Các em trẻ tị nạn Irak may áo lễ cho Đức Phanxicô

Gần đây một nhóm các cô gái trẻ tị nạn Irak đã dùng vải tái hồi để may cho Đức Phanxicô một áo lễ nhân Ngày Thế Giới Trẻ tổ chức ở Cracovia vào tháng 7 sắp tới.

Ngày thứ bảy 25 tháng 6, ông Nurettin Canikli, phó thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ đã tố cáo Giáo hội công giáo nuôi dưỡng «tinh thần thập tự chinh». Dưới mắt họ, khuyết điểm lớn của Đức Phanxicô là ngay khi mới đến Armênia, ngày thứ sáu 24 tháng 6, đã dám tuyên bố đến chữ cấm kỵ «diệt chủng». Trong bài diễn văn viết, Đức Giáo hoàng đã cẩn thận viết không có chữ này. Nhưng khi nói, Đức Phanxicô đã nói lên chữ này, ngài biết mình sẽ làm mếch lòng người láng giềng Thổ, nhưng ngài sẽ được lòng người Armênia.
 
Nhưng, ngày thứ bảy, người Armênia đã không đi theo những gì Đức Phanxicô xin quốc gia kitô giáo xưa đời nhất của lịch sử (đã theo kitô giáo từ năm 301 sau Thiên Chúa giáng sinh), là chấp nhận làm bước trước trong việc giải hòa với Thổ Nhĩ Kỳ. Đó là kẻ thù không đội trời chung, không bao giờ chịu nhận họ đã diệt 1.5 triệu người Armênia trong những năm  1915 và1918. «Trong lịch sử chúng tôi, không có chuyện gì như vậy», ngày thứ bảy, phó thủ tướng Thổ gằn giọng nói.
 
Thật ra Đức Phanxicô – đây là trọng tâm địa chính trị của chuyến đi này – muốn người Armênia, trong cương vị là tín hữu kitô, họ là các «đại sứ của hòa bình». Nếu đây là «bổn phận» phải nhắc lại những «việc khủng khiếp như vậy», thì theo ngài, đức tính của tinh thần kitô là phải «đem tình yêu» vào trong «ký ức» cá nhân và tập thể để «các nền lõi của hận thù sẽ biến đổi thành giải hòa» và xa «các lực đánh lừa của báo thù». Vì thế ngài xin cầu nguyện để mở ra «con đường giải hòa giữa dân tộc Armênia và dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ».
 
Câu trả lời trước công chúng của Đức Thượng phụ Karekine II, «catholicos» – lãnh đạo Giáo hội Armênia vừa đón Đức Phanxicô ở nhà mình, như dấu hiệu của đơn vị hiệp nhất các tín hữu kitô, nhưng không nợ gì Giáo hội latinh Rôma -, là một cú đập mạnh. Ngài tuyên bố, không thể nào hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ khi nào nước này «không tìm thấy can đảm để đối diện với lịch sử». Không phải chỉ thừa nhận có diệt chủng nhưng «phải chấm dứt sự phong tỏa bất công Armênia» và phải «từ bỏ sự hỗ trợ của mình cho các âm mưu quân sự của Azerbạdjan để chống quyền của dân tộc Karabakh», một vùng tranh cãi giữa Armênia và Azerbạdjan.
 
Thượng phụ đã khẳng định trước Đức Giáo hoàng, «những lời an ủi» của các nhà chức trách tôn giáo chỉ có thể có «hiệu quả» nếu điều tiên quyết này được tôn trọng: «Hòa bình không thể thực hiện nếu công chính chưa được làm». Vì «chỉ có công chính, hòn đá tảng của quyền của con người và quyền của dân tộc, mới có thể xây dựng một nền tảng vững chắc cho việc phòng ngừa các tội ác chống nhân loại, và là con đường thật nhất cho một giải pháp dứt khoát để giải quyết các xung đột».
 
«Giải pháp hòa bình»
 
Thần học lòng thương xót để chữa lành cho ký ức nơi Đức Phanxicô, thần học công chính như một điều kiện để tha thứ nới Đức Thượng phụ Karekine II: hai nhãn quan này đối ngược nhau dù cho có sự chứng tỏ tình huynh đệ giữa hai người.
 
