Lịch Sử Dòng Tên (2): 15 năm đời Tổng Quản thứ nhất – Inhã

Công cuộc truyền giáo của Dòng đã góp phần vào sự phát triển văn hóa lớn lao của lịch sử.

 

  Lịch Sử Dòng Tên 2 15 năm đời Tổng Quản thứ nhất – Inhã

Mục Lục
1. Những Ngày Tháng Đầu Tiên (1534-1556)

 

I. VIỆC QUẢN TRỊ

 

 

Sau 15 năm, số anh em trong Dòng tăng từ 10 lên 1000, hiện diện và hoạt động tông đồ ở nhiều nước Châu Âu, vươn đến cả Châu Á và Châu Mỹ. Thánh Inhã còn hoàn thiện Hiến Chương, vận động Tòa Thánh để sửa lại Định Thức Thể Chế mới (ĐTC Julio III phê chuẩn 1550), bỏ giới hạn thệ sĩ, và cho phép Dòng có thể nhận thêm các trợ sĩ linh vụ và tu huynh.

 

1. Điều hành Dòng

 

Nhu cầu khắp nơi kêu gọi: cử thừa sai đi Ấn Độ, cử chuyên viên đi công đồng Trente, cử cố vấn cho phái đoàn Tòa Thánh thương thuyết với Tin Lành, cử người đi sứ vụ Ethiopi… khắp nơi ở Châu Âu kêu gọi các GSH.

 

Thu nhận ơn gọi: ban đầu chỉ cốt nhận linh mục, nhưng sau đó nhận người trẻ và huấn luyện họ, học hành tử tế và thêm năm tập III nữa[1]. Những người tên tuổi gia nhập Dòng giai đoạn này: Kanijs, Nadal, Borja, Ribadeneira, Polanco.

 

Bắt đầu thiết lập các Học viện của Dòng (Coimbra – BĐN năm 1542), sau đó thu nhận người ngoài Dòng vào học, rồi thiết lập các học viện cho người ngoài Dòng, và sau nữa thành lập các trường kiểu phổ thông của chúng ta ngày nay. Có thể nói Dòng Tên đã khai sinh các trường phổ thông – một sứ vụ hết sức quan trọng đối với xã hội và Giáo Hội.

 

Inhã luôn cầu nguyện, nhận định trước khi gửi anh em đi sứ vụ, nhất là ngài viết các bản huấn thị để hướng dẫn sứ mạng. Ngài cũng yêu cầu các nơi viết báo cáo thường niên[2].

 

Dòng không ngừng phát triển và thiết lập các Tỉnh Dòng: 1546 Tỉnh Dòng Bồ Đào Nha, 1547 Tỉnh TBN, 1549 Tỉnh Ấn Độ, 1551 Tỉnh Ý, 1552 Tỉnh Pháp, 1553 Tỉnh Sicilia, Brasil, 1554 tách TBN thành 3 tỉnh, 1556 Tỉnh Đức thượng.

 

2. Soạn thảo Hiến Chương

 

Sơ khởi: Hiến Chương năm 1539 – Bản Năm Chương.

 

Khi Dòng được phê chuẩn, nhóm 6 cha đã họp thống nhất 49 điểm gọi là Hiến Chương năm 1541.Cha Inhã làm việc trực tiếp trên di sản này để viết HC như ngày nay.

 

Cách viết HC của Inhã: mỗi ngày dâng lễ, cầu nguyện, dâng lên TC điều đang đề cập, chờ xác chuẩn.

Tham khảo các bộ luật Dòng tu khác (Polanco làm việc này).

 

Luôn tham khảo ý các cha nhóm đầu tiên: khi các ngài có dịp ghé Rome, Inhã luôn đưa họ xem những điều mình đã làm được và xin ý kiến. Đến 1550, xong bản thảo, cũng là nhân dịp Năm Thánh, ngài mời tất cả thệ sĩ về Rome để họp bàn, sau đó gửi Nadal đi khắp nơi ở Châu Âu để trình bày về HC cho anh em. Ngài đã không công bố HC nhưng để cho Đại Hội I của Dòng định đoạt nó.

 

3. Đối diện với những khó khăn lớn

 

Giải quyết vụ chống đối Linh Thao ở Tây Ban Nha (khởi xướng bởi Melchior Cano – OP), sau đó là Giám mục Toledo.

