Lịch sử Dòng Tên (3): Dòng Tên nửa cuối thế kỷ XVI

Vào năm 1580, Dòng đã trở thành một “sức mạnh tinh thần” đi vào trong xã hội Châu Âu, từ đó lan ra khắp thế giới. Hai mảng sứ mạng chính: giáo dục và truyền giáo.

 

  Lịch Sử Dòng Tên 3- 15 năm đời Tổng Quản thứ nhất – Inhã
Thánh Phanxicô Xavier

Mục Lục
1. Những Ngày Tháng Đầu Tiên (1534-1556)
2. 15 năm đời Tổng Quản thứ nhất – Inhã

 

I. CÁC TỔNG QUẢN

 

 

1. Laynez (1558 – 1565)

 

Khi Inhã mất, Laynez được bầu làm Tổng đại diện, tuy nhiên ngài phải đối diện với khó khăn:

 

Việc xác định căn tính hợp pháp của vị tổng đại diện vì trước đó 2 năm Inhã đã chỉ định Nadal vào vị trí này. Tuy nhiên vấn đề này sau đó ổn.

 

Thẩm quyền của Hiến Chương và quyền điều hành Dòng – vấn đề do Bobadilla khởi sự vì cho rằng HC không được soạn thảo đúng quy trình: nó phải là công trình tập thể của nhóm bạn đầu tiên chứ không thể của chỉ một mình Inhã. Bên cạnh đó, các bạn đầu tiên có quyền ngang nhau trong việc điều hành Dòng.

 

Tổng Hội I họp vào tháng 6/1558 với 20 cha Thệ Sĩ. Laynez được bầu làm TQ với 13/20 phiếu. Những quyết định từ Tổng Hội I:

 

Thông qua HC (với một vài chỉnh sửa nhỏ).

 

Hai điều bị chống đối: Nhiệm kỳ suốt đời của Tổng Quản và không hát kinh thần vụ chung (việc hát kinh thần vụ duy trì đến 8/1559 khi ĐGH Phao-lô VI qua đời).

 

Những năm cuối nhiệm kỳ Tổng Quản, Laynez phải dự công đồng Trente (6/1561 – 1/1564). Nadal sẽ là cánh tay đắc lực trong việc điều hành Dòng (thăm khắp nơi, phổ biến HC)

 

2. Borja (1565 – 1572)

 

Tháng 1/1565, Laynez mất,àTổng Hội II àBorja được bầu làm TQ với 23/31 phiếu.

 

Những quyết định từ TH II:

 

Lưu ý những nguy cơ từ việc phát triển (nhân sự và sứ mạng) quá nhanh.

 

Hủy một số sứ mạng (trường học).

Thiết lập Tập Viện nơi từng Tỉnh Dòng.

Họp “Đại Hội Đại Biểu” 3 năm một lần.

 

Ấn định thời gian cầu nguyện: mỗi ngày 1 giờ cầu nguyện và hai lần xét mình trưa tối[1]. Sở dĩ điều luật này được thông qua vì sự thắng thế của những GSH đến từ TBN – những người vốn bị ảnh hưởng khá mạnh bởi lối sống đan tu.

 

Trong thời đại của mình, Borja cũng có một trực giác lớn về việc truyền giáo: các sứ vụ trong Hội Thánh phải đặt dưới một uỷ ban của các Hồng y. Đây là ý tưởng để hình thành Thánh Bộ Truyền Giáo vào năm 1622.

 

3. Mecurian

 

1/10/1572, Borja qua đời, Tổng Hội III được triệu tập (12/4/1572) trong một bầu không khí ảm đạm: cảm giác chống lại nhóm GSH Tây Ban Nha, thành kiến dành cho người đạo theo, nhất là những ai có gốc Do Thái (trực tiếp nhắm đến Polanco cũng như nhắm đến các GHS Tây Ban Nha vì TBN là nước có tỉ lệ người đạo theo rất cao – lịch sử: bị Hồi Giáo chiếm đóng.

 

Vấn đề ác cảm với GSH Tây Ban Nha: Ba Tổng Quản đầu tiên thuộc TBN, các GSH TBN lúc này nắm nhiều vị trí quan trọng trong Dòng, và bị cho là có khunh hướng điều hành Dòng theo kiểu TBN.–> Nhóm chống đối + ĐGH Gregory XIII muốn Tổng Quản tiếp theo phải là người khác TBN. Mong muốn này trở thành một lệnh truyền từ Giáo Hoàng.

 

Vấn đề chống lại người đạo theo: Ác cảm chung với người đạo theo, trực tiếp nhắm đến Polanco, cũng là nhắm đến nhóm GSH Tây Ban Nha (nước có nhiều người đạo theo).

 

• Hai vấn đề thực chất chỉ là một – vấn đề Tây Ban Nha. Tổng Hội không còn tự do lựa chọn được.

