Các tín hữu thường nghe nói về việc sống đạo và giữ đạo từ việc giảng dạy của các cha trong nhiều thánh lễ… Đây luôn là mối bận tâm hàng ngày của các Kitô hữu và đôi khi là sự giằng co, mâu thuẫn, đối chọi giữa niềm tin và cách thực hành niềm tin. Trong khuôn khổ bài viết này, người viết, một tân tòng muốn được chia sẻ vài tâm tư về cách sống đạo trong chính môi trường sống thường nhật sao cho tương xứng với Tin Mừng của Đức Kitô.
Kitô hữu được mời gọi không ngừng diễn tả đầy ắp Đấng là Suối Nguồn Tình Yêu: một tình yêu độ lượng, thứ tha, khoan dung, nhân từ; Đấng luôn ‘yêu đến cùng’ và ‘chạnh lòng thương’… Thánh Phaolô đã diễn tả tình yêu đối với anh em cũng phải như vậy: cha mẹ yêu con, con cái yêu cha mẹ, vợ chồng yêu nhau, đó mới là dấu chỉ tình yêu Thiên Chúa cư ngụ trong anh em. Một khi Thiên Chúa cư ngụ đích thực trong lòng thì sự bình an thực sự mới đến với tâm hồn, Nước Trời mới là của người ấy. Nếu không sống bằng tình yêu Thiên Chúa, thì chúng ta sẽ không đạt đến hạnh phúc thật ngay ở đời này cho mình và cho mọi người xung quanh. Quả thực, “đức tin không có việc làm là đức tin chết” (1Cr, 13) và nếu không có đức tin sống động thì chẳng thể đạt tới hạnh phúc Nước Trời.
Đôi khi tôi trộm nghĩ đức tin của người tín hữu tiệm tiến như một cuộc đời: từ em bé ê a tập nói, chập chững bước đi, học lớp chồi lá, bước vào lớp 1, 2 , 3, 4… đến cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ… Trong thực tế, có những người sống đạo theo kiểu “người trộm lành” theo Tin Mừng: cứ ăn chơi cho đã, cuối đời ăn năn, lúc lâm tử chỉ cần sám hối và thân thưa với Chúa: “khi về Nước Ngài, xin nhớ đến tôi” là đủ. Người trộm lành đã sám hối, nghĩa là nhận ra tội lỗi của mình, xin ơn thứ tha và anh được kể vào lớp đầu của thiên đàng. Thánh Phaolô đã nói một khi đã đón nhận sự sống mới qua bí tích Thanh tẩy thì phải yêu mến những sự trên trời, chứ đừng yêu mến những gì dưới đất, trong khi chúng ta lại vẫn yêu mến những cái thuộc về thế gian này.
Quả vậy, chúng ta được sinh ra bởi đất nên khi từ giã trần gian này thân xác chúng ta lại trở về đất, linh hồn chúng ta sẽ phải trả lẽ về tất cả mọi việc chúng ta đã làm khi còn sống. Nếu chúng ta nghĩ suy và hành động theo kiểu thế gian thì chúng ta đã được trả công rồi. Hãy cẩn thận! Ở điểm này chúng ta không còn tiền gửi ở “ngân hàng” Nước Trời nữa, làm sao chúng ta có thể lên thiên đàng?
Chúa Giêsu đã phải đau lòng nói rằng đến lúc đó không biết đức tin tồn tại trên trái đất này nữa không. Chúng ta chỉ còn biết đấm ngực kêu xin Chúa cho mọi người biết nỗ lực sám hối và tin vào Lời Chúa. Một lỗi lầm khác chúng ta thương xuyên mắc phải là cho dù chúng ta vẫn đấm ngực nói lỗi tại tôi, lỗi tại tôi…, nhưng lại chê bai người khác để một cách kín đáo nâng mình lên bởi vì chính Chúa đã nói “Ai trong các ngươi không có tội thì hãy ném đá người này đi” và người ta đã bỏ đi hết từ người già nhất cho đến những người trẻ nhất.
