Ảnh hưởng của Ai-len thời Trung Cổ

II. Ảnh hưởng của Ai-len (thế kỷ 6-9)
 
Ngay khi phúc âm hóa bởi thánh Patrice vào thế kỷ 5, nhất là thế kỷ 6 và đến thế kỷ 9, Ai-len giữ vai trò quan trọng trong ki-tô giáo Tây phương. Đất nước xứng danh đảo các thánh mà người ta thường gán cho. Tổ chức tôn giáo được xây dựng xung quanh các đan viện trong đó có nhà ở Iona hay Bangor có quyền lớn. Các bề trên là những bậc lãnh đạo các sắc tộc, các giám mục cũng phải phục tùng. Tất cả xã hội phải tham khảo họ cách này cách khác. Vả lại, người Ai-len sai các thừa sai ra đi: đến Anh, Scotland, và trên đất liền. Thánh Colomban (540-615) lập đan viện Luxeuil ở Pháp và qua đời ở Bobbio, Ý; thánh Gall, môn đệ của Colomban (qua đời giữa những năm 630 và 645) lập tu viện mang tên ngài ở Thụy Sĩ, vv. Đó là một phong trào đáng kể.
 
Các đan sĩ này mang theo những hình thức tu đức Ai-len. Một số trở thành giám mục. Các hình thức này do ảnh hưởng bởi việc học lối sống đời tu Ai cập mà thánh Patrice đã khám phá ở đan viện Lérins. Đời sống đan tu được thiết lập trên cuộc chiến, khổ chế, từ bỏ ý riêng, vâng phục quyền bề trên. Sám hối cũng tạo nên con đường ưu tiên hướng về Thiên Chúa. Sám hối do xưng thú cá nhân, có khi hằng ngày, kết hợp với linh hướng. Người Ai-len là những người cải tổ trong lãnh vực này, cũng như trong lãnh vực rước lễ thường xuyên mà họ xin. Đỉnh cao của khổ chế là bỏ tất cả, tử đạo trắng, tức là dứt bỏ xa rời quê hương, hành hương nơi xa vì Đức Ki-tô : “Không được mệt mỏi trong bái ái”, đó là luật thánh Colomban đề ra. Cuối cùng, văn hóa Ai-len được thành lập trên Kinh Thánh, không ngừng đọc, suy niệm và ca hát, và trên các tác phẩm thế tục.
 
III. Đan tu Biển Đức từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 9
 
Ảnh hưởng của Ai-len quá rộng, ảnh hưởng của dòng Biển Đức còn sâu rộng hơn. Dần dần, luật thánh Biển Đức đã thay thế các luật cũ ở Ý, Tây Ban Nha, Gaule, Đức và Anh. Luật của Ai-len rồi cũng bị bỏ. Mỗi đan viện Biển Đức là một thành trì của Thiên Chúa, nơi bình an trong chiêm niệm. Xung quanh đó, một khu dân cư nhỏ tập hợp : gần Saint-Riquier (Somme), thế kỷ 8, có hàng ngàn người ở đó. Như vậy, một đan viện không chỉ liên quan đến các đan sĩ (có thể có tới hàng trăm người), nhưng cũng là môi trường của những người phục vụ, bạn bè, gia đình, khách vãng lai.
 
Vào thế kỷ thứ 8, thánh Benoit d’Aniane (750-821) ra luật thánh Biển Đức cho tất cả các đan viện của Đế chế Pháp theo đề nghị của vua Charlemagne, và ngài trình bày nó rất chính xác. Cách trình bày này được lấy lại bởi đan viện Cluny, lập năm 909[1]. Do được điều hành của các bề trên[2] lớn kế tiếp nhau, Cluny trở thành đứng đầu của một dòng tu thật sự qui tụ hơn 1000 đan viện, từ Tây Ban Nha đến Đức. Trong hai thế kỷ, nó như là trung tâm thiêng liêng của thế giới latinh.
 
