Tính thời sự “xúc động và bi thảm” của Fatima

Trong buổi phỏng vấn với trang Zenit, ký giả Vincenzo Sansonetti cho biết: “Fatima không đơn giản chỉ là hiện thực. Fatima còn hơn thế nữa, tính thời sự của nó thật xúc động và bi thảm… Sự đe dọa của sự dữ và hậu quả của tội lỗi vẫn còn đó, sự đau khổ và bách hại tín hữu kitô vẫn tiếp tục và càng ngày càng nặng thêm – Ký giả Vincenzo Sansonetti là tác giả quyển sách tiếng Ý “Điều tra về Fatima” (Inchiesta su Fatima, nxb Mondadori).
Tính thời sự “xúc động và bi thảm” của Fatima
Trao đổi với ký giả Vincenzo Sansonetti, tác giả quyển sách “Điều tra về Fatima” Trước chuyến hành hương Fatima của Đức Phanxicô ngày 12 và 13 tháng 5-2017, tác giả nhấn mạnh, giáo hoàng Argentina “có một cái nhìn hiện đại và sinh động về hình ảnh của Mẹ Maria: Mẹ không những chỉ là mẹ, mà còn là chị, là người bạn, là người đồng hành du lịch và luôn gần với chúng ta. Vâng lời, khiêm tốn, tiếp nhận nhưng của can đảm và chiến đấu”.
 

Ông nói thêm: “Ở Fatima, Đức Mẹ là hình ảnh phương thuốc giải độc cho sự dữ, thậm chí đó là con đường cho một khởi đầu mới”, cầu nguyện và lần hạt.

Zenit – Đâu là sứ điệp những lần Đức Mẹ hiện ra cách đây một trăm năm?

Vincenzo Sansonetti – Sứ điệp Fatima năm 1917 chủ yếu là lời mời gọi rất mạnh, nhưng cùng lúc, cũng là lời mời gọi nhẹ nhàng và thấm tình mẫu tử, lời mời gọi trở lại và cầu nguyện ở thời điểm lịch sử, khi sự hiện diện của các tín hữu kitô ở một vài nước Âu châu như Bồ Đào Nha rõ rệt bị các chính quyền và các nhóm thế lực ra mặt chống hàng giáo sĩ và tam điểm. Đức Mẹ hiện ra vào một giai đoạn chính xác, đầu thế kỷ 20 để cảnh cáo sự lên ngôi của các tư tưởng toàn trị và vô nhân đạo mà, dần dần, chế ngự thế giới: chính xác là năm 1917, khi có cuộc cách mạng Tháng 10 tại Nga, với lực lượng hùng hậu của chủ nghĩa vô thần, đi ngược với tôn giáo, xem tôn giáo là “thuốc phiện của dân tộc”.

Và Đức Mẹ hiện ra với các mục đồng ở một vùng quê xa vắng, xa các thành phố lớn, vì ở đó đức tin còn cự lại với tất cả các tấn công, để vinh danh một nước còn giữ các truyền thống vững mạnh của kitô giáo dù bị bức bách. Chính các mục đồng, lúc đó còn nhỏ, cũng đã bị sách nhiễu nặng nề chỉ vì đức tin đơn sơ và thẳng thắn của các em. “Cầu nguyện, lần hạt mân côi” là lời Bà Mặc Áo Trắng nói nhiều lần với Giacinta, Phanxicô và Lucia, như thuốc giải độc cho sự dữ, thậm chí đó là con đường cho một khởi đầu mới”.

a

Sứ điệp này vẫn còn hiệu lực thời sự?

