Khi được hỏi liệu Nhật Bản có thể dùng tàu ngầm để bảo vệ các đảo không, ông Okabe nói rằng khía cạnh quan trọng nhất của việc bảo vệ đảo là thu thập tin tình báo. Mặc dù các máy bay không người lái có thể được dùng để thu thập thông tin nhưng chúng dễ bị kẻ thù phát hiện và bắn hạ…
Nhật Bản sẽ dốc toàn lực bảo vệ Senkaku nếu Trung Quốc gây chiến?
Nhà bình luận quân sự Isaku Okabe đã phác thảo ra kịch bản về cuộc chiến giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Theo ông, Nhật Bản sẽ tung ra những vũ khí tân tiến nhất để bảo vệ quần đảo này.
Tạp chí Weekly Diamond của Nhật Bản ngày 16/6 có đăng tải ý kiến của nhà bình luận quân sự Isaku Okabe về việc Nhật Bản sẽ bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (đang có tranh chấp với Trung Quốc và Đài Loan) và quần đảo Ryukyu/Nansei như thế nào nếu Trung Quốc phát động một cuộc tấn công.
Ông Okabe nói rằng các thành viên của Trung đoàn Bộ binh của Lực lượng phòng vệ Mặt đất (JGSDF) đóng quân tại khu vực Kyushu có thể được đưa với vùng biển quanh đảo này bằng trực thăng, máy bay vận tải MV-22 Osprey và tàu của JMSDF.Khi được hỏi về thiết bị và công nghệ mà Nhật Bản cần trong trường hợp xảy ra cuộc tấn công như vậy, đầu tiên, ông Okabe lưu ý đến việc thiếu hành động ủng hộ trong nước, thứ rất cần để Nhật Bản cải thiện phòng thủ đảo. Sau đó, ông đi vào phác thảo tình huống có thể xảy ra, trong đó, một tàu cá nước ngoài giấu vũ khí tự động và quân đội sẽ giả vờ tránh bão để cập bến tại hòn đảo này. Trong tình huống này, nếu lực lượng cảnh sát biển Nhật Bản cố đuổi theo thì nước kia có thể gửi hải quân tới với lý do bảo vệ “ngư dân” và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) sẽ được triển khai.
Phương tiện Chiến đấu Tự hành (Combat Vehicle Maneuver – CVM) do Bộ Quốc phòng Nhật Bản phát triển có thể sẽ được triển khai trong trường hợp này. Lực lượng Phòng không Nhật Bản (JASDF) có thể chặn máy bay địch muốn tiếp cận quần đảo trong khi JMSDF có thể ngăn các tàu chiến và tàu ngầm của địch, ông Okabe nói.
Để bảo vệ các tàu vận tải của mình, JMSDF có thể sẽ triển khai Hệ thống Chiến đấu Bảo vệ (Aegis Combat System) khi máy bay cảnhbáo sớm của JASDF cũng sẽ được tung ra. Để bảo vệ sự tự do của các chuyến bay, ông Okabe cho rằng Nhật Bản cũng cần có các máy bay tiếp nhiên liệu trên không. Điều này sẽ là một thử thách lớn cho sự sẵn sàng chiến đấu của Nhật Bản và Lực lượng Tự vệ của nước này hiện đang thiếu các máy bay MV-22, xe CVM và tàu đổ bộ.
Tàu cảnh sát biển Nhật Bản bắn vòi rồng vào tàu cá Đài Loan tại khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9/2012. Ảnh:
YOMIURI SHIMBUN
Khi được hỏi liệu Nhật Bản có thể dùng tàu ngầm để bảo vệ các đảo không, ông Okabe nói rằng khía cạnh quan trọng nhất của việc bảo vệ đảo là thu thập tin tình báo. Mặc dù các máy bay không người lái có thể được dùng để thu thập thông tin nhưng chúng dễ bị kẻ thù phát hiện và bắn hạ. Thay vào đó, tàu ngầm có thể được triển khai tới gần các đảo để theo dõi các hoạt động liên lạc của kẻ thù và giám sát các động thái của đối phương. Ông Okabe nói thêm những tàu ngầm này có thể được sử dụng để phong tỏa hành lang hàng hải. Đội tàu ngầm JMSDF thiện nghệ và có khả năng chống lại tàu ngầm của hải quân Trung Quốc còn rất hạn chế, ông này tiết lộ. Mitsubishi ATD-X Shinshin, một chiến đấu cơ tàng hình hiện đang được Nhật Bản phát triển, có thể cũng sẽ được sử dụng, mặc dù hiện nay nó mới đang được thử nghiệm nên không thể được triển khai trong tương lai gần.