 

• 22/4/1573, Mecurian được bầu vào phiên bỏ phiếu thứ nhất.

 

Hai thành tựu quan trọng trong thời kỳ của Mecurian:

 

• Soạn thảo và ban hành quy chế dành cho những người đảm nhận các nhiệm vụ quan trọng trong Dòng (1577) – giám tỉnh, thụ uỷ, giám tập…

 

• Xem xét, lượng giá, tổng hợp sự tiến triển trong việc thực hiện những chỉ dẫn, đề nghị cho các trường học àLượng giá lại sứ mạng Giáo dục, huấn luyện. Từ đó, học quy cho Học viện Roma đã ra đời vào cuối thời Mecurian.

 

Tóm kết một vài con số cuối thời 3 tổng quản: hơn 5000 người, 21 tỉnh, 144 trường đại học, 4 nhà thệ sĩ, 12 nhà tập, 33 cư sở. Những con số trên ăn khớp với những điều mà Mecurian thực hiện trong nhiệm kỳ của ngài: tạo sự thống nhất, cố kết trong huấn luyện, đào tạo cả trong nội bộ Dòng cũng như hệ thống giáo dục của Dòng.

II. TRÊN NHỮNG MIỀN SỨ MẠNG

 

1. Italia

 

Năm 1567, Tổng quản Borja thành lập Nhà tập thánh An-rê ở Quirinal, và một năm sau đã có một vị thánh xuất thân: Stanislaus Kostka.

 

Sứ mạng chính yếu hướng vào giáo dục

 

Rất nhiêu thành phố yêu cầu Dòng Tên đến mở trường(Atri, Benevento, Capua, Pozzuoli, Cosenza..), Dòng phải lưu ý rằng Italia không phải là nơi duy nhất xin người.

 

Đặc biệt nổi tiếng ở Ý là Học Viện Rô-ma. Chính BTC đã triệu tập về đây những tên tuổi nổi tiếng thuộc các lĩnh vực: Christoph Klau (người Đức, toán học – người đã thực hiện việc cải cách lịch thường được gọi là lịch Gregory), Francisco de Toledo và Francisco Suarez (người TBN, thần học thực chứng), Pierre Perpinien (Pháp, nhân bản học).

 

Đặc biệt nổi tiếng là Robert Bellarmine (Ý, người dấn thân vào những cuộc tranh luận thần học để bảo vệ GH) với kiệt tác Inquiries into Controverted Points of the Christian Faith Xem xét những điểm gây tranh cãi trong niềm tin Kito giáo ( giải quyết những vấn nạn căn bản mà phong trào Tin Lành đặt ra). Tác phẩm này có ý nghĩa:

 

Nhấn mạnh tính cơ cấu và Pháp lý của Giáo Hội (bên cạnh nhìn nhận đó là một thân thể mầu nhiệm của ĐKT.

 

Quyền tối thượng của ĐGH.

 

Đặt nền tảng cho suy tư của Giáo Hội trong 3 thế kỷ tới.

 

Đến với quần chúng thông qua các hội đoàn thay vì tiếp xúc trực tiếp (vì không đủ nhân sự)

 

Các hội đoàn lập ở khắp nơi: Trapani, Padua, Messina…với những đặc điểm:

 

Nhấn mạnh đến suy niệm, rước lễ, xét mình

 

Hướng đến những người cùng khổ, ít học…

 

Thành phần đa dạng của các hội đoàn: luật sư, nghệ sĩ, giới trẻ, công chức…

 

Đóng góp tại công đồng Tren-tô (1545 – 1563)

 

Sự hiện diện của các GSH (gồm Jay, Peter Canisius, Laynez, Salmeron) đã mang lại sự khích lệ lớn lao cho các nghị phụ.

 

Các GSH đã tham gia trong những phiên họp toàn thể, trình bày những báo cáo, tham luận… trên nhiều chủ đề: quyền tối thượng của ĐGH, thẩm quyền giám mục, tính hiến tế trong thánh lễ và các bí tích. Có thể nói những đóng góp của các ngài đã mang đến sự thành công của Công Đồng.

 

Bên cạnh đó, sau công đồng, các GSH cũng tận dụng kỹ thuật mới – in ấn để phổ biến các tư tưởng mới trong thần học liên quan đến các bí tích, kinh thánh… cũng như các môn khoa học nhân văn.

 

Ở Ý, Dòng Tên cũng dấn thân vào lãnh vực kiến trúc

 

Tiến hành xây nhà thờ Giesù – một tiêu biểu cho kiểu kiến trúc Baroque trong tôn giáo: kiểu kiến trúc chú trọng thể hiện tính trang nghiêm, hùng vĩ nhờ những mái vòm, đường cong lớn kết hợp với sự phản chiếu ánh sáng nhiều tầng lớp. Kiến trúc Baroque thích hợp hơn với các nhà thờ còn ở việc tạo nên độ âm vang tốt, không gian thoáng đạt (ít cột so với kiểu kiến trúc Phục Hưng), rất thích hợp đối với việc giảng thuyết.