Mỗi người mỗi tính và không ai giống ai. Vì thế, điều quan trọng là ta cần sống chan hòa với nhau để tình yêu Thiên Chúa triển nở như hoa tỏa hương thơm ngát cho mọi người. Tuy nhiên, đâu phải ai cũng có thể sống được như vậy vì con người rất ngôn hành bất nhất. Ta cần sống sao để bình an Chúa hứa ban trở thành hiện thực nơi mình ngay đời này và viên mãn ở đời sau. Nếu ta đã chia sẻ mà người đó không làm thì ta đã chu toàn việc Chúa trao. Điều còn lại là tự do của mỗi người chọn Chúa hay chọn những gì không thuộc về Chúa…
Như vậy, sống đạo vô cùng quan trọng; nó là điều kiện tiên quyết để vào Nước Chúa. Nói cách khác, sống đạo là phương tiện, là ‘xăng được đổ vào xe’ để đạt đến cứu cánh là bến bờ bình an. Nguyện xin Chúa cho chúng con ý thức điều đó và đem ra thực hành ngõ hầu danh Chúa được cả sáng.
Đôi khi tôi trộm nghĩ đức tin của người tín hữu tiệm tiến như một cuộc đời: từ em bé ê a tập nói, chập chững bước đi, học lớp chồi lá, bước vào lớp 1, 2 , 3, 4… đến cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ… Trong thực tế, có những người sống đạo theo kiểu “người trộm lành” theo Tin Mừng: cứ ăn chơi cho đã, cuối đời ăn năn, lúc lâm tử chỉ cần sám hối và thân thưa với Chúa: “khi về Nước Ngài, xin nhớ đến tôi” là đủ. Người trộm lành đã sám hối, nghĩa là nhận ra tội lỗi của mình, xin ơn thứ tha và anh được kể vào lớp đầu của thiên đàng. Thánh Phaolô đã nói một khi đã đón nhận sự sống mới qua bí tích Thanh tẩy thì phải yêu mến những sự trên trời, chứ đừng yêu mến những gì dưới đất, trong khi chúng ta lại vẫn yêu mến những cái thuộc về thế gian này.
Quả vậy, chúng ta được sinh ra bởi đất nên khi từ giã trần gian này thân xác chúng ta lại trở về đất, linh hồn chúng ta sẽ phải trả lẽ về tất cả mọi việc chúng ta đã làm khi còn sống. Nếu chúng ta nghĩ suy và hành động theo kiểu thế gian thì chúng ta đã được trả công rồi. Hãy cẩn thận! Ở điểm này chúng ta không còn tiền gửi ở “ngân hàng” Nước Trời nữa, làm sao chúng ta có thể lên thiên đàng?
Chúa Giêsu đã phải đau lòng nói rằng đến lúc đó không biết đức tin tồn tại trên trái đất này nữa không. Chúng ta chỉ còn biết đấm ngực kêu xin Chúa cho mọi người biết nỗ lực sám hối và tin vào Lời Chúa. Một lỗi lầm khác chúng ta thương xuyên mắc phải là cho dù chúng ta vẫn đấm ngực nói lỗi tại tôi, lỗi tại tôi…, nhưng lại chê bai người khác để một cách kín đáo nâng mình lên bởi vì chính Chúa đã nói “Ai trong các ngươi không có tội thì hãy ném đá người này đi” và người ta đã bỏ đi hết từ người già nhất cho đến những người trẻ nhất.
Mỗi người mỗi tính và không ai giống ai. Vì thế, điều quan trọng là ta cần sống chan hòa với nhau để tình yêu Thiên Chúa triển nở như hoa tỏa hương thơm ngát cho mọi người. Tuy nhiên, đâu phải ai cũng có thể sống được như vậy vì con người rất ngôn hành bất nhất. Ta cần sống sao để bình an Chúa hứa ban trở thành hiện thực nơi mình ngay đời này và viên mãn ở đời sau. Nếu ta đã chia sẻ mà người đó không làm thì ta đã chu toàn việc Chúa trao. Điều còn lại là tự do của mỗi người chọn Chúa hay chọn những gì không thuộc về Chúa…
Như vậy, sống đạo vô cùng quan trọng; nó là điều kiện tiên quyết để vào Nước Chúa. Nói cách khác, sống đạo là phương tiện, là ‘xăng được đổ vào xe’ để đạt đến cứu cánh là bến bờ bình an. Nguyện xin Chúa cho chúng con ý thức điều đó và đem ra thực hành ngõ hầu danh Chúa được cả sáng.
Tác giả bài viết: G. B. Thái Xuân