 

Việc chống đối Dòng Tên phát triển ở Pháp (nặng đầu óc quốc gia, không muốn có sự ảnh hưởng của Tòa Thánh ở đất nước họ); việc bất tuân của Rodrigez và nhiều GSH ở tỉnh BĐN.

 

Tóm kết: Inhã qua đời năm 1556, khi Dòng Tên chỉ sau 15 năm đã thực sự là một đoàn tông đồ lớn mạnh và có uy tín, xả thân bảo vệ đức tin tại Châu Âu và truyền bá đức tin tại Châu Á và Châu Mỹ. Với Linh Thao, ngài đã để cho TC thực hiện một cơn lũ thần bí xâm nhập HT, với Dòng Tên, ngài đã giúp TC thực hiện một cơn lũ tông đồ xâm nhập thế giới.

4. Sự mở rộng ban đầu

 

Ngay trước khi Dòng được thành lập, danh tiếng của nhóm bạn đã được biết nhiều, vì thế, nhiều nơi đã xin các ngài đến, họ đã dấn thân từ trước khi Dòng được chuẩn nhận (với tư cách thuộc về nhóm bạn của Inhã):

 

1539, Paschase Broet ở Siena tĩnh tâm cho sinh viên, giảng dạy cho công chúng.Pierre Favre và Diego Laynez ở Parma giúp Linh Thao và ban các bí tích (Hoà giải và Thánh thể). Clau Jay ở Bagnorea hoà giải những kẻ thù địch, ban bí tích. Nicolas Bobadilla ở Ischia hoà giải hai vợ chồng công tước Juana và Ascanio, mục vụ ở Gaeta, Napoli, Bisingano.

 

1541 Alonso Salmeron và Paschase Broet tới Ailen giúp người Công giáo đang bị chèn ép. 1540 Pierre Farve hộ tống tiến sĩ Pedro Ortiz dự hội nghị về tôn giáo tại Worm và Regensburg, hướng dẫn Linh Thao giải tội và gặp gỡ.

 

1537 Pierre Farve và Diego Laynez dạy Thánh Kinh và Thần học tại tại Sapienza ở Roma. 1543 Clau Jay ở Ingolstadt dạy về thánh thư của Gioan và tiếp tục dấn thân vào lĩnh vực này.

 

Cố vấn thần học tại Công đồng Trento: Jay làm thụ uỷ cho ĐHY Otto Truchess. Laynez và Salmeron có những đóng góp tích cự tại Cônng đồng: giải thích những điều trong tín lý.

 

Giảng dạy cho công chúng và hướng dẫn Linh Thao: Jay thực hiện ở Bagnorea, Faenza, Brescia, Regensburg, Ingolstadt, Dillingen, Worm, Augsburg, Ferrara, Vienna.Salmeron thực hiện ở Roma, Napoli, Modena, Bologna, Verona, Belluno, Venezia, Ferrara; Farve thực hiện ở Parma, Worm, Speyer, Regensburg, Mainz, Cologne, Louvain, Lisbon, Valladolid.

 

II. SỰ RA ĐỜI CỦA CÁC TRƯỜNG DÒNG – SỨ MẠNG GIÁO DỤC

 

Ban đầu là vì nhu cầu huấn luyện những người được thu nhận vào Dòng, thánh Inhã đã lập các nhà (residences) trong các đại học để các học viên có thể ở và theo các lớp ở đại học. Có 7 nhà như thế vào năm 1544. Năm sau, Borja thiết lập một học viện cho GSH ở Gandia[3], ba năm sau, trường này cũng mở cửa cho các học viên ngoài Dòng.

 

Tông đồ Giáo dục cũng được khởi sự ở Ấn Độ khi những người Bồ Đào Nha xin thánh FX gửi một số GSH đến làm việc ở học viện Diogo da Bourba (Goa).Don Juan de Vega xin thánh Inhã mở trường cho giới trẻ của Sicily. Thánh Inhã đã gởi 10 Giêsu hữu trong đó có: Nadal, Peter Canisius, và Andre des Freux. Tháng 10 năm 1548, Dòng có trường đầu tiên ở Messina[4] – đây là ngôi trường thiết lập chính yếu dành cho sinh viên ngoài, không phải cho tu sĩ Dòng Tên.