Cluny phát triển trong một thời kỳ rất khó khăn trong khi tất cả dường như sụp đổ trong lãnh vực dân sự hay Giáo Hội, người ta ý thức một thảm kịch rộng lớn. Các đan sĩ là những người loại trừ rối loạn và ồn ào, cắt đứt với thế giới đồi bại, rút lui vào thinh lặng : “Đối với họ, không phải là đi ra khỏi thế giới tội lỗi, trở thành người xa lạ, mà là người đi ra để tìm tình trạng thiên đàng trong tính mỏng giòn của con người, tiến trước trong thinh lặng và bình an vĩnh cửu, liên kết với sự hiện diện của các thiên thần, liên kết với sự ca ngợi đời đời mà các thiên thần vây quanh Chúa, đồng thời qua sự khắc khổ, trong bí ẩn của trái tim, họ đi vào mầu nhiệm Chúa Ki-tô[3]. Cũng là trở lại với Giáo Hội thời tiên khởi và lối sống đan viện, đó là hoàn thành ơn gọi hoàn hảo của Giáo Hội mà không thể làm được ngoài tu viện. Đối diện với một thế giới phức tạp, các đan sĩ Cluny có thể hành động bằng sám hối cho thế giới này, với một nền tu đức cầu thay nguyện giúp, mà có lẽ hơi ngạc nhiên một chút. Cluny dần dần loại bỏ chiều kích sám hối của lối sống đan tu, kế thừa của Ai-len. Để hành động, người ta quay về với Thiên Chúa, tạ ơn, ca tụng vinh quang, chúc tụng. “Hy vọng không làm thất vọng” (Rm 4, 18). Người ta hy vọng vào Giáo Hội, dù Giáo Hội có yếu đuối. Cluny quay về với truyền thống Ki-tô để ca tụng Thiên Chúa. Các đan sĩ hướng về Thiên Chúa khi tạ ơn nhân danh tất cả mọi người.
 
Kinh phụng vụ trở thành bận tâm lớn nhất của đan sĩ. Nó chiếm vị trí đáng kể đối với luật giản dị của thánh Biển Đức. Kinh phụng vụ cho người quá cố và kính Đức Trinh nữ Maria được thêm vào kinh phụng vụ cũ. Cluny là một trong những nơi mà được nhấn mạnh nhất về hiệp thông các thánh giữa trời với đất, và cũng là liên hệ với Đức Maria. Thánh Odilon muốn là bạn và là tôi tớ của Đức Trinh nữ mà ngài gọi là tôi tớ của Đức Maria. Việc cử hành phụng vụ được cử hành cách tỷ mỷ, tất cả như là sự báo trước hành động kỳ diệu, sự chiêm ngắm có được mở ma. Phụng vụ trần gian là phỏng lại phụng vụ trên Trời, báo trước sự vĩnh cửu.
 
Cầu nguyện dựa trên ca hát. Cluny muốn đạt tới đỉnh cao, hát nhạc grêgôriô, trong đó thời khắc thinh lặng để cho lúc hát được nghỉ ngơi và thấm nhuần. Việc ca hát của loài người coi như là sự kết hợp với việc ca hát của các thiên thần. Cũng vậy, các nhà thờ cũng được coi là biểu tượng. Qua sơ đồ, trang trí, ảnh tượng, cách nào đó giới thiệu sự sáng tạo và dâng thụ tạo cho Thiên Chúa. Như thế, Cluny đạt được một trong những đỉnh cao của nghệ thuật la mã và đã trải rộng ở tất cả Tây phương nền tu đức đang sống. Đan viện Cluny III lớn bị phá hủy sau Cách mạng Pháp vẫn là nhà thờ lớn nhất thế giới cho đến khi đền thờ thánh Phêrô Rôma được xây dựng hiện nay.
 
Như vậy, đời sống đan tu đã thấm vào cầu nguyện. Thực chất, nó chỉ là cầu nguyện. Ở nhà cơm, lúc làm việc, đan sĩ cầu nguyện và nghiền ngẫm lại các bản văn Kinh thánh mà họ đã đọc trong sách Lời Chúa và họ thuộc từng đoạn dài : cầu nguyện cá nhân, theo nghĩa nguyện ngẫm, không đưa vào luật. Chính đây là nơi Thiên Chúa ngự trị hoàn toàn và cảm nếm Ngài hiện diện nơi hành lang. Nhưng, các việc sùng kính riêng hoàn toàn được phép. Đặc biệt các linh mục, thánh lễ là quan trọng nhất.
 
Đan sĩ trong nhà thờ hoặc nơi hành lang. Rõ ràng họ không thể chỉ làm việc vườn đất. Các anh em trợ tá cũng làm như vậy cho họ. Những người có nguồn gốc khiêm tốn cũng liên đới với ơn gọi đan tu, những người này được dành cho những buổi cầu nguyện giản dị nhất. Chẳng hạn, người ta thay thế 150 thánh vịnh mà đan sĩ đoàn thuộc lòng các bản văn như Kinh kính mừng. Các lời kinh trợ tá, như người ta nói : “Vịnh ca của người nghèo” sau này phát sinh tràng hạt và kinh mân côi. Sám hối thân xác tồn tại nhưng không thái quá. Căn bản, đó là chiêm niệm, hiệp nhất kiên vững với Thiên Chúa. Để dễ dàng hiệp nhất, thinh lặng tăng lên, bình thường người ta chỉ nói bằng các dấu hiệu.
 