Nhật Bản cũng cần quan ngại về những mối đe dọa từ các tên lửa hành trình dẫn đường của Trung Quốc. Ông Okabe nói rằng các tên lửa được trang bị cho lực lượng không quân và các căn cứ bộ binh Trung Quốc có tầm bắn rất xa. Gần đây, một máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc được trang bị tên lửa hành trình có thể bay qua vùng biển giữa Miyako-jima và Okinawa. Ngay sau khi các máy bay ném bom H-6K đi vào vùng biển Thái Bình Dương, Nhật Bản sau đó cần cảnh giác về những cuộc tấn công tên lửa từ phía nam cùng phía tây bắc, ông Okabe nói. Để chống lại điều này, Nhật Bản được cho là đã thay đổi hệ thống radar, mở rộng thùng nhiên liệu và tăng số lượng tên lửa đất đối không của chiến đấu cơ F-15J, biến nó thành một máy bay đánh chặn tên lửa hành trình.
Với tình trạng hiện nay, Trung Quốc là đối thủ tiềm năng nhất mà Nhật Bản phải đối mặt do tranh chấp đảo. Các máy bay tàng hình J-20 và J-31 cùng với máy bay không người lái chống tàng hình tầm cao Condor/Shendiao của Trung Quốc đang được phát triển. Mặc dù các chi tiết thông số kỹ thuật của những máy bay này chưa xuất hiện nhưng người Trung Quốc đang rót tiền vào chúng, ông Okabe nói. Trung Quốc cũng có một hệ thống tên lửa chống tàu và mặc dù chúng còn đang trong quá trong quá trình thử nghiệm nhưng có vẻ mục tiêu nhắm đến là nhóm tàu sân bay của Mỹ.
Ông Okabe nói rằng hệ thống tên lửa đánh chặn RIM-161Standard Missile 3 rõ ràng là không thể đối phó với một cuộc tấn công từ phía Trung Quốc. Các tàu chiến đa năng của JMSDF hiện đang được xây dựng phải có khả năng của cả tàu đổ bộ lớp Osumi và tàu khu trục trực thăng lớp Izumo. Nếu tàu đa năng có thể mang theo chiến đấu cơ F-35B thì chúng sẽ được triển khai đến vùng phòng không của Nhật Bản dưới sự che chở từ Hệ thống Chiến đấu Aegis và các tên lửa đất đối không được phóng đi từ các tàu hộ tống Nhật Bản. Sau đó, F-35B có thể tấn công các mục tiêu trên mặt đất mà không cần sự hỗ trợ từ JASDF.
Hoàn cầu Thời báo đã dẫn lời nhà bình luận quân sự Li Jie của Trung Quốc nói rằng ông Okabe không thực tế khi tưởng tượng ra tình huống Nhật Bản triển khai tất cả các hệ thống vũ khí tốt nhất của mình cùng một lúc. Ông tuyên bố rằng Nhật Bản đã có những bước tiến lớn trong việc cải thiện khả năng phòng thủ đảo và các rạn san hô của mình cùng với việc huấn luyện và trang bị. Tuy nhiên, ông nói rằng Trung Quốc sẽ không viện tới chiến tranh để khẳng định chủ quyền với những hòn đảo tranh chấp.
Bảo Linh (Theo Wantchinatimes)
Con trai Bin Laden viết thư tới Đại sứ quán đòi giấy chứng tử cho cha
Con trai Osama bin Laden đã từng gửi một bức thư tới Đại sứ quán Mỹ tại Arab Saudi để đòi giấy chứng tử cho cha, 4 tháng sau khi tên trùm khủng bố bị lực lượng Thủy Bộ Không Phối hợp (SEAL 6) của Mỹ bắn hạ.