 

2. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
Những khó khăn đối diện tại Tây Ban Nha

 

Khó khăn từ chính chính quyền Tây Ban Nha (áp lực từ Phillip II)

 

Vấn đề Antonio de Araoz. Vốn là con người hết sức trách nhiệm và giúp Dòng ở TBN có chỗ đứng, nhưng vì đầu óc quốc gia hẹp hòi, Araoz quay ra làm khó Dòng : chống việc nhận người gốc Do Thái vào Dòng, chống việc gửi tiền giúp học viện Roma, yêu cầu chức vụ Giám Tỉnh phải được bầu bởi Công Hội Tỉnh…

 

Vấn đề bất tuân của các GSH khác khi quá đà trong việc hãm mình phạt xác mà quên đi chiều kích tông đồ của Dòng. Nhiều GSH trở thành đan sĩ, thậm chí tập sư ở Montilla cũng huấn luyện tập sinh theo hướng này. Mecurian đã hành động cách cứng rắn để giải quyết việc này, tuy nhiên kết quả chưa thấy rõ ràng.

 

Tại Bồ Đào Nha

 

Dòng phát triển khá mạnh sự nghiệp giáo dục vì sự hậu thuẫn của nhà cầm quyền. Học viện Coimbra được quốc vương ưu ái đầu tư, và Hồng y Henry đã biến thành phố Evora (phía đông của Lisboa) thành một trung tâm tri thức khi đặt 3 học viện ở đây dưới sự bảo trợ của Dòng. Cả Coimbra và Evora đều đã đón chào vị một trong những vị thần học gia và triết gia lỗi lạc của Dòng : Pedro da Fonseca – tác giả của tác phẩm Dialectics và 4 tập chú giải về SHH của Aristotle.

 

Tuy nhiên, từ năm 1580, BĐN bắt đầu bị TBN xâm lược và đô hộ trong 60 năm, các công cuộc của GSH BĐN cũng chùng xuống.

 

3. Pháp

 

Mặc cho tình hình chính trị khó khăn thời nhiếp chính của Catherine de Médicis, Dòng vẫn phát triển, năm 1575, ở Pháp có hai tỉnh Dòng 315 GHS, năm năm sau, ở Pháp có 15 đại học do Dòng đảm nhiệm.

 

Dấn thân vào sứ vụ giáo dục là một đặc tính của Dòng Tên tại Pháp. Tuy nhiên, Dòng không được chào đón ở Paris, nhưng tập trung chủ yếu ở trung và nam của Pháp.

 

Thông qua những người có địa vị cao cấp (Hồng y, Giám mục, nghị viên), Dòng đã đi vào đời sống văn hóa, tôn giáo của Pháp[2]. Đặc biệt, các trường học của Dòng trở nên một thứ thành lũy cũng như chiến tuyến trong quá trình đẩy lui tin lành theo hệ phái Calvin. Tuy nhiên, công cuộc này vấp phải hai khó khăn lớn: nghèo đói và chiến tranh.

 

Nghèo đói: Các giám mục ủy thác trường nhưng lại thiếu chăm lo đời sống vật chất cho các GSH (trừ giám mục thành Tournon và giám mục Guillaume), hệ lụy là nhiều nơi, các cha phải sống trong cảnh tồi tàn, nhiều khi thực phẩm chỉ có nho khô, bánh mì và nước lã.

 

Chiến tranh: Cuộc đụng độ giữa Tin Lành và Công Giáo diễn ra khắp nơi, nhất là ở Pháp, vì thế, nhiều khi các GSH phải đi lánh nạn ở nơi khác (ví dụ trường hợp ở Tournon và Pamier.

 

Một trong những tên tuổi trong số các GSH Pháp là Emond Auger – nhà giảng thuyết lừng danh được sánh với Canisio của Đức.

 

Các thừa sai đã nhanh chóng đưa được nhiều người trở về với GH: Antonio Possevino, chỉ trong một vài ngày đã đưa khoảng 2 ngàn người quay trở về với Giaó Hội; và Belgian Olivier Mannaert đã đưa 4000 người của Dieppois cũng trở về với GH.

 

Bên cạnh đó, Dòng cũng dấn thân phục vụ người nghèo, và chấp nhận hi sinh vì sứ mạng này : Cha Broet – Giám tỉnh đầu tiên của Pháp đã ngã xuống khi phục vụ những người bị dịch bệnh vào 14/9/1562. Kế đó nhiều người khác cũng ngã xuống ở Agvinon, Bordeaux, Paris, Bourges… Trong sứ mạng này, tính chung Dòng (thế giới) đã có 2094 người ngã xuống[3].