 

1. Tổ chức các học viện – học quy

 

Ngày 1-12-1551, thánh Inhã đề nghị việc thành lập các học viện trên toàn Châu Âu trong 1 lá thư luân lưu. Ba mảng căn bản trong chương trình là: văn chương cổ điển, triết học Aristotle và thần học thánh Tô ma. Nền giáo dục trong nhà trường sẽ đặt nền trên những tác giả kinh điển thời cổ đại, những thành tựu của các đại học thời trung đại kết hợp với chủ nghĩa nhân văn trong phong trào Phục Hưng.

 

Qui chế học tập

 

Nhằm thống nhất hệ thống giáo dục khắp nơi của Dòng

 

Các bản quy chế học tập trước tiên được viết ra cách đơn lẻ. Cụ thể: Năm 1551 ở Messina Annibal du Coudret viết – The Plan Of Studies At Messina. (De Ratione Studiorum Messanae); Nadal viết 3 bản: năm 1548 – The Constitutions Of The College At Messina; năm 1552 – The Arrangement And Order Of A University; năm 1553 – Rules For The Classes In The Colleges.

 

Năm 1599, Qui chế học tập chung cho các trường cuối cùng cũng được ban hành: Ratio studiorum.

Nét đặc trưng của các học viện của Dòng: việc học được sắp xếp theo cấp bậc rõ ràng, tôn trọng những khả năng riêng phong phú của mỗi người, buộc dự các lớp học, và có nhiều bài tập. Trong đó, Inhã khá đề cao phương pháp sư phạm ở ĐH này.

 

Năm 1551, thánh Inhã thành lập học viện Roman và mong muốn trở thành khuân mẫu cho các học viện của dòng.Những tên tuổi: Andre des Freux, Martin de Olave, Manuel de Sa…

 

2. Thành tựu

 

Trong 8 năm, từ năm 1548 đến năm 1556, thánh Inhã đã thành lập 33 học viện ở Châu Âu và chấp thuận mở thêm 6 học viện khác. Gandia là 1 bước ngoặt quan trọng trong công việc tông đồ trí thức của các Giêsu Hữu.

 

III. VIỆC TRUYỀN GIÁO NGOÀI CHÂU ÂU

 

1. Sứ vụ “truyền bá đức tin” được xác định từ rất sớm

 

Nổi bật không kém sứ vụ của các Giêsu hữu (GSH) ở Châu Âu là cuộc vượt đại dương đi truyền giáo, giữa vô số khó khăn và trở ngại, về thời tiết, địa lí, văn hoá và ngôn ngữ xa lạ, sự bách hại trên biển và trên bộ.

 

Khi thánh I-nhã mất thì Dòng đã được thiết lập tại miền đông Ấn Độ, Nhật Bản, Brazil, Congo, và đang trên đường vươn tới Ethiopia.

 

Tất cả những cuộc phiêu lưu này đều khởi sự với sự khích lệ lớn lao của vua John III của Bồ Đào Nha (BĐN). Từ Lisbon, các sứ vụ đầu tiên của Giêsu hữu đã ra khơi vượt sóng.

 

Mẫu gương sáng chói trong truyền thống vinh quang của việc truyền giáo, vẫn còn ngân vang mạnh mẽ trong 7000 Giêsu hữu đang làm việc trên những cánh đồng truyền giáo xa xôi ngày nay, là Francis Xavier.

 

2. Hành trình truyền giáo của Francis Xavier

 

Đây là kết quả nỗi ưu tư của Vua John III về việc đem niềm tin cho hàng triệu người trên thuộc địa rộng lớn của Vua.

 

Giáo sư Diogo de Gouvea người Bồ Đào Nha, hiệu trưởng trường đại học Sainte Barbe tại Paris, đã tiến cử nhóm bạn Inhã cho Vua John III như những nhà truyền giáo có khả năng. Mặc dù chỉ có sáu người ở Rome, thánh I-nhã vẫn chọn ra hai người, là Simão Rodrigues và Nicolás Bobadilla. Một căn bệnh nặng đã ập tới Bobadilla, và vào ngày 14-3-1540, I-nhã báo cho Phanxicô rằng Ngài sẽ thế vào chỗ trống đó. Lời đáp trả của Xavier thật đơn giản: “Fine. I’m your man. ”

 

Hai ngày sau, Rodriguez và Xavier lên đường tới Lisbon.Vua John quyết định giữ lại một người làm mục vụ ở Bồ Đào Nha.Rodrigues được giữ lại. Ngày 7-4-1541, đúng sinh nhật thứ 35, Xavier cùng với Micer Paul, một linh mục triều sau này gia nhập Dòng, và Francisco Mansilhas, một người Bồ Đào Nha khao khát làm linh mục xung phong đi cùng Xavier. Họ đi xuống Tagus trên chiếc tàu 700 tấn Santiago, rồi hướng tới Ấn Độ.

