Trung Quốc đang chuẩn bị một cuộc thanh trừng tôn giáo mới

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc phải canh chừng các tác động tôn giáo âm mưu từ bên ngoài.

Những lời này của ông Tập nối tiếp sau một tuần xiết chặt tôn giáo, với việc cấm mang khăn mạng che mặt và để râu ở vùng Tân Cương đa số Hồi giáo, và việc phá bỏ nhiều thánh giá trên nhà thờ ở miền Tây Trung Quốc.

Trong hội nghị về tôn giáo ở Bắc Kinh, ông Tập đã phát biểu, ‘Chúng ta phải cương quyết đề phòng những âm mưu hải ngoại thông qua công cụ tôn giáo, và ngăn chặn sự vi phạm hệ tư tưởng của những kẻ cực đoan.’

Các nhà quan sát cho rằng khi những bình luận này đến từ một viên chức chính phủ cấp cao thường là dấu hiệu cho một cuộc giám sát và quấy nhiễu mới.

Ông Tập nói rằng các nhóm tôn giáo phải đệ trình lên Đảng Cộng sản lãnh đạo vô thần, ông còn nhấn mạnh: ‘Các tôn giáo tuyệt đối không được can thiệp vào việc điều hành chính quyền, tư pháp và giáo dục.’

Trong hai năm qua, nhà cầm quyền ở Chiết Giang đã phá hàng loạt thánh giá và các biểu tượng Kitô giáo khác, với lập luận là những cấu trúc này vi phạm luật xây dựng. Các nhà quan sát nhận định đây là dấu chỉ cho thấy sự phát triển nhanh chóng của các nhóm Kitô giáo, cũng như mối liên hệ ngày càng chặt chẽ giữa các Giáo hội ở Trung Quốc và hải ngoại, đã khiến Đảng Cộng sản lo lắng.

Các lãnh đạo Trung Quốc cũng quan ngại về vấn đề bạo lực ở Tân Kiến, nói rằng nhiều người Duy Ngô Nhĩ đang vượt biên để gia nhập ISIS ở Irắc và Syria với mục đích sẽ trở lại để tấn công Trung Quốc.

Các nhà hoạt động đại diện cho nhóm người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo lên tiếng rằng phần nhiều bạo lực là do sự bất bình đẳng kinh tế và việc cấm đoán người Duy Ngô Nhĩ thực hành tôn giáo và văn hóa của mình.

Theo luật, Trung Quốc công nhận 5 tôn giáo là Phật giáo, Lão giáo, Hồi giáo, Tin Lành và Công giáo. Những giáo hữu các đạo này được nhà nước nhẹ tay, nhưng phải thờ phượng trong những tổ chức được nhà nước cho phép, và chịu sự kiểm soát của nhà nước.

Với người Công giáo, tổ chức được nhà nước hậu thuẫn là ‘Liên hiệp Công giáo Ái quốc,’ còn với người Tin Lành thì là ‘Phong trào Yêu nước Tam Tự.’

Tuy nhiên, nhiều Kitô hữu không chấp nhận theo những cơ cấu thuộc quyền nhà nước này, và họ bị xem là những giáo hội ‘hầm trú.’ Thật ra, ranh giới giữa các giáo hội được nhà nước công nhận và các giáo hội không chính thức có khi rất nhạt nhòa, khoảng 90% người Công giáo trong các giáo hội được nhà nước hậu thuẫn vẫn trung thành với Roma.

Trong những năm gần đây, Vatican đã có một đường hướng mềm mỏng với chính quyền Trung Quốc, và hàn gắn khoảng cách giữa các giáo hội nhà nước và giáo hội hầm trú.

 

J.B. Thái Hòa chuyển dịch

Nguồn tin: Phanxico