Đến điểm mà «bản tuyên bố chung» giữa hai Giáo hội kitô phải ký chiều chúa nhật trước khi Đức Phanxicô về Rôma, đã phải hủy vì lý do này. Rồi giờ phút chót được tái lập lại, nhưng không nêu Thổ Nhĩ Kỳ lên trong bản cuối cùng. Tài liệu đành phải trích trong ngoặc kép sự lên án «diệt chủng», đã có trong nội dung bản tuyên bố chung ký ở Armênia với Đức Gioan-Phaolô II năm 2001. Nếu bản tuyên bố lên án “sự biện minh cho sự phát tán hận thù, kỳ thị và bạo lực» được làm nhân danh của một nhãn quan theo «chủ nghĩa nền tảng» của tôn giáo, thì bản văn không nêu đó là hồi giáo. Cuối cùng bản tuyên bố hy vọng có một «giải pháp hòa bình» cho vùng Nagorno-Karabakh.
 
«Cuộc chiến tranh này không phải là cuộc chiến tranh của chúng tôi, ông Karen Mirzoian, 56 tuổi bình luận. Quý vị có biết các người hồi giáo trên tất cả các nước đến chiến đấu ở Karabakh không?» Ông Mirzoian tốt nghiệp kinh tế học và sống ở Erevan nói rõ: «Chúng tôi không ngừng chiến đấu với người hồi giáo. Những gì xảy ra ở đất nước kitô giáo xưa nhất thế giới, một đất nước luôn cự lại được nhờ đức tin, là một sứ điệp cho các tín hữu kitô ở Âu châu.»
 
Trước khi lên máy bay về Roma, linh mục Federico Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh đã đi ra khỏi thông lệ điềm tĩnh vùng Piémont nước Ý của mình để trả lời cho phó thủ tướng Thổ: «Nếu nghe rõ lời ngài nói, thì Đức Giáo hoàng không nói gì là nêu lên tinh thần thập tự chinh…» Đức Phanxicô không «gây thập tự chinh cũng không gây chiến tranh! Ngài muốn xây cầu chứ không xây tường. Thiện ý thật sự của ngài ở đây là dựng lên nền tảng cho hòa bình. Ngài cầu nguyện để giải hòa cho tất cả và ngài không tuyên bố một chữ nào chống dân tộc Thổ.»
 
Trong một bức thư gởi cho Đức Phanxicô được báo La Croix Pháp trích, các em viết: “Chúng con đã may chiếc áo này bằng vải tái hồi. Có những thứ đẹp và hữu ích mang vinh danh đến cho Chúa nhưng thường lại bị vứt bỏ.”
 
Chiếc áo đã được gởi cùng với bức thư này, bức thư được đăng trên trang blog của linh mục Mario Corniole, một linh mục Ý phục vụ cho Tòa Thượng phụ latinh ở Giêrusalem. “Chúng con đã bỏ tất cả những gì chúng con có để cứu đời sống và cứu đức tin của chúng con. Chúng con chọn tin và theo Chúa Kitô, Đấng không bao giờ bỏ chúng con. Ngài cho chúng con sức mạnh để chịu đựng các khó khăn và để đến được Giocđani”, các em trẻ viết.
 
“Chúng con phải cứu cuộc sống, đó là quyết định duy nhất chúng con phải làm, dù nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng đã cho chúng con ba lựa chọn: chối bỏ đức tin và phải theo đạo Hồi, trả thuế hay chết”, bức thư viết. Trong bức thư gởi Đức Giáo hoàng, các em Farah, Maryam, Dalida và các em khác ký dưới bức thư “các con gái của cha”.
 
Khi đến Amman, thủ đô Giócđani, các em trẻ đã được linh mục Corniole và một nhóm các nữ tu đón nhận, họ giúp các em làm lại cuộc đời. Các em được học may, vì nước Giócđani không công nhận bằng cấp của các em. Linh mục cũng xin Sứ thần Tòa Thánh ở Ả-Rập Xauđi, giáo xứ Chalđê và một vài thiện nguyện viên người Ý giúp đỡ các em làm.
 
Ngoài ra các em trẻ còn làm một nhãn hiệu áo quần lấy tên “Làm bởi các cô gái Irak”, các em quảng cáo trên các trang mạng xã hội và đã thành công, loạt áo quần này phối hợp truyền thống Tây phương và Đông phương.
 
“Chúng con hy vọng được gặp cha trong Ngày Thế Giới Trẻ ở Cracovia để nhận phép lành của cha. Chúng con tị nạn ở Giócđani và nếu chúng con rời nước, chúng con sẽ không có chiếu khán để trở về được. Cha là người duy nhất có thể giúp chúng con”, các em trẻ tị nạn xin Đức Phanxicô.
 
Giócđani là một trong những nước trú ẩn chính cho những người phải rời khỏi nhà mình trong cuộc xung đột ở Trung Đông, ở đây có vào khoảng 130 000 người tị nạn Irak và 1.3 triệu người tị nạn Syria.
 
Marta An Nguyễn chuyển dịch, phanxico