Giáo Hoàng và lãnh đạo Tin Lành Lutheran tuyên bố hướng tới hiệp thông

“Trải nghiệm tâm linh của Martin Luther thách thức chúng ta phải nhớ rằng ngoài Thiên Chúa, chúng ta không thể làm gì được,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói tại một buổi cầu nguyện đại kết ở Lund, Thụy Điển vào ngày 31 tháng Mười.
Giáo Hoàng và lãnh đạo Tin Lành Lutheran tuyên bố hướng tới hiệp thông

Đức Thánh cha đã cùng tham gia với các nhà lãnh đạo Liên đoàn Lutheran Thế giới (LWF) trong buổi cầu nguyện, đánh dấu kỷ niệm 500 năm phong trào Cải Cách này. Vào lúc kết thúc phụng vụ, Đức Thánh Cha và Đức Giám mục Munib Youhan, Chủ tịch Liên đoàn Lutheran Thế giới, ký kết một tuyên bố chung cam kết với những nỗ lực của mình để tiếp tục làm việc hướng tới phục hồi sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu và hiệp thông giữa người Công giáo và Luther.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bay tới Malmo, Thụy Điển, vào sáng thứ Hai, 31 tháng Mười. Ngài đã được Thủ tướng Stefan Löfven nghênh đón, mặc dù chuyến thăm hai ngày của ngài không phải là một sự kiện cấp quốc gia chính thức, ngài đã thăm xã giao Vua Carl Gustaf XVI và Hoàng hậu Silvia trước khi đến nhà thờ Lutheran ở Lund, nơi ngài đã được chào đón bởi các giám mục Lutheran Thụy Điển, Đức Tổng Giám mục Antje Jackelen, chủ sự buổi cầu nguyện.

Mở đầu buổi phụng vụ, Đức Giám mục Youhan phát biểu. Một người quê quán Chile, vị giám mục Lutheran đã có bài phát biểu bằng tiếng Tây Ban Nha. Sau đó Đức Thánh Cha Phanxicô phát biểu, cũng bằng tiếng Tây Ban Nha.

“Là người công giáo và phái Luther, chúng ta đã đảm trách một cuộc hành trình chung của hòa giải,” Đức Thánh Cha nói. Ngài dâng lời cầu nguyện tạ ơn cho những thành công của công việc đại kết trong 50 năm qua, và gợi ý rằng sự thừa nhận chung về kỷ niệm của phong trào Cải cách có thể là “một cơ hội mới để chấp nhận một lối đi chung.” Đức Thánh Cha nói rằng “sự tách biệt của chúng ta là cội nguồn của nỗi đau và sự hiểu lầm vô hạn, nhưng nó cũng đã khiến chúng ta nhận biết một cách trung thực rằng nếu không có (Chúa Giêsu) chúng ta không thể làm gì được.” Ngài nói:

Chúng ta còn phải nhìn lại quá khứ của chúng ta bằng tình yêu và sự trung thực, chấp nhận lỗi lầm và tìm kiếm sự tha thứ, vì duy nhất Thiên Chúa là vị thẩm phán của chúng ta. Chúng ta phải thừa nhận cùng với sự thành thật và tình yêu mà sự chia rẽ của chúng ta phân cách chúng ta khỏi khả năng trực giác nguyên thủy của dân Chúa, những người mà khao khát tự nhiên trở nên một, và rằng nó mãi mãi tồn tại về phương diện lịch sử của những người quyền lực của thế giới này chứ không phải là những người tín hữu, điều mà luôn luôn và mọi nơi cần phải được hướng dẫn một cách chắc chắn và tràn đầy yêu thương của Chúa Chiên Lành. Chắc chắn, có một thành ý đối với một phần của cả hai bên để tuyên xưng và nêu cao đức tin đích thực, nhưng đồng thời chúng ta nhận ra rằng tự chúng ta cả hai phía xích lại gần hơn thoát khỏi sợ hãi hoặc những thành kiến để ý đến đức tin mà những người khác tuyên bố với một với một giọng điệu và ngôn ngữ khác nhau.

Trong tuyên bố chung được ký kết vào lúc kết thúc buổi phụng vụ của Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Giám mục Youhan, các nhà lãnh đạo Công giáo và Tin Lành cùng thú nhận: “Người Công Giáo và Luther đã làm tổn thương sự hiệp nhất hữu hình của Giáo Hội.” Họ tiếp tục:

Sự dị biệt thần học đi kèm với những định kiến ​​và xung đột, và tôn giáo bị công cụ hóa cho những mục đích chính trị … Hôm nay, chúng ta nghe Thiên Chúa truyền lệnh gạt sang một bên tất cả những xung đột. Chúng ta nhận ra rằng chúng ta được giải thoát bởi ân sủng để tiến đến sự hiệp thông mà Thiên Chúa tiếp tục kêu gọi chúng ta.

“Chúng ta ao ước vết thương này trong Thánh Thể của Đức Kitô được chữa lành,” tuyên bố đã đọc.

Tuyên bố chung đã tuyên bố một cách cụ thể về triển vọng tương lai cho việc chia sẻ Phép ban Thánh Thể, với trọng tâm là các cặp vợ chồng khác tôn giáo kết hôn với nhau. “Chúng ta trải qua nỗi đau của những người chia sẻ toàn bộ cuộc đời của họ, nhưng lại không thể chia sẻ sự hiện diện cứu độ của Thiên Chúa ở bàn tiệc Thánh Thể,” tuyên bố nêu ra, gián tiếp gợi ý rằng bước đầu tiên hướng tới chia sẻ hiệp thông có thể là một chính sách nhằm vào những cặp vợ chồng như vậy.

Tuyên bố chung cũng cam kết Giáo Hội Công Giáo và Liên đoàn Lutheran Thế giới cùng nhau làm việc cho các nguyên nhân xã hội mà đã được Đức Thánh Cha Phanxicô phát biểu thẳng thắn, bao gồm việc bảo vệ những người tị nạn và người di cư cùng với việc bảo vệ môi trường.

Jos. Tú Nạc, Nguyễn Minh Sơn