Sự phát triển tri thức mạnh mẽ của thế giới tây phương từ thế kỷ 12 ngày càng làm các tác giả nghiêng về các vấn đề liên quan đến đời sống thiêng liêng. Sự phát triển không tạo ra ý tưởng tách rời với khoa học : kiến thức con người và thần linh tạo nên liên đới. Nó được đánh giá tích cực và quân bình chung của thần học thần bí tây phương của thời kỳ đó. Người ta có cái nhìn ngày càng rõ nét về một số vấn đề đặc thù, cho nên suy tư về nhiều vấn đề được xác định.
1. Các tu sĩ Saint-Victor
Trong số các tác giả nền tảng, trước hết cần phải kể đến Hugues và Richarde de Saint-Victor. Đan viện các kinh sĩ Saint-Victor ở Paris (ngày nay đã bị phá), (nhà thờ Saint Victor ở Marseille vẫn tồn tại nhà thờ nằm cạnh cảng cũ – Vieux port), trở thành một trung tâm tri thức và thiêng liêng rất quan trọng vào thế kỷ 12. Hugues (+1141), gốc fla-măng, là một trong những tinh thần lớn của thời Trung Cổ. Con người thánh thiện và học thức, một tinh thần hết mực có tổ chức, phát triển một thứ phương pháp vừa tri thức vừa thiêng liêng. Thật vậy, đối với ngài, thế giới hữu hình như là biểu tượng của thế giới vô hình. Ngang qua những biểu tượng, qua công việc tri thức liên hệ tới đức tin, người ta có thể đạt tới vũ trụ siêu phàm. Khoa học nhân loại đi vào Thần tính, những người Anh nói như vậy, hay thần học như người ta nói, trong tìm hiểu Thiên Chúa, không chỉ tri thức, nhưng là sống. Tri thức dẫn đến chiêm ngưỡng, nhưng chiêm ngưỡng thì ở bên kia tri thức : “Tình yêu đi xa hơn lý trí : tình yêu đi vào và đến gần trong khi khoa học đứng ngoài”.
Richard de Saint-Victor (+1173), gốc Ai len, vừa là môn đệ vừa là người nối tiếp Hugues. Ngài theo tinh thần khép kín hơn Richard, nhưng sâu xa hơn trong những lợi ích chính yếu, đây là một trong những tiến sĩ lớn của chiêm niệm thần bí. Ngài mong rằng mục đích của hành trình chiêm niệm là thật sự thấy Thiên Chúa trong sự liên kết hạnh phúc linh hồn với Chúa. Như thế, Chúa Ba Ngôi tỏ cho người thánh thiện này trên trần gian. Chiêm niệm như vậy mang đặc tính xuất thần. Richard là một trong những tác giả có nhiều tài liệu xuất thần nhất, trong đó ngài kể về sự biến đổi của linh hồn. Xuất thần cũng đem lại ánh sáng thật : Ubi amor, ibi oculus : nơi nào lửa tình yêu cháy, mắt tinh thần mở ra, và xuất thần cũng dấn đến chân lý đích thực.
