Những nhà chức trách Tôn giáo phải là người dẫn đầu trong việc ngăn chặn khủng bố

“Phái đoàn của tôi tin rằng tôn giáo càng bị lạm dụng để bào chữa cho những hành động khủng bố và bạo lực, thì các nhà lãnh đạo tôn giáo càng phải có trách nhiệm trong nỗ lực chung để đánh bại chủ nghĩa khủng bố đang lạm dụng nó”

ArchbishopBernarditoAuza.jpgDưới đây là văn bản phát biểu của Đức Tổng Giám mục H.E. Archbishop Bernardito Auza, Sứ thần Tòa thánh và Quan sát viên thường trực của Đức Thánh Cha tại Liên Hiệp quốc, trong phiên thảo luận mở tại Hội đồng Bảo an về việc chống lại những cách tường thuật và hệ tư tưởng của chủ nghĩa Khủng bố, đọc tại trụ sở Liên Hiệp quốc ở New York hôm 11 tháng 5, 2016:

11 tháng 05 2016

 

Kính thưa ngài Chủ tịch,

Đức Giáo Hoàng chân thành cảm ơn ngài Tổng thống Ai cập đã đưa chủ đề chống lại những cách tường thuật và hệ tư tưởng của chủ nghĩa khủng bố lên thành mối quan tâm của Hội đồng Bảo an và của Cộng đồng Quốc tế.

Chủ đề của phiên thảo luận mở này đặc biệt quan trọng, vì nó kêu gọi chúng ta chống lại chủ nghĩa khủng bố tại chính gốc rễ của nó và chúng ta phải đánh vào chỗ nào của nó trước nhất: cụ thể là trong con tim và tâm trí của mọi người, đặc biệt những ai đang có nguy cơ cao nhất bị khủng bố và bị tuyển dụng bởi các nhóm khủng bố.

Những cách tường thuật và hệ tư tưởng của các nhóm khủng bố ngay nay rất nổi tiếng. Họ không cố gắng che đậy những giá trị và nguyên tắc, những niềm tin bị tôn giáo kích động một cách công khai. Các nhóm khủng bố này chỉ rõ “những kẻ thù”, để những ai đáp lại lời tuyên truyền của họ có thể tấn công “những kẻ thù” này “một cách hợp pháp” ở bất kỳ nơi đâu, hoặc ở Paris hay ở Brussels, ở Istanbul, ở Aleppo, hay một nơi nào đó.

Chống lại những cách tường thuật và hệ tư tưởng của các nhóm khủng bố là một trách nhiệm quan trọng của tất cả. Tuy nhiên, điều cần phải chú ý là, qua cách xây dựng những cách mô tả hệ tư tưởng để biện minh cho những hành động bạo lực kinh hoàng của họ dựa trên những lý giải có tính toán của họ và cách lạm dụng những từ ngữ của tôn giáo, các nhóm khủng bố đang đưa ra một lời thách đấu chủ yếu nhắm vào các nhà lãnh đạo tôn giáo và các nhà giải thích văn bản tôn giáo có thẩm quyền. Vì thế các nhà chức trách tôn giáo có trách nhiệm đặc biệt là bác bỏ ngay những xuyên tạc và tố cáo sự báng bổ của những cách giải thích và hệ tư tưởng của chủ nghĩa khủng bố. Những nhà lãnh đạo tôn giáo và người có tín ngưỡng phải là những người đứng đầu trong việc phủ nhận những xuyên tạc tôn giáo và sự bóp méo những văn bản tôn giáo nhằm biện minh cho bạo lực. Bất kỳ kẻ nào tự coi mình là một người có tín ngưỡng mà lại lên kế hoạch và thực hiện những hành động chống lại những quyền căn bản và phẩm vị của con người đều phải bị kết án.

Cuộc chiến để lật mặt lạ những sự dối trá đằng sau những cách trình bày và hệ tư tưởng của các nhóm khủng bố ngày nay kêu gọi tất cả các tôn giáo thống nhất với nhau trong việc đương đầu không chỉ là cách lạm dụng tôn giáo một cách không thể chấp nhận được, mà còn là bất kỳ hình thức tín ngưỡng mù quáng nào, rập khuôn và bất kính với những gì thánh thiêng mọi người tôn thờ. Các nhà lãnh đạo tôn giáo phải là người đầu tiên chứng minh những gì đã nêu trong Hội thảo lần thứ Tư giữa Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại liên tôn và Học viện Hoàng gia Amman về nghiên cứu Liên tôn diễn ra ngày 7 tháng 5 tại Vatican, kêu gọi “vai trò khai hóa văn minh và nhân bản của các tôn giáo của chúng ta.”

