Lời Chúa: Thứ Sáu tuần III Phục Sinh

Bánh Hằng Sống

 
Thứ Sáu tuần III Phục Sinh
Lời Chúa: 

 Ga 6,52-56

52 Người Do-thái liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói : “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được ?” 53 Đức Giê-su nói với họ : “Thật, tôi bảo thật các ông : nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. 54 Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, 55 vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. 56 Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. 57 Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. 58 Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.”
59 Đó là những điều Đức Giê-su đã nói khi giảng dạy trong hội đường, ở Ca-phác-na-um.
(Nguồn: Ủy Ban Thánh Kinh / HĐGMVN)

Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. (Ga 6,53)

 
Suy niệm: 
THỨ SÁU.Tuần III PS
Ga 6,52-59.
A. Phân tích (Hạt giống…)
Tiếp tục bài giáo lý về Bí tích thánh thể: Chúa Giêsu càng nói rõ thêm về bánh ban sự sống, đó là thịt và máu Ngài: “Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì sẽ được sống đời đời”.
Ở cuối đoạn hôm qua, Chúa Giêsu đã nói rõ: “Bánh Ta sẽ ban chính là thịt Ta đây” (câu 51).
Câu đó đã khiến những người Do Thái tranh luận với nhau. Sở dĩ họ tranh luận vì trong họ có người hiểu theo nghiã đen (ăn thịt sống của Chúa Giêsu) có người hiểu theo nghĩa bóng (tin vào Ngài).
 
 Phần Chúa Giêsu Ngài muốn hiểu theo nghĩa nào?
Thưa theo nghĩa đem. Bởi đó Chúa Giêsu dùng những động từ rất mạnh và rất cụ thể. Động từ “ăn” nguyên gốc là trôgô nghĩa là “nhai”, lấy răng mà nhai một thứ nào đó. và động từ trôgô này được lập đi lập lại nhiều lần (các câu 53-54). Tới câu 55 Ngài tuyên bố dứt khoát “Thịt Ta thật là của ăn và máu Ta thật là của uống”.
Như thế là Chúa Giêsu nói tới Bí tích Thánh Thể, trong đó Ngài ban chính thịt và máu Ngài làm của ăn của uống cho loài người.
Hiệu quả của việc rước lễ: “Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì được sống đời đời…thì ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy”.
 
B. Suy niệm (…Nẩy mầm)
1. Đến đoạn Tin Mừng này, Chúa Giêsu nói rõ ràng về Bí tích Thánh Thể và khuyên tín hữu cần phải lãnh nhận Thịt và Mình Máu Ngài, nhờ đó Ngài ở trong họ, họ ở trong Ngài và được sống đời đời.
Thánh lễ quả là một dịp rất quý giá để chúng ta ăn uống Chúa, nhờ đó được ở trong Ngài và chia sẻ sự sống thần linh của Ngài. Thế nhưng các lễ nghi Thánh lễ vẫn cứ lập lại hầu như ngày này cũng như ngày khác. Điều đó khiến chúng ta quá quen đến nỗi không còn chú ý. Việc rước lễ cũng thế, có nhiều ngày nó chỉ là hành động theo thói quen không chút ý thức.
Thỉnh thoảng tôi cần phải làm sống lại ý thức khi tham dự Thánh lễ và Rước lễ.
 
2. “Xin Chúa tha thứ những lần chúng ta đã thờ ơ lãnh đạm hay không chuẩn bị tâm hồn cho xứng đáng để đón nhận Chúa” (Mỗi ngày một tin vui).
 
3. Khi mẹ Têrêsa Cancutta sang Liên Xô xin gia nhập chi nhánh của Dòng ba, bà đã xin cho bằng được có một Linh mục để mỗi ngày dâng Thánh lễ cho các nữ tu. Bà giải thích lý do: sở dĩ các nữ tu có đủ tinh thần nghị lực để mỗi ngày đem đến cho những người nghèo khổ sự an ủi, phục vụ và yêu thương, đó là nhờ Mình Máu Chúa mà họ rước mỗi ngày “Thịt Ta thật là củaăn và máu Ta thật là của uống”.
 
4. “Thịt Ta thật là củaăn và máu Ta thật là của uống”.
Hằng đêm mỗi khi Thành Phố lên đèn, mọi người hối hả trở về từ công sở, trường học…
Những bước chân hối hả đi qua. đi lại…
Bên vệ được, một bà lão khô quắt, nằm cong queo như cố thu mình trốn cái không khí se lạnh. Bà kiệt sức vì đói. Những bước chân vẫn đi qua, đi lại…
Và rồi đôi chân con bước tới ngập ngừng…rồi lại bước đi. 
Trên tivi người ta, nói đến lũ lụt. Cảm động, con dự định…rồi lại thôi.
Con là thế! từ thủơ lọt lòng mẹ đã biết nắm tay lại.
 
Cầu nguyện: 
Lạy Chúa, trên Thập giá Ngài đã giang rộng đôi tay và khi Phục sinh, Ngài đẽ trở nên tấm bánh bẻ ra cho nhân lọai được sống.
Xin cho con biết cho đi mãi mãi không chỉ vật chất, nhưng cho cả bản thân (Epphata).