 

Do ảnh hưởng mạnh của những người theo trường phái cải cách tin lành (Calvin) và nhóm thuộc Gallileo, hai nhóm này có ảnh hưởng khá mạnh trên nghị viện Paris, vì thế, mặc dù nhiều lúc quốc vương muốn ưu ái Dòng, nhưng trở lực luôn đến từ Nghị viện khiến quá trình Dòng được công nhận tại Pháp thật gian nan. Chỉ được thừa nhận cách giới hạn sau hiệp ước Poissy năm 1561 : chính vị nhiếp chính của Pháp (Catherine de Medicis) đã triệu tập một cuộc tranh luận tôn giáo tại Poissy với sự tham dự của 46 giám mục Công Giáo trong lúc Công Đồng Trente đang diễn ra. Điều này thật nguy hại, và ĐTC Pio IV đã gửi Laynez và Polanco đến đây.

 

“Cuộc chiến” tại Poissy diễn ra rất căng thẳng, và cuối cùng để có thể trụ lại ở Pháp vì những mục tiêu lớn lao hơn (đẩy lui phong trào Tin Lành), Dòng đã chấp nhận những điều kiện thiệt thòi về mình để có thê được công nhận: Dòng được nhìn nhận không với tư cách một Dòng tu nhưng với tư cách là một liên hợp và là một đại học, chính yếu vì Nghị viện Paris (cũng như nhiều giám mục) muốn loại trừ những đặc ân từ Giáo Hoàng của Dòng, muốn Dòng phải phục quyền họ… Laynez chấp nhận những điều kiện này để Dòng có thể ở lại Pháp. Và đại học Clemont sẽ được Dòng nhắm đầu tư để trở thành một đại học thời danh, làm tiền đồn trong việc chống Tin Lành bằng con đường tri thức.

 

Tại đại học Clemont, với sự xuất hiện của Miguel Venegas và Maldonado, việc giảng dạy các môn triết, văn chương có một hình thái mới, nhiều sinh viên ưa thích và theo các lớp mới này, điều này khiến cho các giáo sư khác (vốn theo trường phái Calvin) không hài lòng, sinh lòng thù hận, tình trạng chia rẽ tại đại học Clemont càng trầm trọng. Cuối cùng, cha Maldonado phải rời khỏi đại học Clemont.

 

Cuối giai đoạn này, Dòng vẫn hoạt động tại Paris (bên cạnh những vùng khác của Pháp), nhưng những mối căng thẳng thì vẫn còn.

 

4. Đức và Trung Âu

 

1555, hòa ước tôn giáo được ký kết ở Augsburg giữa Tin Lành và Công Giáo.

 

Dòng thăng tiến đều, góp phần vào việc canh tân đời sống thiêng liêng của GH.

 

Năm 1579, tỉnh Dòng Rhincland (14 năm trước, tức 1564 tỉnh Dòng Bỉ đã tách ra từ đây) đạt con số 234, và tỉnh Dòng Đức Thượng (16 năm trước tỉnh Áo cũng phát sinh từ đây, tức năm 1563) có 170 người.

Đến 1585, tỉnh Áo có 210 người.

 

Tại đây, Dòng cũng dấn thân mạnh mẽ vào giáo dục, coi như một đặc nét trong sứ mạng : trường được mở ở nhiều nơi với số lượng sinh viên ngày càng đông. Ở Trier số sinh viên tăng từ 550 lên 1030 trong vòng 14 năm (1564-1570), ở Wuzburg tăng từ 160 lên 700 (từ 1568 – 1588). Điều đáng lưu ý là trong bối cảnh xáo trộn về tôn giáo do phong trào Tin Lành, nhiều sinh viên đã rời bỏ quê hương để đến với các đại học ở Paris, Louvain, Pavia.

 

5. Ba Lan

 

Người tín hữu đang rời bỏ niềm tin truyền thống vì Tin Lành

 

Hồng y Stanislaus Hosius và vua Stephen Bathory đã mở một con đường cho sự hợp tác với các Giêsu hữu góp phần đưa Ba Lan Tin Lành về Công Giáo.

 

1569, Tin Lành nắm ½ số ghế trong Nghị viện, 1600- 2000 nhà thờ rơi vào tay Tin Lành

 

Hai nguyên nhân: hàng giáo phẩm yếu; vua vừa thiếu kiên quyết vừa không có kiến thức về thần học

1565, Stanislaus Hosius đã mời các GSH tiếp cận một học viện ở phía đông Prussia thuộc Braunsberg

1575, vua Stephen Bathory mang Dòng Tên đến Kraków thuộc Little Poland, đến Riga thuộc vùng Livonia và đến Polotsk thuộc Lithuania. vua đã nâng cấp hai học viện lên bậc đại học.

