Thần học nghèo khó theo Đức Thánh Cha

Nghèo khó Kitô là tôi cho đi bản thân mình, chứ không phải những thứ mình dư thừa, tôi trao cho người nghèo cái tôi đang cần cho mình, bởi tôi biết rằng người nghèo đó làm giàu cho tôi. Tại sao người nghèo lại làm giàu cho tôi? Bởi chính Chúa Giêsu nói rằng Ngài ở nơi người nghèo…

Thần học nghèo khó theo Đức Thánh Cha

Thần học nghèo khó

Ngày thứ ba 16-6, trong thánh lễ ban sáng tại Nguyện đường Nhà trọ Thánh Marta, Đức giáo hoàng Phanxicô nói về thần học nghèo khó. Theo các bài đọc trong ngày, Đức Thánh Cha suy niệm về vị trí của nghèo khó trong Tin mừng, nói rằng nếu loại bỏ sự nghèo khó thì không thể hiểu nổi Tin mừng, và thật không công bằng khi dán nhãn cho các linh mục bận tâm lo cho người nghèo là ‘cộng sản.’

Bài đọc 1, kể chuyện thánh Phaolô quyên góp ở Giáo hội Corinthô để lo cho Giáo hội Jerusalem, nơi các tín hữu đang gặp khó khăn. Giáo hoàng Phanxicô chỉ ra rằng, ngày nay, nghèo khó là ‘một từ luôn luôn gây khó chịu.’ Ngài nói rằng, nhiều lần chúng ta nghe thấy: ‘Nhưng linh mục này nói quá nhiều về nghèo khó, giám mục này nói về nghèo khó, tín hữu này, nữ tu này nói về nghèo khó … họ hơi cộng sản đó?’ Nhưng, giáo hoàng cảnh báo rằng, ngược lại , ‘Nghèo khó là trung tâm của Tin mừng, nếu loại bỏ sự nghèo khó khỏi Tin mừng, thì chúng ta chẳng thể hiểu được bất kỳ điều gì trong thông điệp của Chúa Giêsu.’

Khi đức tin chưa chạm đến túi tiền thì chưa đich thực

Đức Phanxicô nói rằng, ‘thánh Phaolô nói với Giáo hội Corinthô, nhấn mạnh về sự sung túc thực sự của họ: ‘Các bạn giàu có về mọi mặt, về đức tin, lời ăn tiếng nói, về kiến thức, về mọi nhiệt tâm và tình yêu thương mà chúng tôi đã dạy.’ Và thánh tông đồ tiếp rằng: ‘khi giàu, các bạn cũng quãng đại trong việc ‘quyên góp’ này:

Đức Phanxicô tiếp, ‘Nếu các bạn có quá nhiều phong phú trong lòng, những giàu có nhiệt tâm, đức mến, giàu có Lời Chúa, hiểu biết về Chúa, thì hãy để sự giàu có này chạm đến túi tiền của bạn,và đây là luật vàng: khi đức tin không chạm đến túi tiền, thì không phải là đức tin đích thực. Đây là luật vàng mà thánh Phaolô đã nói: ‘Các bạn giàu có nhiều thứ, vậy hãy rộng rãi trong công việc quảng đại này.’ và đây chính là sự đối lập giữa giàu có và nghèo khó. Giáo hội Jerusalem nghèo, đang gặp khó khăn kinh tế, nhưng lại giàu bởi có kho báu thông điệp Tin mừng. Giáo hội Jerusalem nghèo, đã làm giàu cho Giáo hội Corinthô với thông điệp Tin mừng, đã cho họ sự giàu có của Tin mừng.’

Hãy để sự nghèo khó của Chúa Kitô làm giàu cho chúng ta

Tiếp tục với lời thánh Phaolô, giáo hoàng Phanxicô tiếp tục kêu gọi tất cả chúng ta hãy theo gương giáo hội Corinthô, nơi các thành viên có rất nhiều của cải vật chất và đủ mọi thứ khác, họ từng nghèo khi không được rao giảng Tin mừng, nhưng đã được Giáo hội Jerusalem làm cho giàu có bằng cách giúp xây dựng đoàn Dân Chúa. Đây chính là nền tảng của ‘thần học nghèo khó.’ Chúa Giêsu Kitô, Đấng giàu có tột bật, sự giàu có của Thiên Chúa, đã làm mình trở nên nghèo, Ngài hạ mình vì chúng ta. Và đây, chính là ý nghĩa của mối Phúc thật thứ nhất: ‘Phúc thay ai nghèo khó trong lòng,’ cụ thể là, ‘nghèo khó là để bản thân được làm giàu nhờ nghèo khó của Chúa Kitô, khao khát độc nhất sự giàu có của Chúa Kitô.’

‘Khi chúng ta giúp đỡ người nghèo, chúng ta không làm công việc của một tổ chức cứu trợ ‘theo cách của Kitô giáo.’ Làm thế là một việc tốt, một việc tử tế, cứu trợ là tốt đẹp và nhân văn, nhưng đây không phải là sự nghèo khó Kitô mà thánh Phaolô giảng dạy và mong muốn cho mỗi người chúng ta. Nghèo khó Kitô là tôi cho đi bản thân mình, chứ không phải những thứ mình dư thừa, tôi trao cho người nghèo cái tôi đang cần cho mình, bởi tôi biết rằng người nghèo đó làm giàu cho tôi. Tại sao người nghèo lại làm giàu cho tôi? Bởi chính Chúa Giêsu nói rằng Ngài ở nơi người nghèo.’

Nghèo khó Kitô không phải là một hệ tư tưởng

Khi người ta không lấy của dư dật, mà lấy một sự của chinh mình, để trao cho người nghèo, cho một cộng đoàn nghèo, thì người đó sẽ được làm cho giàu có. Chúa Giêsu hành động trong những người làm việc này, và khi họ làm rồi, thì Chúa Giêsu hành động trong người nghèo, làm giàu có cho người đã trao cho mình chân giá trị.

‘Đây là thần học nghèo khó. Bởi nghèo khó là tâm điểm của Tin mừng, chứ không phải là một hệ tư tưởng. Chính bởi mầu nhiệm này, mầu nhiệm Chúa Kitô tự hạ mình, Đấng để mình bị bần cùng hóa để phong phú hóa chúng ta. Vậy nên, có thể hiểu được vì sao mối Phúc thật đầu tiên là ‘Phúc thay những ai nghèo khó trong lòng.’ Nghèo khó trong lòng nghĩa là đi trên đường của Chúa, sự nghèo khó của Thiên Chúa, Đấng tự hạ mình đến nỗi trở nên bánh ăn cho chúng ta trong lễ hiến tế. Ngài tiếp tục hạ mình vào lịch sử Giáo hội, vào tưởng niệm cuộc thương khó, và bằng việc tưởng niệm sự sỉ nhục của Ngài, tưởng niệm sự nghèo khó của Ngài, bằng chính bánh này, mà Ngài làm cho chúng ta nên giàu có.’

J.B. Thái Hòa, phanxico.vn