Fatima không đơn giản chỉ là hiện thực. Fatima còn hơn thế nữa, tính thời sự của nó thật xúc động và bi thảm. Các lý do không phải là không nhắc một cách dứt khoát cho con người thời đại đừng lầm với các huyền thoại giả tạo của thành công, của sự tự đủ, của một đời sống trần thế chỉ duy nhất hướng đến tiện nghi, của cải vật chất. Ngược lại, hơn bao giờ hết, xã hội ngày nay là con mồi của các chiến tranh, của Satan, muốn làm cho con người xa Chúa và xa tình yêu của Ngài. Tính ngôn sứ của Fatima một phần được chứng thực qua việc sụp đổ của hai chế độ độc tài lớn của thế kỷ 20, chế độ cộng sản và chế độ phát-xít. Không còn Đức quốc xã và Xô-viết, “nước Nga” mà Đức Mẹ nói trong bí mật thứ nhì , và việc giữ đạo có thể thực hành được trong một số vùng trên thế giới mà trước đây họ phủ nhận, nhưng điều đó không có nghĩa là Fatima và với những gì Fatima đại diện đã coi như xong, bỏ lại đàng sau với thế kỷ 20.

Thời buổi của hận thù ý thức hệ chưa chấm dứt, nhưng nó lại chuyển biến qua một hận thù còn khủng khiếp và vô nhân đạo hơn, được nuôi dưỡng bởi các nhãn quan vô nghĩa khi nhìn về thế giới, con đẻ của chủ thuyết hư vô và tương đối hóa. Sự đe dọa của sự dữ và hậu quả của tội lỗi vẫn còn đó, sự đau khổ và bách hại tín hữu kitô vẫn tiếp tục và càng ngày càng trầm trọng thêm. Chính Giáo hội cũng phải cảnh giác với “các kẻ thù” bên trong, những người muốn đặt lại vấn đề lịch sử, giáo điều, di sản đức tin, họ muốn một chiều kích “hàng ngang”, hạ giáo hội xuống còn là một “cơ quan xã hội”, loại bỏ Chúa Kitô và giáo huấn của Ngài.

Vài chục năm nay, chủ thuyết hư vô đã hạ các truyền thống tôn giáo xuống, xem các truyền thống này như phong tục nhân gian, bây giờ chủ nghĩa vật chất thống trị, làm cho tâm hồn con người, một tâm hồn luôn khắc khoải khao khát tình yêu và sự thật bị khô héo.  Đàng sau tấm bình phong “chinh phục văn minh”, người ta hung bạo với cái gọi là tự nhiên, hủy diệt căn tính con người, tấn công gia đình, nhân danh “cuộc cách mạng nhân chủng”, một cuộc cách mạng mang tính hủy hoại. Chưa bao giờ sự an ủi và giúp đỡ của Mẹ Thiên Chúa cần thiết như bây giờ.

duc me fatima

Trong chuyến hành hương Fatima sắp tới, Đức Phanxicô sẽ phong hai thánh Giacinta và Phanxicô. Có sợi dây liên kết nào giữa Fatima và triều giáo hoàng của Đức Phanxicô không?

Chắc chắn là có, một sợi dây liên hết chặt chẽ và ít được biết, sợi dây này đã có từ đầu triều giáo hoàng của ngài. Ngày 13 tháng 5-2013, hai tháng sau khi được bầu chọn và nhân dịp kỷ niệm lần thứ 96 Đức Mẹ hiện ra ở Cova da Iria, Fatima, vài ngày trước khi từ chức vì đến tuổi, Thượng phụ Lisbon, Đức Hồng y José da Cruz Policarpo tại Fatima đã dâng hiến triều giáo hoàng Đức Phanxicô cho Đức Mẹ. Ngài làm chuyện này vì ít nhất Đức Phanxicô đã xin ngài hai lần. Một đám đông 300.000 tín hữu tham dự sự kiện trọng đại này, họ tụ họp trước các thánh đường. Trong dịp này, Đức Hồng y Policarpo (từ trần không đầy một năm sau, ngày 12 tháng 2-2014, thọ 78 tuổi) cầu nguyện cho Đức Phanxicô “được ơn phân định để nhận diện được các con đường mới cho Giáo hội” và để Đức Giáo hoàng được “bảo vệ trong những giờ khó khăn của sự đau khổ, để ngài có thể vượt qua, trong đức ái, các thử thách ngài gặp trong việc canh tân Giáo hội”.

Tượng Đức Mẹ Fatima trong buổi tiếp kiến chung tại Quảng trường Thánh Phêrô ngày 13 tháng 5-2013. Đây là bản sao tượng Đức Mẹ Fatima.