Bức thư được gửi ngày 09/9/2011. Theo Washington Post, dẫn thôngtin từ tài liệu mới nhất do trang WikiLeaks công bố, cho biết Abdullah bin Laden, con trai Osama bin Laden đã gửi thư đòi cấp giấy chứng tử cho cha.
Trùm khủng bố Osama bin Laden
Theo thông tin trên Tiền phong, phản hồi lại yêu cầu này, ông Glen Keiser, tổng lãnh sự Mỹ tại Riyadh, thủ đô Arab Saudi, viết thư trả lời Abdullah, khẳng định rằng Mỹ không đồng ý cấp bất kỳ loại giấy tờ nào như vậy bởi điều này nằm trong quy định không ban hành giấy chứng tử cho những cá nhân bị quân đội giết trong các hoạt động quân sự.
Tuy nhiên, ông Keiser vẫn cung cấp cho Abdullah các biên bản của tòa án Mỹ, theo đó, nhà chức trách đã xác nhận cái chết của bin Laden. Vì thế, mọi bản án hình sự đối với hắn đều được gỡ bỏ.
Cho tới nay, hầu như mọi người vẫn chưa rõ vì sao Abdullah lại đưa ra yêu cầu này. Được biết, hồi tháng 5, Seymour Hersh, nhà báo điều tra từng đoạt giải Pulitzer năm 1970, cáo buộc Nhà Trắng đã công bố thông tin sai lệch về cuộc đột kích bin Laden nhằm che đậy việc Mỹ không đơn phương thực hiện chiến dịch tiêu diệt tên trùm khủng bố.
Trước thông tin này, đại diện Nhà Trắng đã lên tiếng bác bỏ nhận định trên vì cho rằng chúng không chính xác và có quá nhiều khẳng định vô căn cứ.
Phong Vân (Tổng hợp)
Thỏa thuận quân sự Mỹ – Trung đe dọa lợi ích của Nga
Chủ nhật, 21/06/2015 | 08:09 GMT+7Trang tin rbth của Nga dẫn lời các chuyên gia nước này, bày tỏ quan ngại về mối quan hệ Mỹ – Trung hiện nay. Thỏa thuận mà quân đội 2 nước vừa đạt được sẽ đe dọa đến lợi ích của Moscow.
Mỹ và Trung Quốc đã ký kết một thỏa thuận hợp tác về đối thoại quân sự. Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, đây là thỏa thuận đầu tiên của loại hình này trong vài năm qua. Trong khi các chuyên gia Nga tin rằng thỏa thuận này rất có thể là một giao thức có chủ ý thì họ cũng nghĩ rằng bất cứ việc tái thiết lập quan hệ nào giữa Trung Quốc và Mỹ trong bối cảnh cuộc đối đầu giữa Moscow và phương Tây đều là chống lại các lợi ích của Nga.
Một thỏa thuận mới về hợp tác quân sự được ký kết giữa Washington và Bắc Kinh đe dọa sẽ làm suy yếu các nỗ lực của Nga để gần gũi hơn với Trung Quốc, các chuyên gia Nga cho biết.
Đại diện của Bộ quốc phòng Mỹ và Trung Quốc đã ký thỏa thuận về cơ chế tương tác của quân đội 2 nước khi phối hợp trong các nỗ lực nhân đạo và phản ứng với những tình huống khẩn cấp vào ngày 12/6. Các bên dự kiến sẽ ký một thỏa thuận an ninh vào cuối tháng 9. Thỏa thuận đó sẽ giúp làm giảm khả năng xảy ra các sự cố giữa lực lượng vũ trang 2 nước trên không và trên biển.
Quân đội Mỹ nói rằng các thỏa thuận này sẽ tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn và làm giảm nguy cơ của bất cứ cuộc đối đầu nào.
Trong khi đó, Trung Quốc đã gọi thỏa thuận là một bước tiến lớn hơn trong quan hệ Mỹ-Trung. Kết quả là đã có những thông báo về các cuộc tập trận quân sự Mỹ-Trung có thể diễn ra vào năm 2016.