 

Người Balan đã đón nhận Dòng, đến lượt mình Dòng đã đáp trả lại:

 

1575 Mecurian thiết lập Tỉnh Dòng Ba Lan (chỉ sau 10 năm đặt nền móng – đại học)

 

Người Balan đã đăng kí vào các lớp này, họ đã bị hấp dẫn bởi chương trình hướng dẫn được tổ chức cách cẩn thận và bởi bầu khí văn minh và phẩm chất của các trường này

 

Từ những người dạy giáo lý và những người giảng dạy của trường đã khai sáng cho đất nước Balan. Các cha có tài hùng biện như Karnkowisky, Stanislaw sokolowski đã thực hiện những cuộc đột nhập vào những nơi đang nắm giữ của Tin Lành.

6.  Vùng trũng, Anh và các nước khác

 

Hà Lan đang trong thời kỳ chuẩn bị tiến đến một cuộc đấu tranh giành độc lập chống lại người Tây Ban Nha (Cách mạng Hà Lan 1566). Thời thánh Inhã, sứ mạng Hà Lan đã được chú ý nhưng Dòng không được đón nhận.

 

1562, Dòng được nhìn nhận cách hợp pháp ở đây với việc mở học viện tại Tournai, sau đó nhiều trường khác tại Dinant, Saint Omer, Cambrai… Vì được bảo trợ bởi người TBN, nên khi cách mạng Hà Lan thành công –một phần ở phía Bắc – vốn là vùng đất của Tin lành Calvin (1572), các GHS bị lưu đày, mãi đến năm 1585 mới quay lại.

 

* Nguồn gốc thuyết Jan-sen (Jansenism)

 

Khởi nguồn từ suy tư thần học của một nhóm các học giả ở Louvain, mà đứng đầu là Michel de Bay (Baius) Sau này, giám mục Cornelius Otto Jansen đưa nó vào hệ thống, và như thế học thuyết mang tên ông… Baius phát triển một thứ thần học trong đó nói quá về sự thánh thiện của con người trước khi sa ngã cũng như sự hủy hoại mà con người phải chịu đựng sau sa ngã. Vì quá chú trọng đến hai thái cực này, ông đã không để ý đủ đến những thực tại to lớn về ân sủng, tự do con người và công trình cứu chuộc của Thiên Chúa. Do thế, cách chung, giáo thuyết này có hơi hướng thuyết tiền định của Calvin, và Giáo Hội đặt vấn đề về nó. Dòng Tên cũng vào cuộc để chống lại nó, tiêu biể là Robert Bellarmine.

 

Tại Anh

 

Công giáo tại Scoland bị chèn ép bởi phong trào Tin Lành, nữ hoàng Mary Tudor không đủ mạnh và cương quyết để bảo vệ giáo hội.Các thương thuyết, thuyết phục của GSH (1562) không kết quả.

Công Giáo Anh bị bách hại đặc biệt sau ly giáo của Henry VIII, việc đào tạo linh mục trong nước là không thể, vì thế chỉ có thể đào tạo linh mục bên ngoài và gửi vào (tại William Allen’s seminary ở Douai). Hai tân linh mục Thomas Woodhouse và John Nelson tốt nghiệp từ đây, rồi gia nhập Dòng Tên và vào Anh, chịu tử đạo năm 1573, 1578. Sau đó, sứ mạng Anh được Mecurian thiết lập ngay sau đó với Cha Admund Campion, Robert Pensons và tu huynh Ralph Emerson.

 

Tại Thụy Điển

 

Các GSH dần thâm nhập với nhiều dấu chỉ khả quan: lời hứa trở lại Công Giáo của vua John, thành lập một học viện năm 1579. Tuy nhiên, ý định trở về Công Giáo của vua John đi kèm các điều kiện mà ĐGH không thể chuẩn chước (giáo sĩ có vợ, hiệp lễ 2 hình, sử dụng ngôn ngữ địa phương trong thánh lễ). Sứ vụ Thụy Điển vì thế không đạt kết quả cụ thể nào, năm 1580, các GSH rời Thụy Điển.

 

7. Vùng cận đông và Viễn Đông

Cận Đông

 

Hội thánh Lebanons (theo nghi lễ Manorites) vốn có mối liên hệ thân thiết với Hội Thánh Công Giáo từ cuối thế kỷ XII (giáo hoàng Innocent III), tuy nhiên, sau đó mất liên lạc vì chiến tranh (Hồi giáo – Công Giáo). Đến năm 1578, thượng phụ giáo chủ Maronite muốn bắt liên lạc lại, ĐGH Gregory đã cử 2 GSH Tommaso Raggio và GiambattistaEliano – 2 chuyên gia về văn hóa Do Thái và Ả Rập đến. Sau cuộc khảo sát, họ phát hiện nhiều sai lầm trong giáo thuyết và phong tục của cộng đồng Công Giáo ở đây. Vì thế, năm 1580 một Hội nghị được triệu tập ở đan viện Quannobin (Syria).Mọi sai lầm được sửa chữa, liên lạc được nối liền, vì thế ĐGH Gregory đã cho thiết lập một học vienj Maronite ở Roma và đặt dưới sự giám sát của Dòng.