2. Thánh Bonaventura
Ngài cũng là một trong những tinh thần của thời Trung Cổ và vẫn được đánh giá cho đến ngày nay. Một trong ba đóng góp của ngài là phân định ba con đường của đời sống thiêng liêng. Ngài không sáng tạo ra đời sống đó : nó đến từ thuyết tân Platon qua các trung gian, nhưng ngài đã trình bày rõ và sâu. Đúng vậy, trong cuốn Ba con đường, ngài giải thích rằng trước hết linh hồn bắt đầu bằng giai đoạn xây dựng, trong đó người ta ý thức nỗi khổ của mình và rên rỉ về nói. Đó là đời sống thanh tẩy. Rồi linh hồn đi vào đời sống quang minh, trong đó Thiên Chúa gần gũi hơn, niềm tin tăng tiến, sự hiện diện của Chúa Giê-su lớn hơn. Cuối cùng, đó là đời sống hợp nhất, là đời sống bạn hữu an định với Thiên Chúa. Thế thì, con người ở trong chân lý vẹn toàn, vượt trên những chân lý tri thức, mà chân lý chỉ là một phần, và trong sự hoàn thiện thiêng liêng. Cũng như các tu sĩ Saint-Victor, ngài đã nói dài về sự hiệp nhất với Thiên Chúa và xuất thần. Thị kiến của Thiên Chúa được thực hiện trong sự vô tri thông thái và trong tối tăm của tinh thần. Bên kia sự liên kết xuất thần, cuối cùng còn có tâm trạng cao siêu, bị “bắt cóc” tức là được hoàn toàn đến trong Thiên Chúa. Như thế sẽ vui với thị kiến trực giác về căn tính Thiên Chúa. Cái nhìn của thánh nhân về vũ trụ khá gần với các tu sĩ Saint-Victor xét về tổng thể, bởi vì ngài đã bổ sung qua kinh nghiệm qui ki-tô hơn theo cách của Phanxicô, và qua sự nhấn mạnh hơn về cuộc khổ nạn của Chúa và về Thánh Thể trong hành trình của linh hồn về với Thiên Chúa.
3. Thánh Tôma Aquinô (1225-1274)
Thánh nhân là nhà thần học lớn nhất của Giáo Hội. Nếu nhìn chung không được coi là tác giả tu đức, chắc chắn đó là một sai lầm, vì học thuyết của ngài có những liên quan lớn trong lãnh vực suy tư thiêng liêng. Quả vậy, được coi là không có ai trước ngài là một hữu thể trong tư cách là một tu sĩ. Ngài đã xác định khung cảnh chung của mọi suy tư về đời sống thiêng liêng. Trước hết, thánh nhân đã phát triển nhân chủng ki-tô giáo dựa vào thuyết của Aristote được suy tư lại dưới ánh sáng của Kinh thánh. Tôma đã mô tả những sức mạnh trong trái tim con người. Rồi ngài đã nhìn thấy những yếu tố tiến bộ : đạt được những nhân đức mà ngài đã nêu vừa chi tiết vừa cao siêu, và những ơn của Chúa Thánh Thần. Ngài cũng đã đưa ra việc giảng dạy về Chúa Ki-tô và biến cố nhập thể, chỉ ra tính phi thường, đồng thời nghiêm túc của biến cố này. Đức Ki-tô đã làm người cách sâu xa hơn là người ta tin cách chung chung, và Thiên Chúa đã thực sự đến trong bản tính của chúng ta. Chính vì thế, sự liên kết của chúng ta với Chúa thực sự quá thân mật. Tiến trình đến với Chúa, qua Đức Ki-tô, nhờ ân sủng, cũng được thánh nhân giải thích rõ ràng nhất. Thánh nhân chỉ ra rằng Chúa Thánh Thần hiện diện trong linh hồn kẻ tin và Ngài là nguyên lý của mọi chiêm niệm. Nhưng đồng thời, vẫn còn những mô tả về xuất thần còn chưa chính xác mấy. Đặc biệt, ngài không nghĩ rằng trên trần gian này có thể đạt tới một thứ thị kiến hạnh phúc.
Tôma xứng đáng là người tạo ra một khuôn mẫu mà phần lớn các nhà thần học sau này đã tham khảo, dù có phải sửa chữa phần nào. Ngài không viết khảo luận đặc biệt về đời sống thiêng liêng : cái đó được thấy phần nào trong cả con người ngài, đặc biệt trong Tổng luận thần học và Tổng luận chống lạc giáo, nhưng ảnh hưởng của ngài gắn với đời sống chiêm niệm rất mạnh mẽ, còn hơn cả trong lãnh vực thiêng liêng mà có thể hình dung được cách tổng quát.
Kiến thức của thần học thần bí này là căn bản. Nhưng, không loại trừ sự tiếp cận khác : đời sống thiêng liêng của dân ki-tô giáo.
Minh Sáng chuyển ngữ
Nguồn: Bernard Peyrous, Histoire de la spiritualité chrétienne, Editions de l’Emmanuel 2010