Tu đức tử đạo

4. Tu đức tử đạo
 
Cha Louis Bouyer đã viết rất chính xác: “Tầm quan trọng của tử đạo trong tu đức của Hội Thánh tiên khởi khó có thể bịa đặt […] Sau những dữ liệu Tân ước, chắc chắn không có một yếu tố nào có trọng lượng hơn tu đức ki-tô giáo[1]“. Từ “nhân chứng” (tử đạo – martys) đã chỉ ra đức tin mà mọi ki-tô hữu tuyên xưng, đã đến từ việc duy nhất, đó là những người đã đổ máu ra vì Đức Ki-tô ngay từ thế kỷ thứ hai. Những nhân chứng phổ biến từ nay sẽ là những người “tuyên xưng”. Từ nay, điều đó đủ để nói rằng bằng chứng xác thực nhất và thuyết phục nhất là bằng chứng đổ máu.
 
Trong lịch sử Giáo Hội, tu đức luôn khơi dậy bởi những động cơ hiện tại. Những ai tham dự vào các guồng máy hiện tại này, thuộc những nhóm này, cách nào đó, họ như những đầu tàu kéo phía sau cả một dân ki-tô giáo. Ít nhất họ mang giá trị mẫu mực, giá trị lý tưởng phải đạt tới. Họ chỉ ra rằng đó là điều Thiên Chúa tỏ cho con người cách rõ ràng. Khuynh hướng này như là qui luật tiếp diễn sau này. Trong những thế kỷ đầu, tử đạo đã giữ vai trò này. Tất cả mọi người không phải là tử đạo, nhưng nhiều người đã chạy theo sự liều mạng đó. Đó là lời giảng dạy quý giá mà chúng ta được hướng dẫn qua các tài liệu cổ và có thật. Những bách hại không thường xuyên cũng không phổ biến. Nó diễn ra từng đợt, cuộc bách hại lớn sau cùng là của Diôclêsiêng từ năm 303, chấm dứt với sắc tha đạo Milan năm 313, do Constantin ban hành, làm nên một giai đoạn hòa bình cho ki-tô giáo.
 
Về mặt tu đức, các anh hùng tử đạo hiệp thông với Chúa Ki-tô nhất. Họ như là những Ki-tô khác, họ là những người bắt chước Chúa nhất. Chúa Ki-tô đã chết tử đạo, Ngài đã tự ban sự sống mình vì yêu. Đó là điều các chứng nhân tử đạo ki-tô làm. Trong chuyện tử đạo của Pô-ly-cáp, người ta đọc: “Các vị tử đạo, chúng ta tôn vinh họ như những môn đệ của Chúa Ki-tô và như những người bắt chước Chúa. Chúng ta yêu mến họ vì họ xứng đáng, vì tình yêu khôn sánh đối với Vua và thầy của họ.” Đôi khi so sánh tử đạo với Thánh Thể. Trong Thánh Thể, Đức Ki-tô đã cho đến cùng. Đó là tưởng nhớ cuộc Khổ nạn của Chúa. Trong tử đạo, người ta cũng cho như vậy, mọi cái là như nó là.
 
Sự hiệp thông này là sự hiệp thông mà các vị tử đạo cảm thấy Đức Ki-tô hiện diện trong đau khổ của họ, đau khổ trong họ và mặc cho họ sức mạnh của Ngài. Vị tử đạo phi châu Fê-lê-xi-tê sinh con trong tù và kêu trong sự đau đớn lúc sinh con. Người ta nói với chị: Nếu chị kêu như vậy, chị sẽ làm gì khi chị bị ném cho thú vật ?
 
– Chị trả lời: Giờ đây, chính tôi đau đớn; lúc đó sẽ con một người khác trong tôi sẽ đau đớn cho tôi, vì chính người đó tôi sẽ bị đau đớn.”
 
Sự hiện diện của Đức Ki-tô ban sự can đảm đáng khâm phục, không chỉ cho người tin, mà cho cả chính dân ngoại. Dân ngoại cảm nhận được chứng từ không phải chỉ đến từ văn chương ki-tô giáo. Nó khuyến khích họ suy nghĩ. Một số người sám hối, đặc biệt hơn nữa là một số vị tử đạo lại nhận được ân sủng lạ lùng, như ơn nói tiên tri. Các thị kiến, các hiện tượng thần bí không phải là ít, và thậm chí có khi là sự can thiệp của Chúa có thể thấy được.
 
Qua cảm tính mạnh, sự tử đạo đòi hỏi một chọn lựa quyết định. Đó là cuộc chiến tột cùng, không chỉ chống lại con người, nhưng là chống lại ma quỉ. Cho nên, ai làm vậy sẽ trải qua hành trình thiêng liêng. Người đó sẽ đi đến cùng. Từ đó tử đạo đi song song với cánh chung. Khi vào trong đời sống thật, tử đạo miễn trừ rửa tội nếu không có thời gian lãnh nhận. Vì thế, người ta nói đến “phép rửa bằng máu”. Cho nên, không ngạc nhiên về một số người muốn đón nhận tử đạo. Thánh I-nha-xi-ô An-ti-ô-kia, chẳng hạn, quá hạnh phúc khi chống lại bất cứ cố gắng nào để tránh nó.
 
Cộng đoàn các ki-tô hữu lập tức tôn kính các vị tử đạo. Họ tin rằng cần phải noi gương Đức Ki-tô hơn nữa trong đời sống, họ gần gũi Ngài hơn sau cái chết của họ. Họ nghĩa rằng có thể cầu xin với các vị tử đạo cách đặc biệt, vì các ngài là những người can thiệp hữu hiệu. Cộng đoàn đã bao quanh các ngài bằng việc tôn kính mà người ta biết qua nhiều cách thể hiện: biên tập các câu chuyện tử đạo gửi cho các Giáo Hội khác nhau, tôn vinh qua thân xác, cử hành phụng vụ trên phần mộ, sau này thì xây dựng các vương cung thánh đường. Các cuộc hành hương cổ xưa nhất gắn liền với việc tôn kính các vị tử đạo, không tính các ngoại lệ. Qua đó, các ngài đã có ảnh hưởng rất sớm tới tình thương bình dân. Người ta cũng tự hỏi liệu có những thay thế cho tử đạo chăng: thật vậy, tất cả mọi người không thể được gọi đi tới đó. Người ta đã kết luận mau chóng rằng một số lối sống rất căn cốt, cách nào đó, có thể thay thế tử đạo. Đó là trường hợp trinh nữ thánh hiến. Sau này là đời sống đan tu.
 
Minh Sáng chuyển ngữ


[1] Louis Bouyer, Lịch sử tu đức ki-tô giáo, Paris, 1960

– See more at: http://gpbuichu.org/news/Goc-dich-thuat/Tu-duc-tu-dao-1364.html#sthash.UeOvGhcw.dpuf