 

Viễn Đông

 

Thách thức đối với Tỉnh Dòng Bồ Đào Nha: nhu cầu truyền giáo quá lớn dọc dải đất từ Ấn Độ đến Molucas, Nhật, Trung Quốc, dọc bờ biển Brasil và Phi Châu, trong đó đặc biệt là Viễn Đông.

 

Tháng 6/1574, Alessandro Valignano[4] đến Goa với vai trò kinh lược sứ để sắp xếp công việc truyền giáo cho toàn vùng viễn Đông.Có thể nói Fracisco Xavier (10 năm ở Phương Đông)là người tiên phong trong sứ mạng, Valignano (33 năm ở Phương Đông) là người thể hiện sự thành công của sứ mạng.

Valignano đã nghiên cứu kĩ lưỡng tình hình giáo hội (và Dòng) ở Ấn Độ để tìm người thích hợp gửi đi các sứ mạng (vì có nhiều GSH đến đây mà không được chuẩn bị trước). Đối với người bản địa Ấn, ngài khá khắt khe trong việc thu nhận vào Dòng vì phẩm chất của họ.

 

Tại Ấn Độ, năm 1579 các GHS cũng tham gia vào một cuộc tranh luận giáo thuyết[5] với người Hồi Giáo, tuy nhiên, không kết quả rõ ràng vì căn bản Hồi không chấp nhận mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi và Nhập Thể.

 

7/1579, Valignano đến Nhật (đất nước vẫn đang trong thời kỳ rối ren do chiến tranh cát cứ), tại đây, tổng cộng đã có 59 GSH (trong đó 28 là linh mục). Các cộng đồng tín hữu thành lập rải rác đây đó (1500 người ở Yamaguchi, 1400 người ở Hirado …) nhưng số phận của các cộng đồng này thăng trầm theo diễn trình chính trị – chiến tranh; đồng thời, các GHS cũng khó liên lạc với anh em bên ngoài. Tuy nhiên, khi các dymio trở lại đạo, tình hình giáo hội khởi sắc hơn.Năm 1571, ước tính có 30.000 tín hữu, đến 1579 (khi Valignano đến Nhật), số tín hữu khoảng 150.000. Tuy nhiên, điều này đáng quan ngại hơn là đáng mừng vì nó tỏ lộ về 1 giáo hội thiếu chiều sâu đức tin: các dymio theo đạo để tranh thủ thương mại với người Bồ, một khi theo đạo, họ ép thần dân cũng theo đạo (bằng những sắc chỉ lưu đày những người “dân ngoại”. Valignano đã nhìn thấy điều này.

 

8. Tại Châu phi

 

Etiopia : Sau thất bại của sứ mạng năm 1555, hai năm sau, 1557, Giám mục phụ tá (cho Joao Nunes Barreto) là Andres de Oviedo tiếp tục sứ mạng đối thoại với Giáo Hội Ethiopia vốn theo đơn nhất tính dưới sự lãnh đạo của hoàng đế Claudius. Tuy nhiên, cuộc đối thoại không thành công, và vị giám mục can trường đã bị lưu đày vào sa mạc, khổ cực 20 năm và qua đời vào năm 1577. Hai người bạn đồng hành của ngài (cũng là GSH) cũng bị ám sát. Những GSH còn lại tiếp tục bám trụ nhưng không có kết quả, người cuối cùng qua đời năm 1597.

 

Ai Cập : Đồng thời với sứ mạng Ethiopia, Các GSH cũng dấn thân vào Ai Cập – vùng đất vốn cũng chịu ảnh hưởng của lạc thuyết đơn nhất tính. Sứ mạng bắt đầu với Cristobal Rodriguez và Giambattista Eliano từ năm 1561. Mọi việc có vẻ như thuận lợi khi thượng phụ giáo chủ (giáo hội Copt) Gabriel chấp thuận cuộc đàm phán để tiến đến hiệp nhất với Tòa Thánh. Tuy nhiên, sau đó các GSH khám phá ra đó chỉ là một trò bịp khi thượng phụ giáo chủ này không hề có một tí ý định hợp nhất với Rome, chuyện vì thế không đi đến đâu, sứ mạng kết thúc.

 

Nam Phi : 1560, nhận được lời thỉnh cầu của một linh mục ở Makaranga, 3 GSH từ Goa đã đến miền đất này, một người bị cản trở vì bệnh, hai người tiếp tục là Silveira và Andres Fernandez, trong 2 tháng đã rửa tội được 450 người bản xứ. Sứ mạng sau đó phát triển với Silveira ở vùng kề cận Monomotapa, tuy nhiên, công cuộc gặp trở ngại lớn vì sự ganh ghet của người Hồi Giáo, Silveira bị giết một năm sau đó : 1561. Fernandez cũng phải rời khỏi vùng Nam Phi vì áp lực và sự hận thù, sứ mạng kết thúc.