 

Chuyến đi thật vất vả hơn một năm

 

6-5-1542 chiếc Santiago lụp xụp tới Goa, thủ đô Ấn Độ, thuộc địa của Bồ Đào Nha bấy giờ.

 

Xavier ở Viễn Đông trong vòng 10 năm và công việc trải qua 4 giai đoạn sau: giảng dạy cho người dân ở vùng Bờ Biển Ngư dân, một hành trình thăm dò băng qua 4000 dặm đại dương tới Moluccas; thiết lập niềm tin ở Nhật Bản; và cuối cùng là những nỗ lực vô vọng để vào Trung Quốc.

 

Sống với tín hữu ở Bờ Biển Ngư Dân (Fishery Coast)

 

Sau 4 tháng ở Goa, 09-1542, Xavier khởi hành chuyến khai phá đầu tiên, đến với những người nghèo (sống bằng nghề mò ngọc trai) dọc theo 50 dặm bờ biển hoang vu ở phía đông của mũi Comorin, điểm xa nhất của Ấn Độ.

 

Nơi đây có khoảng 30.000 cư dân, trong đó khoảng 20.000 người đã chịu phép rửa mà không có một sự chuẩn bị nào cách đây 8 năm, do các linh mục kém hiểu biết ngôn ngữ của họ.

 

Xavier không chỉ hoán cải cho người ngoại nhưng còn hướng dẫn những tín hữu mới này qua thông ngôn, sau đó, ngài dịch sang tiếng Tamil cách làm dấu thánh giá, kinh Tin Kính, kinh Lạy Cha, kinh Kính Mừng, kinh cáo mình.

 

Hành trình này đặt ngài vào những khó khăn do thời tiết cũng như bối cảnh chính trị

 

Thành quả trên cư dân ở vùng Bờ biển ngư dân đã tác động đến sắc dân Makkuas sống ở bờ duyên hải phía Tây, Xavier đến đó và đã đưa khoảng 10.000 người trở lại

 

Hành trình đến với Mollucas

 

Trong gần 4 năm, sau chuyến viếng thăm ngắn đền thờ thánh Toma khi Ngài quay trở lại Goa, từ 8-1544 đến 3-1548, Ngài tiếp tục hoạt động: lượng giá những cơ hội cho sứ vụ, dịch kinh nguyện và những hướng dẫn sang tiếng Mã Lai, giảng dạy cho người bản địa, tham vấn cho các thương gia Châu Âu, thủy thủ và lính đế quốc.

 

Ngài băng qua vịnh Bengal tới Malacca, rồi vượt qua đảo Java, bán đảo Mã Lai, tới vùng đất huyền thoại Moluccas. Từ đó Ngài đi thăm Amboyna, Ternate và Moro.

 

Chuyến đi đã mở rộng kinh nghiệm ban đầu tại Goa về tính hai mặt của đế quốc BĐN.

 

Malacca là tâm điểm từ đó phạm vi hoạt động tông đồ của FX được mở rộng ra các vùng biên. Từ một người BĐN và các bạn ở Malacca, FX có được những hiểu biết về vương quốc huyền bí Trung Hoa. Qua Yajiro, đất nước với nền văn hóa phồn thịnh Nhật Bản được FX đưa vào chương trình hoạt động của mình. Cũng ở Malacca, FX gặp được một số trong những luồng GSH tăng cường cho Châu Á và đã gởi họ đến Moluccas. Tin 10 ngàn người trở lại ở Travancore đã khích lệ các anh em ở Châu Âu và vua John III. Có lúc, gần một trăm GSH được sắp xếp duy trì ở học viện Coimbra, sẵn sàng đi truyền giáo. Đầu 1546, 12 người được sai đi Ấn Độ.

