ tuyệt-vời tôi cứ ngỡ rằng đó là báo-cáo học-trình của ai đó, thì ra là “báo cáo về bệnh-tình của ông, do bác-sĩ trao cho ông. Mấy lâu nay ông bị ung-thư đến giai-đoạn rất nặng, suốt những năm gần đây. Thế nên, chính ra đây phải là tin buồn mới đúng.
- Sáng thứ Tư. Một đồng-nghiệp rất thân của tôi, có lần nói là: anh rất thích nhất câu thơ của Shakespeare để cho nhân vật Polonius nói với Laertes trong “Hamlet”, rằng: Bạn bè ông, nếu họ thử đủ mọi cách khác nhau mà không thuận được gì, thì hãy túm lấy họ bằng móc mắt đem vào hồn là xong… Nghe thế, tôi lại cảm thấy mình được chúc phúc vì có bạn bè thân quen mình có thể túm lấy mà đưa vào hồn mình.
- Chiều thứ Tư. Một em học sinh của tôi từ Phi Châu trở lại trường, sau khi nhận thanh-tẩy trong nước, có nói: việc quan-trọng đối với em là về để thấy được mọi người còn sống sót, chứ không phải để nhìn tận mặt sự đói nghèo là thế nào. Em còn nói về châu Phi, như sau: “Đến đó quý đã thấy lạ kỳ rồi, khi rời khỏi nơi đó, lại vẫn thấy kỳ lạ như lúc đến, nhưng ở mức độ còn cao hơn.” Điều này, là loại chóp đỉnh băng đá tảng trôi trên biển mà thôi. Nhưng, cũng có thể là tôi vẫn cần miếng đá ấy mỗi ngày cho mình. Bởi, cuộc sống không chỉ là những sự việc và sự kiện xếp thành nhiều lớp trồi lên trên mà là để cho chúng không bị xếp lớp, mà thôi.” (x. Michael McGirr, Origami Blessings, The Majellan 10/2013-12/2013, tr. 15-16)
Đời người chỉ như băng tảng xếp lớp, mà thôi. Ôi! Còn gì chí lý bằng. Thế tức là, trong chuổi ngày dài cuộc đời, có lớp xếp hướng lên cao, có lớp lại chìm xuống để trôi tan cùng giòng nước. Bạn bè Đấng bậc mô-phạm trường lớp thuờng nghĩ thế. Chứ còn, nghệ-sĩ ở đời thường lại nghĩ khác, nên cứ hát những lời, như:
“Cùng tháng năm mây thu trôi lững thững cuối trời
Biết bao giờ thôi phiêu lãng giữa tháng mưa ngâu,
Em có nghe chăng bài tình ca?
Hôm nào… anh đã hát cho em
Trời đã sang đông, thôi anh làm im vắng
những đêm dài mơ ước gió trăng
Biết bao giờ tình yêu thôi lỡ làng
Biết bao giờ đời anh thôi dở dang”.
À thì ra, “Biết bao giờ đời anh thôi dở dang” thật cũng chán. Thấy chán, là bởi anh thật chẳng biết“bao giờ tình yêu thôi lỡ làng”.
À ra thế. Tất cả, chỉ vì tình yêu mà thôi. Yêu người, yêu vật yêu cả trò chơi, đồ hàng lại thiếu mất tình-yêu, làm sao khá.
Tất cả vì Tình-yêu. Bởi, có tình yêu, là có tất cả. Cho đời mình. Chỉ Tình-yêu, mới làm cho mình/cho người sống cuộc đời đáng sống. Chỉ Tình-yêu, mới là lý-tưởng cuộc sống, không thấy chán. Và, Tình-yêu lại là và vẫn là ý của Đấng Thánh Nhân Hiền, từng dạy dỗ, bảo ban như sau:
“Quả thế, bất cứ ai trong anh em được thanh tẩy
để thuộc về Đức Kitô,
đều mặc lấy Đức Kitô.
Không còn chuyện phân biệt Do-thái hay Hy-lạp,
nô lệ hay tự do,
đàn ông hay đàn bà;
nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô.
Mà nếu anh em thuộc về Đức Kitô,
thì anh em là dòng dõi ông Ápraham,
những người thừa kế theo lời hứa.”
(Galat 3: 26-29)
Và, một khi đã ở cùng và ở với “Thiên-Chúa-chính-là-Tình-Yêu” rồi, mỗi người và mọi người sẽ thấy đời mình nhẹ nhàng, thư-giãn, rất đáng sống. Sống thảnh-thơi, như lời đấng bậc hiền-triết từng răn dạy người đời bằng câu truyện kể để lại đời như sau:
“Có một người cảm thấy cuộc sống quá nặng nề, bèn đi tìm nhà triết học cầu mong kiếm được con đường giải thoát. Nhà triết học chẳng nói chẳng rằng, chỉ đưa cho ông ta một cái sọt bảo ông đeo lên vai, đồng thời chỉ vào một con đường lổn nhổn đất đá nói:
-Mỗi khi anh bước đi một bước thì nhặt một hòn đá cho vào sọt, xem thử cảm giác như thế nào.
