Cảm nghĩ của Đức Benedict XVI về lần kỷ niệm thứ 500 Cải Cách Tin Lành

Năm 2011, khi Đức Giáo hoàng gặp gỡ phái đoàn Giáo Hội Luther Đức, ngài đã bị giao động bởi sự nồng ấm của cuộc gặp gỡ này.

papst-benedikt-xvi.jpgĐức Benedict XVI, ngày 24 tháng một năm 2011:

“Tôi muốn cảm ơn ngài, Đức giám mục thân mến, đặc biệt đối với những lời của ngài, với sự chân thành tuyệt vời, thể hiện nỗ lực chung cho sự hiệp nhất sâu sắc hơn giữa tất cả các Kitô hữu.”

Sự mới lạ trong cuộc gặp gỡ này là phản ứng của Đức Giáo hoàng đề nghị cùng nhau chào mừng kỷ niệm lần thứ 500 Cải cách Luther.  

“Vào dịp đó, Luther và Công giáo sẽ có cơ hội tán dương trên khắp thế giới một kỷ niệm đại kết chung, cố sức phấn đấu về những vấn đề căn bản ở cấp độ toàn cầu, không phải – như ngài vừa nói – dưới hình thức của một lễ kỷ niệm chiến thắng, mà là một tuyên xưng đức tin chung của chúng ta vào Thiên Chúa Ba Ngôi.”

Trong bài phát biểu của mình, ngài còn đưa ra đề nghị:  

“Chúng ta phải tổ chức một nơi quan trọng để cầu nguyện chung và trong lời cầu nguyện chuyển cầu Chúa Giêsu Kitô để được tha thứ những sai lầm trong mối quan hệ với nhau và tội lỗi liên quan đến những chia rẽ.”

Trong suốt triều đại giáo hoàng của mình, Đức Benedict XVI đề xuất không những chỉ nhận thấy nững dị biệt biệt, mà còn là những gì mọi Kitô hữu cùng có chung.

Tuy nhiên, thái độ này khiến ngài không kém phần day dứt. Ví dụ, một số khu vục Công giáo đã chỉ trích những gì khi ngài cho biết sẽ đi đến cựu tu viện Erfurt, nơi người sáng lập cuộc Cải Cách Tin Lành đã từng sống.

Đó là một cuộc họp kín với các đại diện từ Giáo hội Luther, nhưng sau đó cuộc nói chuyện chính thức đã được công bố.

“Những gì được ngài liên tục thực hiện đó là thảo luận về Thiên Chúa, niềm đam mê sâu sắc và động lực phát triển trong suốt cuộc hành trình cuộc đời của ngài. ‘Làm thế nào để tôi nhận được ân sủng của Thiên Chúa?’ Câu hỏi này đánh động trái tim ngài và đặt nền tảng cho tất cả việc nghiên cứu thần học của ngài và đấu tranh nội tâm.”

Đức Benedict XVI thích khởi điểm khởi của Luther, bởi vì, như ngài nói, “Vì ngày nay ai là những người thực sự quan tâm về điều này – ngay cả trong số những Kitô hữu? Vấn đề của Thiên Chúa có ý nghĩa gì trong cuộc sống của chúng ta?”

Mặc dù Joseph Ratzinger không chia sẻ giống như câu trả lời của Luther đã đã đưa ra nghi vấn về lòng thương xót của Thiên Chúa, nhiều người đã xem những lời này một loại tập tin đính kèm với thông điệp của ngài.

Benedict muốn nhấn mạnh đến những yếu tố mà họ cùng quan điểm. Ngài đã thực hiện điều này mà không sợ những ý kiến ​​của những người lầm tưởng bởi sự thân mật của ngài với Luther.

(Jos. Tú Nạc, NMS, thanhlinh.net 14.10.2016)