 

Angola : 1563, 4 GSH (2 linh mục và 2 tu huynh) vào Angola vùng bờ biển phía Đông của lục địa. Sứ mạng này có vẻ khả quan, đến 6/1575, thêm 4 GSH tăng viện đã đến. Đến 1593, đã có 8.000 Ki tô hữu trên vùng Angola. Tuy đây là một sứ mạng đầy hứa hẹn, nhưng không hiểu vì lý do gì mà số thừa sai tăng cường cho vùng đất này không nhiều, chỉ thêm 2 vào năm 1580.

 

9. Brasil và Những vùng thuộc Tây Ban Nha ở Châu Mỹ

 

Hai nhà thừa sai vĩ đại của vùng đất này : Manuel da Nobrega và José de Anchieta. Tuy nhiên, sứ mạng hằn phải đối diện nhiều khó khăn, điều đó khiến Anchieta cảnh báo những học viên ở Coimbra: nhiệt thành thì chưa đủ, nhưng phải đầy nhân đức mới hi vọng trụ được ở miền truyền giáo gian nan này.

 

Sứ mạng ở Brasil gồm hai mảng chính: phục vụ ở các thị trấn ven bờ đông và cho các bộ tộc trong rừng sâu. Việc đào tạo cũng được hết sức chú ý: năm 1572, học viện ở Bahia (thị trấn phía Đông) đã có khả năng cấp bằng cử nhân , và sáu sau là MA. Một biến cố quan trọng, năm 1566, người Bồ chiếm Rio de Janeiro từ tay Pháp và biến nơi đây thành thủ phủ của Brasil, Nobrega đã dời đầu não của sứ mạng Brasil từ Sao Paolo về đây, đồng thời cũng thiết lập Nhà Tập và học viện tại đây.

 

Đối với các bộ tộc trong rừng sâu, công việc chính yếu vẫn là tìm chỗ định cư cho họ, từ đó giúp họ dần xa với lối sống hoang dã, sự mê tín, tục ăn thịt người… và đưa họ vào đời sống đức tin. Đi đôi với việc lập ấp để nâng cao đời sống vật chất, việc thích nghi những giá trị văn hóa bản địa cũng được chú tâm: đưa trang phục cổ truyền vốn rất sặc sỡ vào tôn giáo, thích nghi các nhạc cụ, các loại kịch nghệ…, với Anchieta, nền móng cho một nền văn chương quốc gia đã ra đời.

 

Công cuộc truyền giáo ở đây đạt được nhiều thành tựu, nhưng cũng tổn thất không nhỏ: năm 1570, 40 GSH bị giết chết trên hành trình vượt Đại Tây Dương đến với miền sứ mạng (bởi những hải tặc theo Tin Lành Calvin ở vùng đảo Canary); 12 người khác cũng bỏ mình ở Brasil, và Nobrega cũng qua đời trong năm này. Kết thúc giai đoạn này, Anchieta là giám tỉnh của Tỉnh Dòng Brasil.

 

Các vùng khác Brasil:

 

Chính yếu trong phạm vi hoạt động của các GSH người Tây Ban Nha, những người đến truyền giáo ở đây khoảng từ 1566, dấn thân vào Florida, Mexico và Peru.

 

Tại Floria, năm 1566, 3 GSH đến nhưng hoạt động không kết quả, ngay sau đó, 6 người tăng cường nhưng cũng không kết quả, họ dạt về Cuba, sứ mạng ở Flrida cứ thế trì trệ

 

Tại Mexico:

 

9/1572, các thừa sai đến vùng đất này, sau hai năm đã có nhà thờ và trường học cho 300 học sinh, đồng thời cũng đã thâm nhập vào đời sống văn hóa, tinh thần của người bản xứ.

 

Tại Peru:

 

Năm 1567, 8 thừa sai được gửi tới từ 4 tỉnh dòng Tây Ban Nha, và sau đó được tăng cường, nổi bật nhất là Alonso Barzaiia, một người hết sức thông thạo về ngôn ngữ, thổ cảnh ở đây. Năm 1568, học viện San Pablo của Dòng được thiết lập ở Lima, đây là “trường mẹ” của các trường học ở Peru, là kênh chuyển tri thức từ Châu Âu sang vùng đất này.

 

KẾT LUẬN

 

Vào năm 1580, Dòng đã trở thành một “sức mạnh tinh thần” đi vào trong xã hội Châu Âu, từ đó lan ra khắp thế giới. Hai mảng sứ mạng chính: giáo dục và truyền giáo.

