Hồng y Andrew Yeom Soo-jong thuộc tòa giám mục Séoul đã chào mừng các tân tòng, ngài tặng mỗi người một tràng chuỗi. “Tất cả anh chị em đã sống qua những đau khổ khủng khiếp và anh chị em khao khát tình thương. Trong cương vị người cha, tôi xin cho anh chị em tất cả tình thương mà tôi có thể cho”, Đức Hồng y đã nói như trên với các người tị nạn.
Trong nhiều tháng, linh mục Lee Jong-nam đã chuẩn bị và tháp tùng các tân tòng, cha dạy giáo lý về các yếu tố nền tảng của đức tin công giáo, về các điểm quan trọng của đời sống thiêng liêng. Cha làm việc nhiều năm với người tị nạn Bắc Hàn khi họ đến Nam Hàn.
30 000 người Bắc Hàn đã trốn đất nước họ
Khi họ đến Séoul, các người tị nạn được gởi đến trung tâm Hanawon, ở phía Nam thủ đô và cách một giờ xe. Tại đây họ theo các khóa học để thích ứng với đời sống và xã hội tư bản của Nam Hàn, ngược với những gì họ đã sống ở Bắc Hàn. Các thành viên của các tôn giáo khác nhau – phật giáo, tin lành, công giáo – đều tích cực giúp họ về đời sống vật chất ở trung tâm phục hồi này, cung cấp thực phẩm và các dịch vụ tôn giáo.
Theo thống kê của chính quyền Nam Hàn, có gần 30 000 người Bắc Hàn đã bỏ trốn đất nước mình, nhất là trong những năm có nạn đói 1994-1998 và bây giờ họ sống ở Nam Hàn.
Một hàng giáo sĩ tương lai cho miền Bắc?
Giám mục Lucas Kim Woon-hoe vừa là giám mục địa phận Chunchon, Nam Hàn vừa là quản trị tông đồ của Hamhung, một địa phận ở Bắc Hàn. Chức vụ này chỉ có trên lý thuyết hơn là cụ thể, vì chế độ Bắc Hàn cấm mọi tiếp xúc giữa Giám mục Kim và các tín hữu Kitô đang sống ở hai tiểu bang ở Bắc Hàn. Tuy nhiên, cách đây vài tuần, Giám mục Kim đã ký một thỏa hiệp giữa địa phận Chunchon và địa phận Hamhung. Qua thỏa hiệp này, địa phận Chunchon cam kết sẽ đào tạo một vài chủng sinh riêng của mình, để một khi họ chịu chức, họ sẽ tận hiến đời mình cho việc truyền giáo ở Bắc Hàn.
Khi được đào tạo xong, dù chưa biết lúc nào, các linh mục này sẽ làm việc ở địa phận Hamhung, trước hoặc sau sự thống nhất của bán đảo, Giám mục Kim xác nhận. “Vì việc đào tạo sứ vụ chức thánh rất lâu, nên chúng tôi bắt đầu từ bây giờ, ngài cho biết. Các linh mục này sẽ được chịu chức ở địa phận Chunchon, nhưng cũng được nhập địa phận Hamhung.
Hamhung là địa phận thứ nhì hợp tác vào việc đào tạo hàng giáo sĩ tương lai cho Bắc Hàn. Tổng địa phận Séoul, mà tòa tổng giám mục cũng đảm nhận việc quản trị tông đồ cho địa phận Bình Nhưỡng, cũng đào tạo các linh mục cho Bắc Hàn. Linh mục đầu tiên được chính thức nhập địa phận Bình Nhưỡng đã được chịu chức ở Séoul vào tháng 2 năm 2016.
“Giáo hội thầm lặng”
Theo tổ chức Phi Chính Phủ Portes Ouvertes bảo vệ kitô hữu, thì trong số 300 000 kitô hữu sống ở Bắc Hàn, có 60 000 sống trong ngục tù hoặc trong các trại lao động vì đức tin của họ. Những con số khó ăn khớp một cách độc lập.
Theo thống kê của Bình Nhưỡng, có 3000 tín hữu công giáo “được tự do giữ đạo” dưới sự kiểm soát của Hiệp hội Công giáo yêu nước Bắc Hàn, một tổ chức bị nhà cầm quyền kiểm soát và không có các tu sĩ. Theo Liên Hiệp Quốc thì chỉ có 800 người công giáo. Giáo hội công giáo Nam Hàn gọi đây là “Giáo hội thầm lặng”, do các cộng đoàn kitô đã có thể sống còn sau nửa thế kỷ ở dưới chế độ độc tài vô thần.