Các nghệ sĩ phác họa thánh Giuse lao động

Lòng sùng kính và nghệ thuật đã từng bước phác họa lại diện mạo của Thánh Giu-se. Khởi từ phong trào Cải cách công giáo ( thế kỷ XVI), người cha nuôi trần thế của Chúa Giê-su đã trở thành một tấm gương, một mẫu mực về đức hạnh nhờ lao lực thầm lặng và sự hy sinh quên mình của ngài.
 
Tác giả bức tranh đã làm nổi bật hình ảnh một người làm nghề thợ mộc : Thánh Giu-se mang trên mình chiếc tạp dề mộc mạc, trong tư thế làm việc, tay đang khoan trên xà nhà. Có lẽ đây là một hình ảnh ám chỉ các lỗ đinh đóng vào tay, chân của Chúa Giê-su trên Thánh Giá.
 
Sự ra đời của Chúa Giê-su thắp lên một ánh sáng tượng trưng trong tay Thánh Giu-se. Trong bức tranh này, đứa trẻ nhỏ cầm cây nến sáng trên tay  có thể là chính Chúa Giê-su, hoặc một thiên thần, người đã xuất hiện trong giấc mộng của Thánh Giu-se.
 
Cũng chính nhờ vào việc phổ biến những hình ảnh tương tự như trên mà Thánh Giu-se sẽ được công bố là bổn mạng của những người lao động.
 


 
Nhưng ở một bức tranh khác mà thoáng qua chúng ta cho rằng đó chỉ là hai cách trình bày khác nhau về một nội dung, Gerrit Van Honthorst lại cho chúng ta thấy một hình ảnh khác về Người Thợ Mộc và Con trẻ Giê-su.
 
 
Bức tranh trình bày cho chúng ta thấy, Thánh Giuse đang bận rộn làm việc trong xưởng mộc của mình tại Nazareth. 
 
Chúa Giêsu cầm cây nến dọi sáng cho cha của mình: dĩ nhiên, đây là một ẩn dụ về ánh sáng mà Đức Kitô mang đến cho chúng ta trong cuộc sống mỗi ngày.  Về mặt lịch sử, chắc hẳn rằng Chúa Giêsu, trong suốt thời thanh-thiếu niên của mình, đã từng làm việc với cha của mình trong xưởng mộc Nazareth này.
 
Đứng đàng sau Chúa Giêsu, ta còn thấy hai thiên thần, các ngài đang làm điệu bộ bàn luận về cảnh tượng đang diễn ra trước mắt các ngài.
 
Nt. M. Augustino Huy, fmsr
Nguồn : Collection Beaux-livres, Livre d’or de la Bible, Hazan, 2013.