Trong một sứ điệp gởi Giám mục địa phận Leiria-Fatima, Antonio Augusto dos Santos Marto, Đức Phanxicô nói lên “lòng biết ơn sâu xa của mình trước sáng kiến và trước sự cầu xin này”. Sau đó, Đức Phanxicô kết hiệp trong lời cầu nguyện với tất cả các tín hữu hành hương Fatima, ngài “ban phép lành Tòa Thánh với hết cả tấm lòng”. Năm tháng sau, ngày 13 tháng 10-2013, Đức Phanxicô dâng thế giới cho Đức Mẹ Fatima.

duc me fatima

Tượng Đức Mẹ Fatima ở quảng trường Thánh Phêrô ngày 12 tháng 10-2013. Đây là tượng Đức Mẹ Fatima, Bồ Đào Nha được đưa về Rôma trong diọ lễ tôn kính Đức Mẹ.

Xác nhận lòng tôn kính sâu đậm, ngay lập tức Đức Phanxicô dâng triều giáo hoàng của mình trong tay Đức Mẹ. Ngày 15 tháng 3-2013, khi vừa được bầu chọn mới hai ngày, Đức Phanxicô ngỏ lời với các hồng y ở phòng Clemntine, Vatican, ngài đã công khai đặt ngay triều giáo hoàng của mình vào bàn tay che chở của Đức Mẹ: “Tôi xin phó sứ vụ của tôi vào sự cầu bàu quyền lực của Mẹ Maria, Mẹ của chúng ta, Mẹ của Giáo hội”.Lò

ng tôn kính Đức Mẹ của ngài đã có từ lâu và theo ngài luôn mãi; ngài đặc biệt kính mến “Đức Mẹ Tháo gỡ Nút thắt” và ngài đã quảng bá lòng tôn kính này trên khắp thế giới. Giáo hoàng Argentina có một cái nhìn hiện đại và sinh động về hình ảnh của Mẹ Maria: Mẹ không những chỉ là mẹ, mà còn là chị, là người bạn, là người đồng hành du lịch và luôn gần với chúng ta. Vâng lời, khiêm tốn, tiếp nhận nhưng của can đảm và chiến đấu.

Đâu là câu chuyện cá nhân của ông với Đức Mẹ Fatima?

Tôi đến đây ba lần, lần gần đây là năm 2016 để chuẩn bị viết quyển sách nhân dịp kỷ niệm một trăm năm Đức Mẹ hiện ra. Lần nào đến đây tôi cũng đều bị đánh động bởi bầu khí tiếp nhận, thanh thản chìm ngắm trong cầu nguyện. Một nơi mời chúng ta chiêm niệm và suy tư sâu xa về đời sống của chính mình, khởi đi từ lời kêu gọi đầy tình mẫu tử nhưng cương nghị của Đức Mẹ.

fatima

Nếu ông phải chọn ba chữ để định nghĩa Fatima, ông sẽ dùng chữ nào?

Theo tôi, tôi sẽ chọn ba chữ đặc biệt với sự kiện này: lời tiên tri, mẹ/con và vượt ra ngoài‘Lời tiên tri’ là một chữ phải hiểu theo đúng nghĩa của nó. Nó không có nghĩa là “đoán tương lai” hay nói về bối cảnh của thời cánh chung và bi thảm, dù khía cạnh này là có, cũng không phải là cái nhìn của tận thế. Lời tiên tri có nghĩa là ‘làm cho thấy’ sự thật của những chuyện và đời sống con người: ai theo Chúa và giữ mười điều răn của Ngài thì chắc chắn sẽ có một tiến trình hiện sinh trước mặt họ, có thể là mệt mỏi, nhưng cuối cùng được ơn dồi dào và mở ra với đời sống đời đời; ai không theo Chúa, thì ngược lại cuộc chiến đấu có thể – trong sự tự do lớn nhất, vì con người tự do chọn sự dữ và chọn sự lên án cho chính mình –sẽ có một tiến trình dễ dàng hơn, ít tai nạn hơn, được thế giới tán thưởng, nhưng trên thực tế lại trống rỗng, xa ánh sáng của Chúa.

