Tại sao ĐGH Phanxicô đi Thụy Điển dự lễ kỷ niệm 500 năm Cải Cách Tin Lành

Khoảng 500 năm trước đây, Martin Luther khởi đầu một cuộc ly khai tôn giáo trọng đại trong lịch sử của Giáo Hội: sự phân chia giữa người Tin Lành và người Công giáo.

Nửa thiên niên kỷ sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ du hành đến Thụy Điển để tưởng nhớ sự chia cắt đau đớn này và gửi đi một thông điệp hy vọng: đó là sự thống nhất là có thể.

Jens-Martin Kruse, mục sư Luther ,Roma:

“Tôi nghĩ rằng thế giới cần một cử chỉ đẻ tỏ thiện ý về sự hiệp nhất Kitô giáo. Một cử chỉ. Một cử chỉ nói rằng các Kitô hữu phải cam kết hòa bình. Không còn xảy ra những cuộc chiến giữa chúng ta. Thế giới cần một cử chỉ để nói rằng hòa bình là có thể.”

Silvano Giordano: Sử gia, Đại học Giáo hoàng Gregorian:

“Trong một thế giới bị tục hóa, chúng ta cần những Kitô hữu tham gia những lực lượng để loan truyền tinh thần của mình trong xã hội. Đây là một đóng góp đặc biệt của Kitô giáo với thế giới, mặc dù là sự khác biệt rõ ràng và nhận thức đối lập và vẫn còn giữa họ.”

Giáo sư Silvano Giordano nhớ lại rằng sự thành công của cải cách một phần là do động cơ chính trị. Vì vậy, kể từ khi tách rời quyền lực chính trị và tôn giáo, đối thoại đại kết đã được cải thiện đáng kể.

Silvano Giordano: 

“Chúng ta cần phải nhớ bối cảnh văn hóa của Cải cách này. Tại thời điểm đó, có một sự khác biệt lớn giữa Latin và nguồn gốc Đức. Giáo Hội tại Đức không muốn phụ thuộc vào Roma. Nó có niềm tự hào riêng của mình.”

Mục sư Lutheran, Jens-Martin Kruse, là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong cuộc đối thoại đại kết trong những năm gần đây. Đức Gioan Phaolô II, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và Đức Thánh Cha Phanxicô tất cả đã đến thăm nhà thờ của ông ở Roma.

Jens-Martin Kruse:

“Chúng ta cần những vị giáo hoàng mạnh mẽ và các giám mục với lòng dũng cảm, bởi vì chúng ta phải tiếp tục hướng về phía con đường dẫn tới sự hiệp nhất. Đối thoại thần học không đủ. Chúng ta phải cùng nhau kiên nhẫn.”  

Sau chuyến đi đến Georgia và Azerbaijan, Đức Thánh Cha đã nhắc lại tầm quan trọng của việc đối thoại đại kết trong thời gian này.

Đây là một trong những lộ trình mà Giáo Hội đặc biệt phát huy sau Công đồng Vatican II: đức tin có thể không còn được sử dụng như một vũ khí để biện minh cho những cuộc chiến tranh và nó phải trở thành một công cụ để phục vụ hòa bình.

Jos. Tú Nạc, NMS