Điều này đưa chúng ta đến tầm quan trọng nền tảng của giáo dục trong việc chống lại những cách diễn đạt và hệ tư tưởng của chủ nghĩa khủng bố. Sự thành công trong việc tuyển dụng lính của các nhóm khủng bố chủ yếu dựa trên việc cung cấp thông tin sai lệch và xuyên tạc cả lịch sử và ý nghĩa văn bản tôn giáo. Giáo dục khách quan sẽ chống lại được những cách diễn giải sai lệch này. Tuyên ngôn Marrakesh được chứng minh là để thúc đẩy “các Học viện giáo dục Hồi giáo và các nhà lãnh đạo phải có được một cân nhắc can đảm về một chương trình giáo dục giải quyết một cách trung thực và hiệu quả bất kỳ một văn bản kích động hận thù và cực đoan, dẫn đến chiến tranh và sự hoang tàn, dẫn đến sự việc tàn phá những xã hội mà chúng ta cùng chia sẻ.”

Phái đoàn của tôi tin rằng tôn giáo càng bị lạm dụng để bào chữa cho những hành động khủng bố và bạo lực, thì các nhà lãnh đạo tôn giáo càng phải có trách nhiệm trong nỗ lực chung để đánh bại chủ nghĩa khủng bố đang lạm dụng nó. Sự nhiệt thành tôn giáo giả tạo phải được chống lại bằng giáo huấn tôn giáo chính thống và bằng những tấm gương của những cộng đoàn tín ngưỡng chính thống. Có một mối quan hệ rất vững chắc giữa tôn giáo và ngoại giao, giữa “ngoại giao thân mật” trên nền tảng tôn giáo và ngoại giao theo nghi thức của các chính phủ. Làm mạnh mẽ thêm mối quan hệ này sẽ là một sự ngoại giao thông thái, và tạo ra khả năng to lớn trong việc chống lại chủ nghĩa khủng bố từ tận gốc rễ của nó.

Những biện pháp chống lại những cách diễn giải và hệ tư tưởng của chủ nghĩa khủng bố phải chỉ ra được gốc rễ mà chủ nghĩa khủng bố đang nuôi dưỡng, trong đó thậm chí những tuyên bố vô nhân đạo nhất của các nhóm khủng bố nghe trở nên hợp lý. Những người trẻ tuổi gia nhập các cấp bậc của những tổ chức khủng bố thường đến từ các gia đình di cư nghèo khổ, bị vỡ mộng vì thiếu sự hòa nhập và các giá trị trong những xã hội nào đó. Những người cảm thấy bị loại bỏ, hay đang sống bên lề xã hội ngay lập tức bị hấp dẫn để trở thành những người khủng bố với tuyên ngôn rằng mình là “các chiến binh tự do.” Các chính phủ phải quan tâm đến xã hội dân sự để giải quyết những vấn đề của những cộng đồng đang có nguy cơ bị biến thành quá khích và được tuyển dụng, và để đạt được sự hòa hợp xã hội phù hợp cho các cộng đồng đó. Một số các nhóm khủng bố đã rất giỏi trong nghệ thuật tuyển dụng quốc tế, họ tuyển dụng xuyên quốc gia và không biên giới. Những truy cập vào thế giới ảo của các nhóm này phải bị ngăn chặn để những kiểu diễn giải và hệ tư tưởng của họ không  đầu độc những trái tim và tâm trí của hàng triệu người khắp nơi, cắt đứt những hoạt động tài chính của họ và phá vỡ những sự phối hợp của các vụ tấn công khủng bố.

Thưa ngài Chủ tịch, Đức Giáo hoàng tin rằng nếu chúng ta thắng được tâm hồn và trái tim của con cái của chúng ta và giới trẻ và ngăn không để họ gia nhập và các nhóm khủng bố, chúng ta phải xây dựng được những xã hội hội nhập và ngăn cản buôn bán vũ khí bất hợp pháp, xây dựng những cầu nối hơn là những bức tường ngăn cách, và quan tâm đến đối thoại hơn là cách ly. Xin cảm ơn ngài Tổng thống.

[Nguồn: ZENIT]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 14/05/2016]