 

Hoạt động của Dòng bên cạnh việc thiết lập hàng loạt trường học tại Châu Âu (với khoảng 144 trường) cũng tạo nên một loạt các cứ điểm truyền giáo chạy dọc từ Nhật, qua Đông Ấn, Châu Phi và Mỹ La Tinh – có thể nói: khăp cùng thế giới.

 

Tuy nhiên, thực trạng này cũng cho chúng ta thấy một viễn cảnh: hoạt động của Dòng sẽ bị phụ thuộc khá nhiều vào tình hình chính trị, cấu trúc xã hội mà Dòng tồn tại trong đó. Có thể nói, tinh thần tông đồ đã “quẳng” Dòng vào thế giới thực với nhiều bon chen, và hẳn nhiên Dòng phải bị “căng thẳng” bởi những thực tại như: cơ chế quan liêu, nặng đầu óc quốc gia của Philip II (TBN); chế độ bảo trợ truyền giáo TBN và BĐN; ảnh hưởng của nước Pháp Tin Lành… sự thăng tiến hay trì trệ trong sứ mạng của Dòng không thể không tính đến những thực tại ấy.

 

———————————————

[1] Bàn về vấn đề cầu nguyện, người ta cho rằng Tổng Hội II (Borja) đã đi chệch khởi hứng và nguyên tắc cầu nguyện của Inhã: vốn chú trọng đến yếu tố cá nhân và trực giác, xoay quanh mệnh đề “chiêm niệm trong hoạt động” – “tìm Chúa trong mọi sự” vì theo quan điểm của Thánh Inhã, trong hoàn cảnh phải làm việc tông đồ, các GSH thực hiện cách tận tâm và vâng phục thì đó đã là cầu nguyện rồi. Việc cầu nguyện theo đó phải tuỳ nhu cầu cá nhân, phải có sự khác biệt giữa những người đã xong huấn luyện và những người đang thụ huấn HC 342, 582. Đang thụ huấn: thánh lễ, 2 lần xét mình, giờ kính Đức Mẹ, 1 giờ cầu nguyện. Xong huấn luyện: tuỳ tuệ tâm.

 

Đến TH 31 (1966), Dòng quay về cách thức mà Thánh Inhã đã định: luật tuệ tâm đối với những người đã xong huấn luyện.

 

[2] Giám mục Pamier kêu gọi Dòng thiết lập một trường học ở Billom, Hồng y Francois de Tournon ủy thác cho Dòng sứ mạng đưa đại học Tournon trở về với Công Giáo từ tay Tin lành Calvin, Giám Mục Guillaume du Prat cho Dòng mở trường ở Auvergne… (Tr. 65).

 

[3] Dịch hạch – Cái Chết Đen khởi phát (bùng nổ) vào thế kỷ XIV: từ vùng Trung Á, theo chân các thương nhân lan sang Sicillia, sau đó lan tràn khắp Châu Âu, sang cả Châu Á, đỉnh điểm là từ năm 1348 – 1350. Đại dịch này đã làm giảm khoảng hơn 30% dân số Châu Âu, giảm dân số toàn cầu từ 450 triệu xuống chỉ còn khoảng 350 triệu. Nhiều thế kỷ sau, nó bùng phát theo chu kỳ, và mãi đến thế kỷ XIX mới biến mất – sự ra đời của vacxin.

 

[4] Ngài là một con người đã chủ trương hội nhập văn hóa, đặc biệt sau khi đến Nhật (1579), và các năm sau đó.

 

“Alessandro Valignano was the great Jesuit figure of this period, who visited Japan three separate times, 1579-1582, 1590- 1592, and 1598-1603. This masterful Italian superior judged that, with the exception of the Chinese, the Japanese were the people most prepared to create the finest Christianity in the East. Deeply appreciative of the richness of Japanese culture, and convinced that when there was no compromise of Catholic dogma adaptation should be made to that culture, he directed the Jesuit priests to assume the status of Zen priests, the most respected of the Buddhist clergy; started a novitiate for native vocations to the Society and opened two seminaries. He removed from office the superior, Francisco Cabral, because of his policy of heavy-handedness and repression toward Japanese members of the Society. In 1602 two Japanese Jesuits were ordained; two years later the first native secular priest. Valignano had the highest esteem for the Japanese Jesuit brothers, because it was they, unimpeded by the language problem, who bore the heat of the day in catechizing and disputation.” Bangert, 154.

 

[5]Three fathers were chosen for this exciting mission, Rodolfo Aquaviva, thirty-year-old, gentle and prayerful nephew of Claudio Aquaviva, Francisco Ilenriquez, Persian convert from Islam, and Antonio de Monserrate, a Catalonian. They left Goa on November 17, 1579, and three and a half months later arrived at enchanting Fatehpur.

 

(dongten.net 20.06.2015)