Dự án Cluny dường như là thứ không tưởng. Nhưng thực tế, điều đó được sống và đã kéo dài. Còn hơn thế nữa : Cluny có một ảnh hưởng thực sự sâu rộng trong thế giới. Nghệ thuật la mã, nhạc grêgôriô, tu đức về Mẹ Maria, sùng kính các linh hồn trong luyện ngục, truyền đạt văn hóa cổ đại nhờ rất nhiều ở Cluny. Không có Cluny, Cải cách grêgôriô có lẽ không thể có. Cluny đã dấn thân trong các cuộc thập tự chinh Tây Ban Nha. Dòng đã có các giáo hoàng, hồng y, giám mục. Đó là giáo hoàng Cluny Urbanô II đã mở cuộc thập tự chinh Đất thánh năm 1095. Đó là một gương liên đới giữa tu đức rất cổ truyền rút ra khỏi thế giới và ảnh hưởng của nó trên thế giới này.
 
Cluny không làm mất đi lối sống đan tu Biển Đức thời ấy. Người ta đã liệt kê, vào thế kỷ 10 và 11, không dưới 113 nhóm đan tu tổng cộng 6800 nhà. Tu đức ngợi ca chắc chắn góp phần vào việc giữ cân bằng thiêng liêng ở trần gian khó khăn, và qua Dòng đan tu đó mà kéo dài tới nay.
 
IV. Sử tích Xitô (thế kỷ 12)
 
1. Đời sống đan tu mới
 
Từ hậu bán thế kỷ 11, cuộc tranh luận đời sống đan tu Biển Đức truyền thống xảy ra. Nhiều phong trào mới xuất hiện. Đặc biệt, người ta tham gia vào việc trở về với đời sống ẩn tu. Nữ giới đóng vai trò lớn như trong dòng Montevrault, do Robert d’Arbrissel (+1116-1117) lập gần Saumur. Đời sống tu trì đa dạng. Vào thế kỷ 11 và 12, 62 nhóm tu trì mới với hơn 6300 nhà được lập ra. Lối sống Biển Đức không còn là độc quyền của đời sống tu trì, dù nó còn giữ một vị trí rộng rãi với những người như thánh Alsemô (1033-1109), bề trên của đan viện Bec-Hellouin, rồi tổng giám mục Canterbury.
 
Tu đức mới mẻ nhất của thời đó là sự ra đời và phát triển của Dòng Xitô. Xitô là đan viện cải cách, nằm ở Bourgogne, không xa Dijon. Lập năm 1098, dòng phản ứng chống lại Cluny và lối sống Biển Đức của thời kỳ đó nhạt nhòa. Đời sống đan sĩ đơn giản và nghèo hơn ở Cluny, các giờ kinh phụng vụ ngắn hơn, sự nghèo khó ngặt nghèo hơn, làm việc chân tay, ăn chay, sám hối là một vinh dự. Dòng không phát triển cho đến khi Bernard de Foutaine (được biết đến với tên gọi thánh Bernard de Clairvaux) nhập dòng năm 1112. Đây là thời kỳ phát triển đáng kinh ngạc : cuối thế kỷ 13, dòng có 740 đan viện nam và ít nhất cũng bằng đó với số đan viện nữ, ở rải rác từ Baltique đến Cận Đông. Đan viện Clairvaux do thánh Bernard lập đã sinh ra 356 nhà nhánh. Dòng đã sản sinh hàng chục vị thánh và các tác giả tu đức thuộc tầng lớp cao cấp : Bernard de Clairvaux (1090-1153), Guillaume de Saint-Thierry (+1148), Guerric d’Igny (+1157), Aelred de Rielvaux (+1167), là bốn tác giả Xitô lớn nhất, nhưng còn có Amédée de Lausanne (+1159), Isaac de l’Etoile (+1160), Gillbert de Hoyland (+1172), Jean de Ford (+1220), Adam de Persegue (+1221). Tất cả các tác giả này đều quan trọng, nhưng thánh Bernard trổi vượt hơn tất cả.
 
2- Thánh Bernard
 
3- Ảnh hưởng Xitô và Helfta
 
V. Thế giới các kinh sĩ đoàn
 
Rất lâu, thế giới các kinh sĩ không được biết đến vì lợi ích duy nhất của đời sống đan tu. Thế nhưng, đến một lúc nào đó, có sự phát triển. Sống theo kỷ luật của thánh Âu tinh, được ấn định bởi thánh Chrodegang, giám mục Metz năm 765, và dành cho các kinh sĩ của Đế chế Carolingien năm 817, trước tiên, họ tổ chức các nhà tự lập[4]. “Dòng” đầu tiên của các kinh sĩ này là Saint-Ruf (Avignon) di tản đến Bồ Đào Nha và Hy lạp. Theo một làn sóng tổ chức ngặt nghèo hơn. Dòng Prémontré (gần Laon) do Rhénan saint Nobert lập năm 1120 có tới 600 nhà và ảnh hưởng tới Bỉ, Hà Lan, Đức và tất cả châu Âu.
 