 

Sứ vụ Nhật Bản

 

Tháng 03/1548, từ Mallaca, FX trở lại Goa. Trong 1 năm ngài tập trung vào việc tổ chức những sứ vụ và sắp xếp để gởi các GSH khác đến Goa, Santhome…, còn chính ngài thì đi Nhật Bản. CN lễ lá năm 1549, FX cùng cha Torres, tu huynh Fernandez, Yajiro (tên thánh Phaolo) đi Nhật. Tháng 5 đến Malacca, cuối tháng 6 khởi hành và ngày 15/8/1549 tới Kagoshima, bắt đầu 2 năm rưỡi công việc nhiệt huyết này. Tại nhà Phaolo ở Kagoshima, tiếng vang đầu tiên cho sứ mạng với đầy ắp những người muốn tìm hiểu.Sau nhiều tháng học với Phaolo, bức tường ngăn cách ngôn ngữ đã được đục thủng, FX đã viết bằng tiếng bản xứ một bản trình bày niềm tin Công giáo và dùng nó để rao giảng.

 

Khoảng 200 người trở lại nhưng cũng gặp trở ngại vì bị lãnh chúa (hay tướng quân) ngăn cấm do sự xui khiến của những tu sĩ Phật giáo.

 

Từ việc phải dừng lại này, FX đã đặt nền móng cho kế hoạch phát triển cẩn thận.

 

Ngài quyết định tiếp xúc với cả Đại học (mong tạo được sự liên kết với các Đại học ở Châu Âu, từ đó gửi các học viên Công giáo sang) và quốc vương (để được phép giảng về ĐKT).

Tháng 9/1550 để lại Phaolo, FX cùng Torres và Fernandez bắt đầu hành trình. Đổi lại những khó khăn, gian khổ sau 150 dặm tới Hirado và 250 dặm nữa tới Yamaguchi, họ chỉ gặp được sự khinh bỉ. Cũng vậy, Miyako đáp lại hi vọng lớn của FX bằng sự đau khổ và chối từ: các Đại học thì ngăn cấm người lạ; cuộc tiếp kiến quốc vương thất bại.

 

Nhận ra được sự khờ dại của dự phóng lớn lao, vì đã đặt nền trên thông tin sai lạc về chính trị và xã hội, FX nhanh chóng thích nghi với điều kiện thực với một kế hoạch mới.

 

Ouchi Yoshitaka quốc vương Yamaguchi đã bị thuyết phục bởi những món quà của những nhà ngoại giao BĐN.Ông cho phép giảng dạy và còn cho phép ở trong một ngôi đền ông không dùng.

 

Trong 2 tháng đã có 500 người được hoán cải.Khi FX giảng cũng là lúc ngài nhận ra được sự phụ thuộc văn hóa của Nhật Bản vào Trung Hoa.FX nhận định rằng sự hoán cải của Trung Hoa có thể là chìa khóa hiệu quả nhất đối với sự hoán cải của người Nhật.

 

Trung Hoa, giấc mơ cuối cùng

 

Mùa thu năm 1551, FX rời Nhật trở lại Ấn Độ, chuẩn bị cho việc vào Trung Hoa truyền giáo. Lễ Phục Sinh năm 1552, ngài khởi hành đi Trung Hoa, kế hoạch vào bằng đường chính thức bị phá sản, ngài đi bằng đường “không chính thức”, tới đảo Thượng Xuyên vào 8/1552, và mãi dừng lại ở đây, nhìn vào Trung Hoa Đại Lục với ánh mắt khắc khoải, khao khát.

 

3. Công cuộc truyền giáo tại Brazil

 

Một thuộc địa rộng lớn của BĐN.

 

Ngày 29/03/1549, nhóm thừa sai đầu tiên gồm 6 anh em GSH, được dẫn đầu bởi Cha Manuel da Nóbrega (vị bề trên 32 tuổi nhưng có một tầm nhìn rộng và bộ óc sáng kiến nhanh nhạy) đã đặt chân tới vùng đất Nam Mỹ này.

 

Những người thực dân được tác động trước sự quy tụ của những tài năng này.

 

Hai tuần sau, họ tổ chức những lớp học viết, hát, giáo lý cho con em người Bồ.

 

Trong vòng 5 tháng, họ rửa tội cho 100 người bản xứ và đang sửa soạn cho 500 – 600 người tân tòng khác.

