“Khi làm điều thiện, chúng ta đừng nản chí, vì đến mùa chúng ta sẽ được gặt, nếu không sờn lòng”. Thư gởi tín hữu Ga-Lát 6:9
Đôi lúc câu trả lời “Không” đơn giản có nghĩa là “cần hỏi lại”
Hãy nhìn lại xem, nhớ lại những trải nghiệm trong quá khứ của bạn. Khi còn là một đứa bé bạn đã phản ứng ra sao khi bị từ chối điều gì? Khi mà những bạn cùng lớp không thích bạn lắm. Nhưng cuối cùng rồi mọi chuyện cũng đã qua, đúng không?
Lời từ chối không phải là nỗi khiếp đảm. Đơn giản đó chỉ là ý kiến của ai đó thôi.
Chúa Giê-su đã trải nghiệm việc bị chối từ nhiều hơn ai hết. Ngài được sinh ra trong chuồng gia súc. Ngài sinh ra trong thân phận cơ hèn trong xã hội. Thậm chí ngày nay trên truyền hình còn có cả những chương trình nói xấu và chế nhạo Ngài và những ai theo Ngài. Hàng ngày hàng triệu người vẫn dùng tên gọi Giê-su trong những lời nguyền rủa của mình.
“Người đã đến nhà mình,nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1:11)
Nhưng Ngài có từ bỏ không? Khi Giu-đa phản bội Ngài, Ngài có mất tinh thần hay nhục chí không? Không. Chúa Giê-su ý thức rõ là không nhất thiết phải thành công trong mọi sự mới trở thành người thành công. Ngài tiếp tục đến với những ai tin vào giá trị Ngài đem lại “Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa” (Ga 1:12). Ngài ý thức rõ sự cao trọng của mình. Ngài biết rõ thành quả của mình.
Ngài biết rằng những lời chỉ trích rồi sẽ qua đi, còn kế hoạch của Ngài thì trường tồn.
Chúa Giê-su mong muốn trải nghiệm những đau khổ trước mắt để nhận lãnhnhững gì vĩnh hằng hơn, những gì mà tồn tại lâu dài hơn so với những khước từ– đó chính là mục tiêu và ước mơ của bạn.
Hãy vượt qua những vết thương lòng. Sẽ chẳng có ai tán dương bạn, sẽ chẳng có ai chào đón tương lai của bạn.
Ai đó đang cần điều mà bạn đang có. Hãy nhận định điều này: Thành công của họ rất cần đến sự chung sức của bạn.
Người Pha-ri-siêu đã khước từ Chúa Giê-su. Các giáo phái được gọi là Sa đốc cũng chối bỏ Ngài. Các nhà lãnh đạo tôn giáo thì bỏ mặc Ngài. Những người đáng ra phải đón nhận sự cao trọng của Ngài thì lại muốn tiêu diệt Ngài.
Chúa Giê-su chấp nhận rủi ro khi đối diện với sự khước từ hầu trở nên cầu nối vô giá giữa con người và Thiên Chúa.
Trong nhiều năm Babe Ruth từng rất nổi tiếng là vua chạy về đích trong lịch sử làng bóng chày. Nhiều người chưa bao giờ biết rằng anh ấy đánh hỏng bóng nhiều hơn bất kỳ cầu thủ nào. Họ không nhớ đến những lần anh ấy đánh hỏng bóng trong trận đấu. Họ chỉ nhớ đến những kết quả thắng cuộc của anh ấy mà thôi. Anh ấy chấp nhận rủi ro trong việc đánh bóng để chạy về đến đích.
Hầu hết những nhân viên bán hàng giỏi đều chia sẻ là vì biết rằng 14/15 khách hàng sẽ từ chối mua hàng nên họ vội vả giới thiệu sản phẩm của mình đến càng nhiều khách hàng càng tốt để có thể gặp được người khách hàng sẽ đồng ý mua sản phẩm của mình.
Chúa Giê-su dạy các môn đệ phương cách xử lý khi bị từ chối “Còn nếu người ta không đón tiếp và nghe lời anh em, thì khi ra khỏi nhà hay thành ấy, anh em hãy giũ bụi chân lại” (Mt 10:14)
Hãy ra khỏi sự an phận của mình. Gọi một cú điện thoại, viết một lá thư.
Sớm hay muộn rồi bạn cũng sẽ thành công.
Chúa Giê-su biết rõ điều đó.
Cầu Nguyện
Lạy Chúa, tạ ơn Ngài vì Ngài luôn hiện diện bên con và che chở con mọi lúc. Tạ ơn Ngài đã dạy con đôi khi cũng phải biết trải nghiệm những đau thương trước mắt để gặt hái những gì tốt đẹp hơn. Ngài đã ban ơn cho con để con làm điều mà con không ưa thích hầu con có thể đạt được điều mà con hằng mong ước. Con nguyện xin nhờ Đức Giê-su Kitô.
Câu Hỏi
Trong kinh doanh khi bị khách hàng từ chối mua sản phẩm thì bạn vượt qua ra sao? hay bạn phản ứng thế nào khi một ý tưởng mới hay một đề xuất mới của bạn bị khước từ?
Trong tương lai đâu là hai bước bạn sẽ thực hiện để thay đổi cách bạn phản ứng trước lời nói “không”?
Luca Trần Gia Huấn & các bạn chuyển ngữ từ Mike Murdock, The Leadership Secrets of Jesus (Manila: Lighthouse Inspirational Books & Gifts, 2001), tr. 37-40.