Kinh sĩ là các linh mục sống cộng đoàn. Tu đức của họ mang tính giáo sĩ hơn tu đức của các đan sĩ. Tu đức chiếm vị trí trung tâm trong việc long trọng cử hành Thánh lễ. Từ đó sẽ dẫn đến tất cả đời sống phụng vụ. Đời sống luật lệ cũng có thể ngặt nghèo hơn các đan sĩ – Prémontré bị ảnh hưởng bởi Xitô, nhưng có thiên hướng ngoại hơn. Ở Prémontré, mỗi nhà dòng tăng gấp đôi số các giáo xứ-tu viện, khác với các nhà đan viện, các nhà dòng này trực tiếp dành cho việc phúc âm hóa. Trong các tu viện này có một cộng đoàn nhỏ từ ba đến năm kinh sĩ. Như vậy một nửa các kinh sĩ của một số dòng sống bên ngoài. Các tu viện không được hình thành cách ngẫu nhiên, nhưng theo bản đồ khoanh vùng của quốc gia. Như thế họ ảnh hưởng đến các giáo xứ ở giữa họ và qua gương của họ. Đời sống giáo sĩ tác động đến đời sống giáo dân. Như thế, các kinh sĩ nói chung và Prémontré nói riêng, có tác động trực tiếp vào đời sống dân chúng. Họ đã tạo nhân tố quan trọng cho việc phúc âm hóa nông thôn, nhất là các nước có làn sóng nhập cư.
 
VI. Dòng Chartreuse
 
Để chiêm niệm dễ dàng, các tu sĩ Chartreuse đã đơn giản hóa đời sống đan tu cách đán kể. Phụng vụ của họ là quan trọng nhất. Một phần các giờ kinh phụng vụ được đọc riêng. Một phần cử hành chung nghiêm ngặt bằng ca hát. Lúc đầu, thánh lễ không có thường xuyên : điều này trái với giáo luật. Cái mà được coi trọng nhất, đó là sự thinh lặng nội và ngoại tâm. Trong phụng vụ, người ta coi Lời Chúa là quan trọng hằng đầu. Kinh Thánh được đọc hết mỗi năm. Các đan sĩ gặp gỡ rất huynh đệ, nhưng hạn chế tối thiểu. Đan sĩ sống mỗi người một phòng nhỏ như căn nhà nhỏ. Các công việc đảm bảo đời sống đan tu do các anh em trợ tá làm. Các liên hệ với bên ngoài không có. Họ không quan tâm đến đời sống thế gian. Ít là về nguyên tắc, họ từ chối phong thánh cho anh em trong dòng. Tinh thần hết sức giản dị dẫn đến một tình cảm thanh khiết theo nghĩa đẹp và rộng nhất của từ. Sự nghiêm ngặt sẽ không giữ được nếu Chúa không lấp đầy sự trống rỗng mênh mông được tạo dựng như thế. Nhưng đúng là Chúa lấp đầy. Từ đó có sự chiêm niệm sâu xa mà các tu sĩ viết ra nhiều tác phẩm tu đức. Từ đó cũng có một niềm vui an bình và liên tục kết hợp gần gũi với Thiên Chúa yêu thương. Như vậy dòng Chartreuse là một dòng âm thầm mà trật tự thật của thế giới được khám phá. Không ngạc nhiên ý tưởng này rất nhanh chóng thu hút nữ giới và các nhà cho nữ tu được thành lập.

Thế kỷ 13 có một con số đáng kể các dòng Chartreuse được lập khắp châu Âu. Nhưng lại là một hình thức đời sống tu trì mới, hình thức dòng hành khất bắt đầu xuất hiện. Dòng Phan sinh là như vậy, cùng với dòng Đaminh tạo ra sự nổi bật nhất thời này.

Minh Sáng chuyển ngữ
Nguồn: Bernard Peyrous, Histoire de la spiritualité chrétienne, Editions de l’Emmanuel 2010


[1] Không, hình như người ta thường nói là năm 910.
[2] Thánh Odon (+942), chân phước Aymard (+965), thánh Mayeul (+994), thánh Odilon (+1049), thánh Hugues (+1109), Pierre le Vénérable (+1156).
[3] Dom Gioan LECLERCQ, Tu đức thời Trung Cổ, Paris 1961 (Lịch sử tu đức ki-tô giáo, t. 3), tr. 138.
[4] Họ sống thành cộng đoàn theo kỷ luật rất ngặt nghèo, với các kinh sĩ nhà thờ chính tòa và kinh sĩ đoàn, không sống chung. Nhưng cũng có lúc họ giữ luật thật sự ít là trong một thời gian.