Người phụ nữ Ai len 70 tuổi là anh hùng của cuốn phim mang tên bà. Cuốn phim gợi lại cuộc đời bà, những bi kịch thời trẻ đau thương đến dấn thân cho trẻ em đường phố.
Sau khi đã xem cuốn phim về bà chiếu ngày 20 tháng Năm tại các rạp chiếu (hợp tác với báo La Croix), người ta không khỏi ngỡ ngàng về bà Christina Noble là một trong những người đi lên từ đau khổ. Từ đau khổ này, bà đã kín múc được sức mạnh và giải thoát.
Khi tiếp xúc với bà, người ta ý thức được rằng người chiến sĩ vì trẻ em này, cũng biết hài hước. Những chùm cảm xúc thô sơ đôi khi cũng pha trộn tiếng hát hay nơi cô gái có giọng không mịn màng. Bà sinh ngày 23 tháng Chạp năm 1944 trong khu nghèo Dublin.
Đàng sau những tính khí khác biệt, năng lực táo bạo, những con ma của tuổi trẻ phá phách ẩn nấp nơi bà. Người cha nghiện rượu hay giận giữ vì tiếng hát của con gái cả; bà mẹ bệnh tật qua đời khi mà Christina mới lên 10; sự chia ly tình anh chị em, nên cô phải ở nhà mồ côi.
Lên 16 tuổi, tuổi trẻ nghịch ngợm của cô trôi qua. Lúc bấp bênh nhất, không mái nhà, cô là nạn nhân của tình dục và có thai. Được các nữ tu đón nhận trong nhà dòng, cô sinh một con trai và chỉ một vài tháng sau, người con này được cho đi làm con nuôi. Sau này bà đã không bao giờ thấy một dấu vết gì về Tôma, đứa con trai của bà.
Mỗi một bi kịch trong số bao nhiêu bi kịch khác đã cứu bà từ dưới nước lên trên bờ. Bà nói: chính đức tin đã luôn theo sát bà. Đức tin toàn vẹn và đơn sơ thường dẫn người công giáo đạo đức này chất vấn Thiên Chúa bằng giọng nói cao giống như “người hay quát mắng” khi cầu xin.
Bà cười, bà nói lạc đề, bà đùa vui với những câu hỏi mà những đứa trẻ ở Việt Nam đôi khi nói với bà : “Đức Phật của bà là ai?” Christina Noble không muốn nói cho ai: “Điều xảy ra với tôi không phải do lỗi của Chúa!” Và bà không thể nói rằng các nữ tu là những người xấu. Chắc chắn các sơ đã làm theo cách tốt nhất. Đó là một giai đoạn xưa khác. Đó là cách thức mà người ta đã cho tôi Tôma mà thật sự gây sốc cho tôi. Người ta đã không nói cho tôi, tôi không có lấy một tấm hình. Không có gì”.
Bà đã kết hôn, có ba người con khác mà bà một mình nuôi chúng: Helenita, Nicholas và Androula. Bà kể rằng một giấc mơ dai dẳng đã thôi thúc bà đi đến Việt Nam năm 1989, nơi bà biết rất ít. Bà khám phá nơi đó một thực tế về những đứa trẻ đường phố và năm 1991 bà đã mở trung tâm chăm sóc đầu tiên cho các em.
Cuốn phim tập trung vào lúc này: làm sao mà cái nhấp chuột đã thực hiện nơi bà, làm sao người mà những trẻ nuôi gọi với cái tên “Mẹ Tina” hiểu được rằng bà đã đến với chúng, làm sao mình có đủ uy tín trước một sứ mệnh lớn lao phải chu toàn, và đứng trước chính quyền địa phương ngờ vực mình, để họ không nói mình là những kẻ thù địch… Nghệ sĩ Ai len Deirdre O’Kane đã mượn những nét của bà để diễn lại với đầy tự tin.
Từ đó đến nay, hơn 100 dự án đã ra đời tại Việt Nam cũng như tại Mông Cổ, nhờ tổ chức trẻ em Christina Noble. Bà nói: “Chúng tôi đã giúp được 700.000 em theo cách riêng tư, cũng như là 300.000 gia đình. Các hoạt động của chúng tôi dựa trên ba lãnh vực: lượng thực, sức khỏe và giáo dục”. Với những từ ngữ chủ đạo: yêu “vô điều kiện”, “tôn trọng” văn hóa và “phẩm giá” của họ.
Năm 2000, bà được chọn là phụ nữ của năm tại Ai len, tạp chí Time chọn bà là một trong “36 nữ anh hùng tạo nguồn cảm hứng cho thế giới” năm 2003, được hoàng tử Charles vinh danh tại Anh Quốc, “Mẹ Tina” luôn theo đuổi công việc của mình, được Helenita hỗ trợ – từ các quà tặng ca hát – và Nicholas cũng hỗ trợ. Androula đã trở thành nhà tâm lý cho các trẻ em. Đúng là có những cuộc đời dâng hiến cho việc chỉnh trang, tô đẹp.
Minh Sáng chuyển ngữ
Nguồn : La Croix