Các chuyên gia tin rằng việc một mình ký thỏa thuận sẽ giúp những toan tính địa chính trị của Bắc Kinh hiểu được Washington và vị trí của Moscow |
“G2” và “Chimerica” (Trung-Mỹ)
Các chuyên gia Nga tin rằng việc ký thỏa thuận một mình sẽ giúp hiểu Washington và vị trí của Moscow trong những toan tính địa chính trị của Bắc Kinh. Điều này đặc biệt được quan tâm khi mà Nga và Trung Quốc đang thiết lập lại mối quan hệ sau cuộc đối đầu giữa Nga và Phương Tây.
Vladimir Korsun, học giả về Trung Quốc và là giáo sư tại Khoa nghiên cứu Châu Á thuộc Viện quan hệ Quốc tế Moscow nói rằng thỏa thuận đã được ký kết rất có thể chỉ là một nghi thức ngoại giao có chủ ý. Ông nói thêm rằng Trung Quốc và Mỹ bắt đầu ký kết ký kết các hiệp định quân sự từ những năm 1980 trở lại đây.
Các chuyên gia tin rằng trong khi thỏa thuận này không có bất cứ dáu hiệu nào cho thấy Washington và Bắc Kinh đang hình thành một liên minh quân sự, nó đã chứng minh tính chát mối quan hệ Trung – Mỹ. Ví dụ, ông Korsun nói rằng “bộ đôi G2 (Mỹ-Trung) đã tồn tại”, ám chỉ đến khái niệm thực tế về “Chimeria” được nhà sử học và giáo sư Niall Ferguson đến từ ĐH Harvard đưa ra. Khái niệm này cho rằng giải thiết về sự tồn tại của không gian kinh tế Mỹ-Trung duy nhất thích hợp với cả 2 nước.
Hơn nữa, ông Korsun cũng nhận định rằng giữa những năm 2000, phần lớn cộng đồng chuyên gia Nga có khuynh hướng nghĩ rằng một cuộc xung đột trong tương lai giữa Mỹ và Trung Quốc là không tránh khỏi, trong khi Nga phải duy trì một khoảng cách và “theo dõi trận chiến giữa 2 hổ” từ bằng ghế dự bị.
Tuy nhiên, dự báo này sẽ không xảy ra và thỏa thuận Mỹ – Trung được ký kết ngày 12/6 là bằng chứng thêm cho thấy kết quả này rất khó thành hiện thực. Vì lý do này, Korsun tin rằng trong trường hợp mối quan hệ Moscow và Washington ngày một tệ hơn, Nga sẽ không có Trung Quốc đứng bên.
Tam giác Moscow – Washington – Bắc Kinh
Cùng lúc, một số chuyên gia tin rằng một liên minh chính thức giữa Mỹ và Trung Quốc là rất khó xảy ra. Tuy nhiên, điều này không khiến cho tình hình hiện nay của Nga khá hơn. Ông Alexander Khramchikhin, Phó giám đốc Viện Phân tích Quân sự và Chính trị cho rằng tam gia Nga – Mỹ – Trung đang trải qua mối quan hệ khó khăn. Trong cấu trúc này, mỗi nước lại đang có mâu thuẫn với 2 nước còn lại và thiết lập mối quan hệ gần gũi hơn với bất cứ nước nào chống lại lợi ích của nước thứ 3. Mặc dù rất khó để tưởng tượng một liên minh thực sự giữa bất cứ 2 nước nào thì sự hội tụ chiến thuật giữa Washington và Bắc Kinh đang khiến Moscow có ít không gian vận động hơn.
Ông Andrei Frolov, Tổng biên tập Tạp chí Export Vooruzheny cũng tin rawngfthoar thuận Trung-Mỹ (ông gọi đó là một bản ghi nhớ) là dấu hiệu cho thấy sự xích lại gần nhất giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh trong vài năm tới, điều này sẽ không gây ra bất cứ hậu quả thực tế nào cho Nga.
Bảo Linh (Theo rbth)
Theo tinmoi.vn