J.R.R. Tolkien, C.S. Lewis, và Tông thư mới của Giáo hoàng có điểm chung nào?

Thế chiến I sống dai dẳng trong ký ức của nhân loại khi lần đầu tiên chạm mặt công nghiệp giết người hàng loạt. Và các vũ khí mới của thời đại máy móc đã xóa sạch các khu rừng, làng mạc, cánh đồng, có thể nói là cả một sự sống.

 

   J.R.R. Tolkien, C.S. Lewis, và Tông thư mới của Giáo hoàng có điểm chung nào

 

Dạng chiến tranh mới này cũng định hình sâu sắc suy nghĩ của những người lần đầu trải nghiệm nó. Trong số đó có J.R.R. Tolkien và C.S. Lewis, hai trong số những ngòi bút Kitô giáo vĩ đại nhất thế kỷ trước.

 

Hàng thế hệ đã say mê các tác phẩm Hobbit, và Chúa tể những chiếc Nhẫn của Tolkien, cũng như bộ ba tác phẩm Huyền sử Narnia của Lewis Nhưng điều mà mọi người thường bỏ qua trong các tác phẩm của hai văn giả này lại là tình yêu thiên nhiên và các tạo vật một cách sâu sắc và đậm chất Kitô giáo của họ, cũng như sự bất tín cũng sâu sắc như thế đối với cám dỗ của con người muốn thống trị, xâm phạm, và xem thiên nhiên như một vật vô tri mà bóc lột.

 

Từ ‘tạo vật’ là chìa khóa để hiểu cả hai văn giả này. Với cả Tolkien và Lewis, tất cả mọi sự sống và tất cả mọi tạo vật đều là ơn từ Thiên Chúa đầy yêu thương. Cả hai người đều không đối nghịch với công nghệ hiện đại, nhưng họ thấy rõ rằng thế giới là một dạng bí tích, một sự sống với vẻ đẹp hướng về Đấng Tạo Hóa. Chúng ta không ‘chiếm hữu’ trái đất hay các tạo vật. Chúng ta có quyền cai quản như một quản gia, chứ không phải bá chủ. Và là những quản gia, chúng ta có trách nhiệm tôn trọng trật tự tạo hóa và sử dụng vì lợi ích chung.

 

Hôm 18-6, giáo hoàng Phanxicô đã ban hành tông thư mới nhất Laudato Si. Về bản chất, Laudato Si là một văn bản huấn giáo nghiêm túc, chứ không phải một chuyện thần thoại. Nhưng mục đích của tông thư này bắt rễ chung một nguồn với hai văn giả vĩ đại trên. Cả hai người hẳn đều sẽ biết tên của tông thư này được rút ra từ vịnh ca ‘Bài ca Anh Mặt trời’ của thánh Phanxicô thành Assisi.

 

Ngay từ đầu triều giáo hoàng của mình, Đức Thánh Cha đã cố gắng theo gương đơn sơ và vui mừng của thánh Phanxicô. Và như thánh Phanxicô trân quý vẻ đẹp của thế giới như tấm gương phản chiếu tình thương của Thiên Chúa, thì giáo hoàng Phanxicô cũng tìm cách bảo vệ vẻ đẹp đó với tư cách người quản gia tốt lành. Khao khát muốn bảo vệ, đi cùng với ý thức mãnh liệt về công lý, chính là tinh thần của tông thư này.

 

Laudato Si là một văn bản trải rộng và chi tiết. Tông thư này bao gồm một mức độ phân tích khoa học và đề xuất chính trị rất lớn. Biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế đóng vai trò then chốt trong nội dung của tông thư. Và đây sẽ là điều mời gọi mọi người thảo luận.

 

Điều căn bản của tông thư là: Những chân lý sống còn về bản tính con người, bản tính của tạo vật, ‘mong muốn quyền lực’ của con người và tác động của nó lên môi trường, tất cả đều liên kết xuyên suốt tông thư Laudato Si. Giáo hoàng Phanxicô đang phát triển huấn giáo của các bậc tiền nhiệm, từ Gioan XXIII đến Gioan Phaolô II, với một tài thuyết phục hùng hồn. Một trong những dòng nổi bật nhất của Đức Phanxicô là mượn từ Đức Bênêđictô XVI: ‘Các sa mạc ngoại tâm của thế giới đang trải rộng, bởi vì các sa mạc nội tâm đã trở nên quá đỗi mênh mông.’

 

Nhưng đoạn mà tôi thích nhất là chính lời của giáo hoàng Phanxicô:

Nếu chúng ta hành xử với tự nhiên và môi trường mà không có tinh thần mở ra với kinh sợ và kỳ thú, nếu chúng ta không còn dùng ngôn ngữ của thân ái và vẻ đẹp trong mối liên hệ với thế giới, thì thái độ của chúng ta sẽ là thái độ của những chủ nhân ông, những người tiêu thụ, những kẻ bóc lột tàn bạo, không thể đặt giới hạn cho các nhu cầu tức thì của mình. . . Sự nghèo khó và mộc mạc của thánh Phanxicô không phải là biểu hiện đơn thuần của chủ nghĩa khổ hạnh, nhưng còn là một điều tận căn hơn thế: là không chấp nhận biến hiện thực thành một đối tượng đơn thuần để sử dụng và điều khiển.’ (11)

 

Tông tư Laudato Si nói hùng hồn về tình đoàn kết liên thế hệ, về vẻ đẹp của gia đình, về sự bất lương khi xem kiểm soát dân số là lời giải cho đói nghèo, về trách nhiệm lớn của các nước giàu với các nước nghèo, và về phẩm giá thân thể con người trong hình nam hay nữ mà Thiên Chúa đã ban cho. Giáo hoàng Phanxicô nói rằng, ‘Không lành mạnh khi tìm cách hủy đi sự khác biệt giới tính chỉ bởi không biết cách đương đầu với nó.’ Với Đức Thánh Cha, một sinh thái nhân loại còn xa hơn cách chúng ta đối xử với thế giới vật chất. Sinh thái nhân loại liên quan đến thân thể, tính dục, và nhân thể của chúng ta nữa.

 

Trong Chúa tể những chiếc Nhẫn, có một dòng đáng nhớ là:

 

‘Việc của chúng ta không phải là thống trị hết mọi ngọn triều dâng trên thế giới, nhưng là để làm những gì ngay trong chúng ta qua những năm tháng đời mình, để nhổ triệt sự dữ trên những cánh đồng mà chúng ta biết, hầu cho những người sống sau chúng ta có một trái đất sạch trong để gieo trồng. Những gì mà con cái chúng ta đáng phải có, không phải là những của riêng để chúng ta thống trị.’

 

Thời gian đã biến động nhiều từ khi Tolkien viết những dòng này, nhưng những vết thương tích của nhân loại và thế giới đang ngày càng khẩn thiết hơn nữa. Khi đọc và xem xét tô

 

Charles J. Chaput, O.F.M. Cap.  Tổng Giám mục Philadelphia

 

(J.B. Thái Hòa chuyển dịch, phanxico.vn 20.06.2015/
Aleteia – Tổng Giám mục Charles J. Chaput – 19/6/15)