Đó là hai sự kiện phong chân phước cho Mẹ ‘Mama’ Antula, và phong thánh cho Cha xứ ‘Cura’ Brochero, là những vị thánh đầu tiên đã sinh ra và chết ở Argentina.
Đức Thánh Cha nói tiếp “Các con có thể không biết rằng Cha đã ước muốn rất nhiều được nhìn thấy các con một lần nữa. Nhưng Cha không thể làm điều đó trong năm tới bởi vì có nhiều điều đã được cam kết với châu Á và châu Phi, và thế giới thì lớn hơn so với Argentina.”
Đức Giáo Hoàng nói Ngài coi mình là một người Argentina, vẫn du hành với hộ chiếu Argentina và coi người dân Argentina là của mình.
“Cha tin chắc một điều, trên cương vị là một dân tộc, thì các con là kho tàng lớn nhất mà quê hương của chúng ta có được,” Ngài nói.
Đức Giáo Hoàng cho biết Ngài cầu nguyện cho người đồng hương trong mỗi thánh lễ, và “Tình yêu quê cha đất tổ đã thúc đẩy Cha xin các điều này ở nơi các con,” Ngài nói tiếp. “Là một lần nữa hãy gánh vác việc đất nước lên vai, một đất nước đang cần mỗi người chúng ta nỗ lực hết sức để cải tiến, phát triển và lớn lên.”
Những câu nói trên hé lộ cho thấy ĐTC đang thao thức về hiện tình Argentina, nhất là tình trạng những người nghèo đang bị nghèo thêm dưới chính sách cuả tổng thống Mauricio Macri.
Theo thống kê mới nhất thì hiện nay có đến 9 triệu người Argentina, tức là 32.2%, đang sống ở dưới mức nghèo khổ. Tổng thống Macri hứa hẹn giảm nghèo bằng cách thả lỏng kinh tế và cắt giảm dịch vụ xã hội, nhưng thay vì kinh tế được phục hồi thì đã đưa đến một phản xạ ngược là khủng hoảng kinh tế tồi tệ hơn và nạn thất nghiệp trầm trọng thêm.
Mặc dù ĐTC hứa hẹn không can dự vào nền chính trị cuả Argentina, Ngài cũng đã đưa ra một lời chỉ trích cách gián tiếp những chính sách Tư Bản và Cấp Tiến cuả TT Macri từ khi lên cầm quyền cho đến nay.
“Điều này chỉ có thể thực hiện được qua một nền văn hoá gặp gỡ và chống lại ‘nền văn hoá vất bỏ’ đang hoành hành trên Thế Giới” Ngài nói.
“Nền văn hóa gặp gỡ là nền văn hoá cung cấp một chỗ đứng cho mỗi người, mọi người có thể sống với phẩm giá và có thể thể hiện tư tưởng một cách hòa bình mà không sợ bị xúc phạm hay bị kết án hoặc bị tấn công hoặc bị loại bỏ,” Ngài nói.
Ca ngợi sự phong phú và mầu mỡ cuả đất nước Argentina, Ngài nói “chúng ta có mọi thứ,” nhưng nhấn mạnh rằng sự giàu có đích thực chính là ở người dân, với sự hào phóng và khả năng để đi cùng đi với nhau, giúp đỡ và tôn trọng láng giềng hàng xóm.
“Cha trân quí người dân Argentina. Cha yêu quí người dân Argentina, Cha mang họ trong trái tim Cha, đó là sự giàu có của quê hương chúng ta. Và thậm chí nếu Cha chưa thể nắm tay chúng con được, thì trong tâm trí của Cha và trong lời cầu nguyện của Cha, Cha luôn nguyện cầu cùng Chuá ban cho các con được tiến lên như một dân tộc hợp nhất. “
Kết thúc thông điệp video của Ngài, nhắc lại đây đang là Năm Thánh Thương Xót, Ngài nhắc nhở mọi người Argentina hãy thực hành ít là hai ngày một lần, một điều trong mười bốn mối thương người.
Nhắc lại, kể từ khi ĐGH còn là Tổng Giám Mục cuả Buenos Aires và ông Macri còn là Thị Trưởng, thì đã xảy ra bất đồng giữa 2 người về chính sách xã hội và văn hoá, đặc biệt khi ông ‘thị trưởng’ Macri từ chối không chống án một phán quyết cuả một toà địa phương cho phép một cặp đồng tính được cấp giấy hôn thú.
Khi ông Macri được bầu làm tổng thống, cuộc viếng thăm ‘xã giao bất đắc dĩ’ giữa ông và ĐGH ở Vatican đã được mô tả là ‘lạnh lùng’.
2 tuần trước đây sự liên hệ giữa 2 người hình như trở nên tồi tệ hơn, khi ông Macri trao tặng cho quĩ từ thiện cuả Vatican một số tiền nhưng bị Vatican trả lại.
Số tiền có một con số kỳ lạ, đó là 16.666.000 pesos (khoảng US $ 1.2 triệu).
Con số “666” là con số ám chỉ Satan! Một cách kín đáo ông Macri chửi xéo ĐTC là tên quỉ.
Khi trả lại, ĐGH đã thẳng thắn viết trên một note là “Cha không thích con số ‘666’”.
Các viên chức cuả Argentina đã cố gắng lấp liếm sự việc đáng tiếc đó.
“Không hề có vấn đề gì cả,” là lời cuả ngoại trưởng Argentina, bà Susana Malcorra, sau khi gặp riêng với ĐTC ở Roma. Bà mô tả cuộc gặo gỡ là “Rất phong phú, rất thân mật, không hề đặt ra một bất đồng lớn lao nào cả.”
Nhưng những người chống đối ông Macri thì có suy nghĩ khác.
Họ cho rằng việc ĐGH từ chối số tiền phản ảnh sự “gớm ghiếc” cuả ĐTC đối với những chính sách cuả ông Macri như việc tăng giá điện lên tới 500%, tăng giá xe buýt 100%, làm cho giới lao động nghèo đang bị chao đảo lại còn điêu đứng hơn.
Ông Juan Grabois, một nhà hoạt động xã hội ở Argentina, phát biểu như sau:
“16 triệu có vẻ không phải là một cử chỉ đẹp,” ông viết. “Ai mà nghĩ rằng dùng tiền để mua được ĐGH thì kẻ đó phải là một tên ngu xuẩn lắm.”