Thánh GIORGIÔ Tử Đạo (303) – Ngày 23/4

StGeorge.jpgThánh Giorgiô chịu chết vì đạo ở Lydda, Palestine có lẽ trước thời vua Constantinô. Đó là tất cả những gì chúng ta biết chắc về vị thánh thời danh này. Nhưng lòng tôn kính dành cho Ngài lan rộng cách mau chóng. Người Đông phương gọi Ngài là vị tử đạo vĩ đại, người Hy lạp mừng kính Ngài, các hiệp sĩ suy tôn Ngài, nước Anh chọn Ngài làm thánh bổn mạng và lễ kính của Ngài được coi là lễ nghỉ bắt buộc, tại đây cho tới năm 1778.

Có nhiều sách viết về thánh Giorgio nhưng lại khác biệt và không liên hệ gì với nhau:

Một tài liệu kể rằng: Thánh nhân sinh ra tại Cappatocia trong một gia đình quyền quí. Cha Ngài là lương dân, mẹ Ngài là một Kitô hữu. Khi thân phụ qua đời, Ngài theo người mẹ về Palestine. Sau này, Ngài ôm mộng làm lính chiến. Diocletianô đã nhận thấy khả năng chiến đấu của Ngài nên dù còn rất trẻ,

Ngài đã được xếp vào hàng sĩ quan cao cấp. Nhưng khi vị vua này ra sắc chỉ cấm đạo, Giorgiô đã can đảm chỉ trích ông trước hội nghị về sắc chỉ bất công này. Lời biện hộ làm mủi lòng người nghe, nhưng nhà vua đã nổi giận và ra lệnh hành hạ thánh nhân, Ông còn cho cột thánh nhân lại và giam vào ngục tối. Ông còn cho cột thánh nhân vào bánh xe với dao bén và mũi nhọn mà xoay vòng. Những hình phạt còn nhiều thứ độc dữ như đánh đòn, dầu sôi…

Tuy nhiên, khi tưởng thánh nhân đã chết, thì một phép lạ đã chữa lành mọi vết thương. Thấy mọi cực hình đều vô hiệu, nhà vua dịu giọng mở lời khuyên nhủ. Thánh nhân xin vua cho đến đền thờ. Tưởng thành công, ông đã triệu tập dân chúng lại và dọn sẵn lễ vật cho Giorgiô dâng kính các ngẫu thần.

Tại đền thờ, thánh nhân dùng tượng thần Apolô mà hỏi: – Người có phải là Thiên Chúa để cho chúng tôi dâng lễ vật không ?

Tượng thần bỗng lên tiếng : – Không, tôi không phải là Thiên Chúa.

Thánh Giorgiô liền làm dấu thánh giá và tượng thần đổ vỡ tan tành.

Mọi người run sợ. Nhà vua truyền lệnh chém đầu thánh nhân ngày hôm đó.