Kitô hữu Pakistan tự đứng ra đấu tranh bảo vệ nhà thờ

Các cuộc tấn công khủng bố chống lại các Kitô hữu Pakistan, chẳng hạn như cuộc tấn công 2 cộng đoàn ở Lahore vào tháng 3 và tháng 9 năm 2013, đánh bom bên ngoài nhà thờ Peshawar, đã đưa cộng đồng này đến tình trạng nguy khốn.

Pakistan-1.jpg

 

Đối với Kitô hữu ở Pakistan, ý thức tự thân, những người đang độ tuổi trưởng thành đều đi nhà thờ mỗi Chúa Nhật, và cũng giống như bất cứ nơi nào khác trên thế giới, nhà thờ không chỉ là nơi thờ phượng mà còn là nơi hòa nhập với cộng đồng xã hội.

 

Những cuộc khủng bố không làm nhụt khí người Kitô giáo, họ vẫn đi lễ đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh của mình. Hơn thế nữa, các Kitô hữu đi lễ ngày càng đông như sóng cồn sau các cuộc tấn công vì các tín hữu tự hào dành thời gian trong cuộc sống của họ vì tôi tớ của Đức Kitô và tưởng nhớ như những người tử đạo vì Chúa Giêsu.

 

Kitô hữu chỉ chiếm khoảng 2 % dân số Pakistan nhưng hiến pháp nhà nước đã quy định bảo vệ quyền lợi của những người thiểu số. Điều 36 nói: “Nhà nước bảo vệ quyền hạn và lợi ích hợp pháp của những người thiểu số.”

 

Thật không may, các cuộc tấn công thành công chống phá các nhà thờ và cá nhân Kitô hữu đã làm cho điều khoản đó gần như vô nghĩa.

 

Chính phủ đã tăng cường an ninh cho các nhà thờ tại các thành phố lớn, nhưng sự cố khủng bố tại các thành phố Punjab và Khyber Pakhtoonkhawa là bằng chứng cho thấy an ninh của chính phủ thường không đủ sức.

 

Kết quả là, một nhóm thanh niên Kitô giáo hình thành một chiến lược để chống lại các mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố ở Pakistan. Sau các cuộc tấn công hồi tháng 3, 16 thanh niên liên kết với nhau tạo một đội ngũ an ninh để bảo vệ các nhà thờ địa phương.

 

Cảm hứng đằng sau sự hình thành của đội này bắt nguồn từ Phúc Âm của Thánh Luca 11:21: “Khi một người mạnh mẽ, được vũ trang đầy đủ, bảo vệ ngôi nhà của chính mình, thì của cải của người ấy được an toàn.”

 

Mục tiêu của nhóm không phải là để chỉ ra những thiếu sót của chính phủ, mà còn là để bảo vệ nhà thờ.

 

“Hàng ngày chúng tôi có nhiều ơn phúc và và sức mạnh trong Thiên Chúa, và chúng tôi rất mong muốn được tiếp cận nhiều hơn và nhiều hơn nữa các nhà thờ ở Lahore và các nơi khác của đất nước, bất chấp giáo phái nào,” phát ngôn viên của nhóm Waqar Peter Gill nói.

 

Gill mô tả nguồn gốc những thành viên của nhóm xuất thân từ nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống: nhạc sĩ, nhân viên ngân hàng, nhân viên chính phủ và các tổ chức bán chính phủ, nhân viên kỹ thuật điện toán và giáo viên, cùng với các dịch vụ giao thông vận tải và thông tin. Tuy nhiên, tất cả họ đều có chung một cam kết, đó là bảo vệ các nhà thờ.

 

Cảnh sát và quan chức an ninh địa phương tích cực hỗ trợ nhiệm vụ của đội, và tin rằng điều này sẽ tăng cường an ninh cho các nhà thờ bằng cách xác định những kẻ tình nghi hoặc hoạt động gần nhà thờ trong lúc phục vụ.

 

Một khi các thành viên trong nhóm biết các thành viên nhà thờ và có thể xác định ai là du khách, họ có lợi thế hơn cảnh sát. Cảnh sát làm việc với các thành viên của đội, những người được cấp giấy phép sử dụng vũ khí. 

 

Hiệu quả của đội ngũ an ninh này là để đối phó với các cuộc tấn công khủng bố. Đội cũng đang tìm kiếm nhân viên cấp cứu y tế có thể đến những nơi xảy ra khủng bố để giúp đỡ nhu cầu đầu tiên trong trường hợp bị tấn công. Họ cũng đang trông chờ vào các nhà thờ yêu cầu chính phủ đào tạo các nhân viên y tế.

 

Sáng kiến ​​của nhóm trẻ Kitô này là một bước tiến lớn để bảo vệ các nhà thờ, đồng thời thể hiện hành động dũng cảm của những thanh niên Kitô giáo. Họ không phải là nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp, nhưng quyết tâm và sự kiên trì của họ bảo vệ các nhà thờ là sức mạnh phi thường không gì lay chuyển được.  

 

Thông điệp của họ rất rõ ràng: bảo vệ các nhà thờ cho đến hơi thở cuối cùng.

 

Pakistan-2.jpg

 

Jos. Tú Nạc, NMS