Gã tài xế taxi liền xuống xe thách thức: “Ông có giỏi thì ra đây nói chuyện phải quấy với tôi!”. Viên giáo sư cũng không vừa: “Ra thì ra chứ ta sợ gì anh”. Nhưng khi vừa ra khỏi xe, viên giáo sư thấy một đám học viên đang từ học viện ra về gần tới chỗ ông. Viên giáo sư nghĩ tới đề tài mới thuyết trình “Thực tập nhận lỗi và sống hòa thuận với tha nhân”, nên thay vì tranh cãi hơn thua với gã kia, ông tiến đến gần bắt tay anh ta và ôn tồn nói : “Đúng là tôi có lỗi. Anh cho tôi xin lỗi nhé”. Gã tài xế đang trong tư thế sẵn sàng đối phó ngạc nhiên trước thái độ hòa hoãn của đối phương nên cũng hạ giọng nắm tay viên giáo sư và nói: “Thực ra đây là lỗi của cháu vì cháu đã lái xe quá nhanh, chứ không phải hòan toàn là lỗi của bác đâu. Bác cho cháu xin lỗi nhé”. Sau cái bắt tay xin lỗi làm hòa, cả hai lại vui vẻ lên xe đi về nhà.Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy cuộc chiến tưởng chừng sắp bùng nổ, nhưng nhờ viên giáo sư kịp tháo ngòi nổ bằng thái độ khiêm tốn nhận lỗi trước, nên cuối cùng tranh cãi đã được giải quyết ổn thỏa. Giả như hai bên đều cho mình là đúng và hoàn toàn đổ lỗi cho đối phương thì sự việc chằc đã có kết cục chẳng ra gì.
Lời nhận lỗi có khả năng giúp giải quyết mâu thuẫn giữa hai bên được phân nửa. Chỉ cần một lời xin lỗi chân thành mà thôi là đã có thể biến họa thành phúc. Nhiều khi chúng ta không dám nhận lỗi và xin lỗi dù đã nhận thấy mình có lỗi chỉ vì chúng ta tự ái, ích kỷ và tự đắc .
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con một tâm hồn khiêm tốn và can đảm để con dám nhận trách nhiệm của mình mỗi khi có những chuyện không hay xảy ra. Xin cho chúng con biết nói lời xin lỗi chân thành với những người bị con xúc phạm vì những lời nói hay hành vi bất cẩn của con. Nhờ đó mọi đổ vỡ đều sẽ được hàn gắn và con được sống an vui giữa cộng đoàn.