Người này bắt đầu làm theo, còn bậc hiền-riết bước nhanh đến mút đường. Được một lúc, người kia mới đến được chỗ đó. Bậc hiền-triết hỏi anh thấy thế nào. Người kia nói:
-Tôi thấy càng lúc càng nặng.
Đây chính là nguyên-nhân giải thích tại sao anh thấy cuộc đời ngày càng nặng nề. Bậc hiền-triết nói:
-Mỗi người khi đến thế giới này, đều đeo một cái sọt rỗng, mỗi bước đi trên đường đời anh ta đều nhặt thứ gì đó từ thế giới này để bỏ vào sọt, nên càng đi càng cảm thấy mệt.
Người kia lại hỏi:
-Có cách nào giảm bớt gánh nặng này không ?
Bậc hiền-triết hỏi ngược lại anh:
-Vậy anh có đồng ý vứt bỏ một trong các thứ như công việc, tình yêu, gia đình hay tình bạn không? Người kia nghe xong im lặng. Bậc hiền-triết bèn nói tiếp:
-Nếu thấy khó có thể vứt bỏ đi, thì đừng nghỉ đó là gánh nặng nữa, mà nên nghĩ đến niềm vui nó mang lại. Cái sọt của mỗi người chúng ta không những chứa đựng ân-huệ Trời ban, mà nó còn gồm cả trách nhiệm và nghĩa vụ nữa. Khi anh thấy nặng nề, anh cũng đừng vội buồn, có thể cái sọt của người khác còn to hơn, nặng hơn của anh nhiều. Nếu nghĩ như thế, chẳng phải sọt của anh sẽ bớt được nỗi buồn, hay sao?” Trong đời, có biết bao nhiêu thứ nặng nề hằng ngày vẫn “hành hạ” ta, nếu ta cứ “để tâm” đến nó, từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn. Nhưng, nhiều lúc ta cũng quên một điều khá quan trọng, là cuộc sống có hai mặt, mặt nổi và mặt chìm. Một mặt được phơi bày và một mặt vẫn ẩn khuất. Nếu ta chỉ thấy mỗi mặt nổi của sự việc, và vì nó vừa ý hay không vừa ý ta, ta sẽ có kết luận vội vàng, và từ đó, ta cũng vội buồn, vội vui.
Ở đời, cái vừa ý ta thì ít, còn cái không vừa ý ta thì nhiều, nên nhiều lúc ta dễ “chán đời” ! Làm sao “yêu đời” được, khi nhìn chung quanh, ta thấy toàn những điều làm ta mệt mỏi, cô đơn, nặng nhọc?
Bình tâm suy nghĩ, ta sẽ thấy sự việc nào xẩy ra, có thể đối với người này là quá sức tồi tệ, nhưng với người khác, nó lại là chuyện “bình thường”, có khi còn mang ý nghĩa tích cực nữa.
Vậy nên, gánh nặng cuộc đời còn tùy ta nhìn nó từ góc cạnh nào. Nếu ta chỉ nghĩ tới mình, thì làm sao có được niềm vui vừa ý, chắc chắn quang gánh cuộc đời càng nặng trĩu. Chính vì tha nhân, vì người thân yêu, và vì tình người đồng loại, mà gánh nặng cuộc đời được thăng hoa thành niềm vui cao cả, tuyệt vời. Những gì ta cứ tưởng chỉ là nước mắt khổ đau, hóa ra, chúng biến-hóa một cách nhiệm mầu thành nụ cười hạnh phúc.” (truyện kể do St gửi lên mạng)
Truyện kể thế rồi, nay để-nghị bạn/đề-nghị tôi, ta hãy hiên ngang hát tiếp câu ca người nghệ-sĩ viết cho đời trươi lên. Hát rằng:
“Cùng tháng năm mây thu trôi lững thững cuối trời
Biết bao giờ thôi phiêu lãng giữa tháng mưa ngâu,
Em có nghe chăng bài tình ca?
Hôm nào… anh đã hát cho em
Trời đã sang đông, thôi anh làm im vắng
những đêm dài mơ ước gió trăng
Biết bao giờ tình yêu thôi lỡ làng
Biết bao giờ đời anh thôi dở dang”.
(Đức Huy – bđd)
Vâng. “Trời đã sang đông thôi anh làm im vắng” để “những đêm dài mơ ước với gió trăng”… Vâng. Hãy cứ mơ ước rằng đêm dài cuộc đời mình sẽ không còn “tình yêu lỡ làng”, đời anh, đời em sẽ thôi không còn dở dang nữa. Và khi đó, ta sẽ yên hàn vui hưởng cuộc đời rất thương yêu, có Thiên-Chúa-là-Tình-Yêu luôn ở cùng, sẽ nâng đỡ ta và mọi người suốt một đời.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn tin tưởng
Và hy vọng
Mãi như thế.
Suốt đời mình.