‘Mẹ/con’ là thái độ chúng ta luôn phải có trong mỗi giây phút cuộc sống, biết rằng chúng ta là con của một người Mẹ thương yêu, nâng đỡ, giúp đỡ, tháp tùng, nhắc nhở chúng ta, đúng y như một bà mẹ. Chắc chắn, một xã hội làm cho hình ảnh người mẹ thành hão huyền… thì khó mà nói đến các quan tâm săn sóc của tình mẫu tử. Chính xác Mẹ Fatima mời gọi chúng ta nhìn lại hình ảnh của người mẹ.

‘Vượt ra ngoài’ là số phận chờ mỗi chúng ta, nhưng gần như không còn ai nói đến nữa. Bởi vì, muốn ‘vượt ra ngoài’ thì thật bối rối, thật dấn thân và thật đòi hỏi. Nhưng chúng ta phải tự hỏi: tất cả chấm dứt khi chết sao? Chúng ta kết thúc trong một hố đen, nơi chôn cuộc sống, chôn các cố gắng, các giấc mơ của chúng ta sao? Hay chúng ta chờ một ánh sáng vĩnh cửu không tắt, nâng tất cả những gì chúng ta đã có được ở trần thế này? Fatima mở một kẽ hở về đời sống vĩnh cửu và vượt ra bên ngoài và làm chúng ta được an ủi.

duc me

Trong phần nói đầu của quyển sách, ông viết “Fatima là một bí ẩn làm lo lắng nhưng cũng làm an ủi”, điều này có nghĩa là gì?

Chắc chắn, chúng ta không thể giấu, sứ điệp Fatima có những khía cạnh đáng lo, làm cho chúng ta sợ. Chúng ta nghĩ về thị kiến hỏa ngục, về việc loan báo có các cuộc chiến tranh mới, về các đau khổ của nhân loại và của Giáo hội. Nhưng đó là lo lắng của tâm hồn khi không phó thác vào Chúa, vào Đức Mẹ. Ai sống trong đức tin thì biết, sự dữ, tội lỗi, Satan sẽ thất bại. Đời sống ở trần gian là thời gian cho chúng ta, để chúng ta có được xác quyết này, trong tự do. Những lời đầu tiên Đức Mẹ nói với ba trẻ mục đồng: “Các con đừng sợ, Mẹ không làm chuyện dữ cho các con”. Đó gần như là lời Đức Mẹ nói mỗi khi Mẹ hiện ra với các em: lời trấn an, cái vuốt ve, nụ cười của tình mẹ, một lời mời gọi phải coi trọng đời sống kitô hữu.

Trước khi đi Fatima, Đức Phanxicô đã gặp các linh mục của Giáo hoàng Học viện Bồ Đào Nha tại Rôma. Sau khi nhấn mạnh“sự gặp gỡ với Đức Mẹ của các mục đồng là ân sủng, đã làm cho họ yêu Chúa Giêsu”, Đức Phanxicô xin các linh mục “vượt ra ngoài mọi tiêu đích, phải có lòng nhận biết và tình yêu của Chúa Kitô, tìm cách để càng ngày càng giống Ngài cho đến cùng là hy sinh đời sống của mình”. Trên thực tế là “sống trong sự hiện diện của tình yêu Chúa”. Và trong bối cảnh này, lòng tôn kính Đức Mẹ giúp chúng ta “nếm hương vị có Chúa như một thực tế đẹp nhất của cuộc hiện sinh con người” vì Mẹ Maria là “người Mẹ dịu dàng và nhân lành”. Ngài nói thêm: “Hãy nhìn ngắm Mẹ và để Mẹ nhìn chúng ta, vì Mẹ là Mẹ của anh em và Mẹ yêu thương anh em rất nhiều: hãy để Mẹ nhìn anh em để anh em khiêm tốn hơn, can đảm hơn, để có thể đi theo Lời Chúa”. Đức Phanxicô kết luận: “Ngoài ra, lòng tôn kính Đức Mẹ giúp chúng ta có một tương quan tốt với Giáo hội: cả hai đều là Mẹ. Và vì là Mẹ, chúng ta phải nghe lời Mẹ và Giáo hội”.

Marta An Nguyễn dịch

Nguồn tin: Radio Vaticana