 

1550, có thêm 4 GSH được gởi tới tiếp viện vì quân số quá mỏng.

 

Từ năm 1549 – 1553, cha Nóbrega và cha Nunes đi dọc vùng duyên hải Bahía để ước lượng những khả năng tông đồ tại những vùng thuận lợi.

 

Người da đỏ Tupi, sống thành những bộ lạc nhỏ và di cư, trốn vào rừng sâu khi thấy người Bồ(BDN) sang. Thế nên, nhiệm vụ của các GSH là thiết lập trật tự và ổn định cho các bộ lạc này.

 

1553, Nóbrega đã tìm thấy một đồng bằng sau núi São Vincente.Nơi đây, cha đã dựng trường học, chủng viện và coi nơi đây là “trung tâm đầu não” cho sự định cư và việc tông đồ.

 

Cuối năm 1553, José de Anchieta được gởi tới bổ sung và chỉ sáu tháng sau cậu đã xây dựng một cuốn ngữ pháp thô tiếng Tupi-Guarani được mã hóa bằng mẫu tự Latin. Tiếp đến, người học viên thông minh này cũng khéo léo đưa những khái niệm Kitô giáo vào những ca khúc tiếng địa phương mà người thổ dân ưa thích và họ đã ngân nga khắp rừng.

 

Năm 1554 cũng là năm của những thảm kịch: Nunes, một trong những linh mục tiên phong năng động nhất, đã mất tích trong chuyến vượt biển về Châu Âu để báo cáo công cuộc truyền giáo. 02 tu huynh Pero Correia và Joan de Sousa đã bị người thổ dân Carijos giết chết khi 2 vị này được cha Nóbrega sai đi hòa giải cuộc xung đột giữa 2 bộ lạc Tupi và Carijos.

 

02 công việc tông đồ chính là: trường học và sống giữa dân da đỏ.

 

Kết luận: Để những bộ lạc ẩn trốn trong rừng rậm Brazil có sự biến đổi, các GSH đã nối kết hai yếu tốtôn giáo và văn minh lại thành một khí cụ có tầm ảnh hưởng mạnh và họ đã thành tựu.

 

4. Công cuộc truyền giáo tại Phi Châu

 

Công cuộc truyền giáo gặp nhiều trở ngại và chậm so với Ấn Độ (Đông Á) và Nhật, Brasil.

 

1548, có 2 GSH sang Marốc và 2 người khác sang Congo. Nhưng đến năm 1555, những vị ở Congo đã bị trục xuất vì vấn đề tục đa thê của nhà cầm quyền.

 

1555, công cuộc truyền giáo tại Ethiopi bắt đầu với những điềm lành nhưng kết thúc trong bi kịch: Dân Ethiopi là những Kitô hữu theo phái Đơn nhất tính, dưới sự lãnh đạo của Claudius. Vì lý do chính trị: bị người Hồi giáo xâm lăng, Claudius hứa với vua BĐN sẽ hợp nhất với Công giáo Roma và xin một vị thượng phụ cùng những nhà truyền giáo (để được giúp đỡ về quân sự). Cha Farve được chọn làm thượng phụ nhưng đã qua đời nên người thay thế là Cha Nunes Barreto, và 2 Giám mục phụ tá là Andres de Oviedo và Melchior Carneiro. 02 GSH khác từ Goa cũng được cử sang Ethiopi nhưng thấy quá khó và đã lui về. Người dân Ethiopi không muốn thay đổi đường hướng tôn giáo và họ đã “bắt tay làm hoà” với quân xâm lược người Hồi nên các GSH từ BDN sang đã gặp thất bại và phải chết rũ tù.

 

Kết luận

 

Công cuộc truyền giáo ở Ethiopi là một đám mây đen nặng nề, tuy thế cũng không thể che khuất được những mảng sáng đậm nét trong bức tranh truyền giáo tổng thể của các GSH trong nửa đầu thế kỷ 16.

Công cuộc truyền giáo của Dòng đã góp phần vào sự phát triển văn hóa lớn lao của lịch sử.

 

Công cuộc truyền giáo và các trường học là 2 nhân tố chính tạo nên sự hợp nhất giữa tính khai phá và chủ nghĩa nhân bản của cha Inhã, và đưa chúng đến thành tựu.