Hiệu ứng Đức Thánh Cha Phanxicô

Vào tháng 11 vừa qua, một hội nghị về Đức Thánh Cha Phanxicô đã được tổ chức tại Đại học Phanxicô Steubenville. Các cuộc thảo luận trong hội nghị xoay quanh câu hỏi: “Tại sao Đức Thánh Cha Phanxicô làm cho người Công giáo nên điên đảo?” Nhiều ý kiến được đưa ra để nói đến “hiệu ứng Đức Thánh Cha Phanxicô”.

  1. Pope-kid.jpg
  2. Nếu Đức Thánh Cha Phanxicô làm điên đảo giới trí thức, thì cũng là vì Ngài theo đuổi ước ao: người Công giáo cần làm nhiều điều hơn cho tha nhân. 

    Tổng giám mục Charles Chaput đã phát biểu trong Hội nghị rằng, Đức Thánh Cha đã khuấy động mọi người bằng việc lôi cuốn những tâm hồn luôn thao thức. Ngài đã trích dẫn một bài giảng của Đức Thánh Cha vào năm 2013 với những học giả theo truyền thống thánh Augustinô. “Đức Thánh Cha mời gọi các đại biểu tham dự, hãy nhìn vào tâm hồn của các bạn và hỏi chính mình rằng, bạn muốn một tâm hồn mong mỏi những thứ lớn lao, hay một tâm hồn ngủ yên. Tâm hồn của bạn có được sự thao thức của thánh Augustinô không, hay tâm hồn bạn bị ngột ngạt bởi nhiều thứ?” Lời mời gọi này nhắc nhớ mỗi người về những khoảng trống trong tâm hồn, và khám phá ra mục đích và sự bình yên sâu thẳm chỉ tìm thấy được nơi cuộc sống và lời của Đức Giêsu. Kinh nghiệm sâu thẳm này đụng chạm đến trí hiểu, tác động đến con tim và ý muốn của từng người. Đây có lẽ cũng là một nhắc nhớ trong mùa vọng: Đức Thánh Cha mời gọi mỗi người Kitô hữu trở nên đơn giản hơn và phục vụ nhiều hơn hơn. Nói cách khác, đó là sống đời sống cầu nguyện, ăn chay và bố thí.

    2. Đức Thánh Cha không chỉ muốn phục vụ những con người nghèo vật chất, nhưng còn muốn rao giảng Tin Mừng cho mọi người.
    Diễn giả chính trong Hội Nghị, tiến sĩ Ralph Martin đã phát biểu rằng, Đức Thánh Cha thực sự muốn mọi người đem thông điệp của Đức Giêsu vào những nơi Giáo hội không thể bước tới. Đó có thể là nơi làm việc, tại sân bay hay những cuộc thi mà mọi người tham gia. Vị tiến sĩ đã chia sẻ những đoạn văn yêu thích trong thông điệp Evangelii Gaudium. Trước hết, ngài đã tóm tắt số 120 với khẩu hiệu: “Mọi Kitô hữu được mời gọi, việc huấn luyện không bắt buộc”. Sau đó, vị chủ tịch trích dẫn số 127: “Có một loại bài giảng đặt vào trong trách nhiệm của mỗi người nơi đời sống hằng ngày. Đó là phải mang Tin mừng đến với mọi người chúng ta gặp gỡ, dù là người thân cận hay xa lạ. Đây là một bài giảng không chính thức diễn ra trong những cuộc đối thoại hàng ngày, trong những cuộc thăm viếng một gia đình nào đó. Là người môn đệ có nghĩa là luôn sẵn sàng để mang tình yêu của Đức Giêsu đến với tha nhân, và điều này có thể diễn ra ở bất cứ đâu: trên đường phố, nơi quảng trường, nơi làm việc hay trong một chuyến đi.” Tổng giám mục Chaput cảm thấy rằng, Đức Thánh Cha Phanxicô đang đấu tranh với “một nết xấu chính yếu của thế kỷ 21”trong việc phúc âm hóa. Đó là nỗi thất vọng. Vị giám mục nói: “Giống như thánh Phaolô, Đức Thánh Cha nhìn thấy nguồn mạch của niềm vui Kitô giáo trong việc tìm đến Tin Mừng và trong niềm vui chia sẻ Tin Mừng cho người khác. Nếu chúng ta không chia sẻ đức tin của chúng ta, chúng ta sẽ đánh mất đức tin của mình. Không có một đức tin đầy thuyết phục, không có lý do gì để hy vọng. Không có niềm hy vọng, chúng ta ngày càng hướng vào trong và đánh mất đi khả năng để yêu thương.”

    3. Chính tình yêu là một “hiệu ứng Phanxicô đích thực” và có nhiều hướng thần học để diễn tả điều này
     

    Matthew Sutton từ Đại học St. John đã dùng ngôn từ của thế giới thương mại để nói rằng, Đức Thánh Cha Phanxicô như một disrupter (tạm dịch: người gây nhiễu loạn). Đó là cách thức Đức Thánh Cha đã sử dụng để cải tổ và hướng Giáo hội về với giá trị cốt lõi, đến với những người đã lạc mất Đức Giêsu. Tiến sĩ Josephine Lombardi, thuộc chủng viện St.Augustino, Toronto nói, Đức Thánh Cha muốn Giáo hội nhìn đến khuôn mẫu của Đức Maria, chứ không chỉ là khuôn mẫu của thánh Phêrô. Vị tiến sĩ nói: “Đức Thánh Cha đồng ý với thánh Gioan Phaolô II, là  người đã nói đến chiều kích của mẹ Maria nơi Giáo hội luôn đi trước chiều kích theo giáo thuyết thánh Phêrô.” Như thế, có lẽ tất cả mọi người tham dự hội nghị đều cảm thấy có quá nhiều việc cần phải làm để có thể phục vụ và đem Đức Giêsu cho mọi người nhờ những tác động được gợi hứng từ Đức Thánh Cha Phanxicô. Dường như, trong mùa vọng này, mọi người cũng được mời gọi tham gia vào “hiệu ứng Đức Thánh Cha Phanxicô”. Một lời mời gọi không để được phục vụ, nhưng là phục vụ.

 

(dongten.net 01.12.2016/ Aleteia)