Làm sao nhà xuất bản sách báo Công giáo tồn tại 25 năm tại Trung Quốc dưới sự thống trị của đảng Cộng sản? Khi Faith Press trở thành nhà xuất bản Công giáo đầu tiên ở Trung Quốc tháng 4 năm 1991, tôn giáo ở Trung Quốc được khôi phục chưa được 10 năm sau khi tín ngưỡng gần như bị cấm dưới thời Mao Trạch Đông.
Vụ thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn cách đó chưa đầy hai năm, vẫn còn như in trong tâm trí nhiều người Trung Quốc. Trung Quốc có dễ thở hơn so với thời Mao nhưng còn xa với tự do. Tôn giáo và xuất bản bị đảng Cộng sản xem là hai mối đe dọa chính đối với quyền lực độc quyền của họ, và ngày nay cũng vậy.
Mùa xuân năm đó, Faith Press bắt đầu in các ấn phẩm Kitô giáo cho các nhà thờ và cộng đoàn gần đó tại văn phòng ở thành phố sương mù Thạch Gia Trang, thủ phủ tỉnh Hà Bắc, cách Bắc Kinh gần 300 km về phía tây nam.
Tháng 9 cùng năm, họ phát hành tờ báo Công giáo Faith, hiện nay gọi là Faith Weekly và sớm được phân phát đến các thị trấn và thành phố trên cả Trung Quốc
Ban đầu tờ Faith được phát hành miễn phí. Nhà xuất bản bắt đầu dịch và in sách Kitô giáo bán với giá chỉ bằng ¼ giá bán tại Trung Quốc vào thời điểm đó vì Faith Press công khai tuyên bố mục tiêu của mình là truyền giáo.
Do không có cạnh tranh và các ấn phẩm văn chương được phát hành miễn phí hoặc bán với giá rất rẻ cho cộng đồng Công giáo đang phát triển, tờ Faith và nguồn sách ngày càng đang dạng trở nên rất phổ biến.
Vào cuối thập niên 1990, tờ Faith phát hành được 57.000 tờ/kỳ và đạt lượng phát hành cao nhất 61.000 tờ và năm 2008. Nhờ đó, Faith trở thành tờ báo Công giáo phát hành rộng rãi nhất Trung Quốc.
Faith Weekly chủ yếu đưa tin về các sự kiện nhằm nâng cao tinh thần của khoảng 8 – 10 triện người Công giáo Trung Quốc và giáo dục về Kinh Thánh. Đôi khi tờ báo còn ám chỉ tình trạnh thiếu luân lý trong xã hội đang thay đổi nhanh chóng ở đây.
Năm 2011, tờ báo đưa ra quan điểm Kitô giáo về câu chuyện xuất hiện trên khắc các phương tiện truyền thông Trung Quốc gây bức xúc trong cộng đồng khi bé gái 2 tuổi Wang Yue bị hai chiếc xe cán qua người, và ít nhất 18 người qua đường làm ngơ trước khi có người cứu giúp. Em bị chết tại bệnh viện sau đó.
Bị chính quyền kiểm duyệt vẫn là thách thức chính đối với Faith Press. Trong khi chính quyền Trung Quốc không chính thức nêu lên các vấn đề trái với quan điểm của họ, nhưng họ thường xuyên gửi văn bản ra lệnh các phương tiện truyền thông không được phổ biến các chủ đề nhạy cảm.
Hầu hết việc kiểm duyệt tại Trung Quốc được các biên tập viên thực hiện. Họ biết họ có thể bị đình chỉ công tác, sa thải, bị phạt hoặc chịu trách nhiệm về việc đóng cửa nhà xuất bản nếu chính quyền không thích những thứ chính quyền đọc.
Ngày 13 tháng 12 năm ngoái, khoảng 10.000 người Công giáo thuộc cộng đoàn bí mật từ tận Bắc Kinh đến dâng Thánh lễ Chúa Nhật tại nhà thờ được nhà nước công nhận ở Zhengding trong một sự kiện được giáo dân miêu tả là “phép lạ”.
Đức Giám mục Julius Jia Zhiguo đã cử hành Thánh lễ hôm đó mặc dù ngài từ chối gia nhập Hội Công giáo yêu nước Trung Quốc, tổ chức được nhà nước công nhận. Tổ chức này thúc dục chính quyền quản thúc ngài. Vẫn không rõ tại sao công an đứng gác tại cổng nhà thờ nhưng không ngăn chặn sự kiện này.
Mặc dù văn phòng chỉ cách nhà thờ chính tòa nửa giờ xe, Faith Press không đưa tin về Thánh lễ. Thay vào đó tờ báo đăng bài điếu văn truy điệu một linh mục qua đời, bài báo chiếm tới 3 trong tờ báo có 4 trang phát hành hôm 17 tháng 12, bốn ngày sau Thánh lễ “phép lạ” tại Zhengding gần đó.
Tờ báo hoàn toàn không đề cập đến các vấn đề nhạy cảm trong Giáo hội. Trên trang nhất trong số ra ngày 17 tháng 12 lưu ý Giáo hội Trung Quốc phát triển vào cuối thập niên 1980, nhưng không đề cập việc đàn áp tôn giáo dưới thời Mao Trạch Đông. Trên trang 3 có in hình Thánh Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng chỉ trích chính quyền Cộng sản Trung Quốc việc Bắc Kinh và Vatican thất bại trong việc bình thường hóa quan hệ.
Xoa dịu cẳng thẳng lâu dài giữa hai bên vẫn còn là một trong những thách thức lớn nhất đối với Faith Press. Trên thức tế, tờ báo và nhiều sách của nhà xuất bản không thể thừa nhận vấn đề các giáo sĩ bị giam cầm vì từ chối việc nhà nước kiểm soát Giáo hội và người Công giáo thuộc cộng đồng bí mật noi gương các vị này.
Đó chỉ là một trong nhiều cách dung hòa mà một tờ báo Công giáo cần làm để tồn tại và phát triển tại Trung Quốc trong giai đoạn 25 năm thay đổi sâu sắc. Tờ báo rất ít nói về chính trị.
Khi Faith Press kỷ niệm 15 năm thành lập năm 2006, linh mục sáng lập là Zhang Shijiang đã nói bóng gió về nhiều trở ngại và cách dung hòa cần có để tồn tại của tờ báo Công giáo hàng đầu Trung Quốc.
Lời phát biểu tại sự kiện còn được xem là hội nghị báo chí Kitô giáo đầu tiên được tổ chức tại Trung Quốc đại lục dưới chế độ Cộng sản, cha Zhang ám chỉ cách tờ báo được chính quyền cho phép ưu tiên hoạt động.
“Các bạn thân mến, lễ kỷ niệm và hội nghị hôm nay – đặc biệt nhiều loại ấn phẩm, báo chí, tạp chí, ấn phẩm định kỳ, báo mạng và vân vân – là bằng chứng thuyết phục mạnh mẽ về việc liên tục thi hành chính sách tự do tôn giáo tại Trung Quốc trong những năm gần đây”, cha Zhang nói với các khán thính giả gồm các linh mục, quan chức chính quyền và các học giả khách mời.
“Tất nhiên không thể phủ nhận rằng, do Trung Quốc đang trong gia đoạn chuyển biến, vẫn còn nhiều vấn đề khách nhau trong đó có khuyết điểm và thiếu xót. Tuy nhiên, chúng tôi đánh giá cao môi trường ổn định quí báu chúng tôi được ban cho, và cảm thấy hài lòng với thành quả to lớn chúng ta đã gặt hái được”, ngài nói thêm.
UCAN