Người Công giáo nhớ lại cảnh kinh hoàng của Cách mạng Văn hóa

Báo đảng Cộng sản lên tiếng nhân kỷ niệm 50 năm sự kiện này

cutural-revolution.jpg

Giới trẻ Trung Quốc đứng gần tranh cổ động cách mạng ở trung tâm Bắc Kinh, trong cuộc “Đại Vô sản Cách mạng
Văn hóa” tháng 2-1967. Trong cuộc cách mạng kéo dài 10 năm trời này, tất cả người Công giáo Trung Quốc bị buộc
phải ẩn núp. Ảnh: AFP

Người Công giáo nhớ lại cảnh kinh hoàng của cuộc Cách mạng Văn hóa với sự khiếp đảm và nhẹ nhõm khi tờ Nhân dân Nhật báo của đảng Cộng sản tiết lộ Bắc Kinh kỷ niệm 50 năm của ngày bắt đầu một thập niên hỗn loạn chính trị.

Mặc dù đảng không đề cập vấn đề mới, nhưng nó kêu gọi dân Trung Quốc hãy “hướng những ký ức của chúng ta vào những bài học lịch sử của Cách mạng Văn hóa,” một bài bình luận được xuất bản trên mạng cuối ngày 16-5, trong khi những báo khác ở Trung Quốc hầu như không nhắc tới sự kiện này.

Trong các cuộc phỏng vấn với ucanews, người Công giáo Trung Quốc chia sẻ những ký ức bị đàn áp trong thập niên náo loạn đẫm máu này, những dấu ấn trong hơn nửa thế kỷ qua vẫn còn nguyên vẹn.

“Chúng tôi biết một linh mục ở làng bên bị đánh cho tới chết. Tôi hỏi một người đã kết hôn trong làng chúng tôi nhưng chị ta từ chối trả lời về vụ đó, Joseph Shi, một giáo dân ở tỉnh Hà Bắc, nơi có một triệu người Công giáo, đông nhất nước kể lại. Ai dám kể lại điều đó?”

Vị linh mục ở làng của Joseph bị buộc phải quét đường vào ban ngày và bị đấu tố ác nghiệt vào ban đêm. Các giáo dân phải che giấu đức tin của mình vì sợ bị đàn áp.

Phần lớn đau khổ và chết chóc mà Giáo hội Công giáo gánh chịu đã bị đảng che giấu. Nó bắt đầu chất chứa những mầm mống chống đối từ Cách mạng Văn hóa. Cuộc cách mạng này kết thúc năm 1976, năm mà Mao Chủ tịch chết.

Những cuốn sách mới đây bắt đầu khai mở toàn bộ sự đau khổ mà giáo hội đã gánh chịu, kể cả Sách Đỏ các Vị tử vì đạo Trung Quốc của tác giả người Ý Gerolamo Fazzini, dẫn nguồn từ các cuốn nhật ký Công giáo chưa được xuất bản trước đây về giai đoạn này.

“Trong những thời kỳ đêm tối của tâm hồn tôi, do căng thẳng thể lý và tinh thần trước sự đàn áp của người cộng sản gây ra. Tôi chịu đau khổ nhiều đến mức tôi nghĩ không thể tồi tệ hơn nữa được”, cha John Huang Yongmu, vị linh mục trải qua thời kỳ Cách mạng Văn hóa trong một nhà máy ở miền bắc Trung Quốc nơi có 1.000 người bị giam giữ đã tự tử.

Nhiều nhà thờ bị kéo sập trong khi những nhà thờ khác bị dùng làm kho chứa vũ khí cho các cuộc chiến tàn khốc trên cả nước. Các linh mục bị giam giữ, tra tấn và giết chết trong sự điên cuồng của bạo lực đã nhấn chìm toàn bộ dân chúng. Ước tính có hai triệu người chết, hầu hết bị sát hại, giết chết trong khi đấu tranh hoặc bị bỏ đói.

Những khó khăn mà Giáo hội Trung Quốc chịu đựng vang vọng đến nay. Các giáo sĩ bị buộc chối bỏ Tòa Thánh, là lực lượng bên ngoài, lực lượng tồi tệ chống lại chủ nghĩa cộng sản.

Ngày nay, người Trung Quốc ngày càng trở nên mệt mỏi với những dấu hiệu cho thấy chủ nghĩa Mao dần quay trở lại dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, không chỉ sau khi Đại Sảnh đường Nhân dân Bắc Kinh mở nhạc hội “nhạc đỏ” với những bài hát từ thời Cách mạnh Văn hóa hồi đầu tháng này.

Mặc dù có những dấu hiệu cho thấy có sự ủng hộ cá nhân xung quanh ông chủ tịch. Nhưng trải nghiệm bị cưỡng bức đi lao động ở nông thôn của cá nhân ông Tập sẽ như là cảnh báo lịch sử không thể lập lại, một linh mục ở Sơn Tây nơi ông tập được gửi tới trong thời Cách mạng Văn hóa nói.

“Đã nửa thế kỷ đã trôi qua và vẫn còn có những ý kiến, những hình thức kỷ niệm và thậm chí một số người có những lý do không nói ra đang muốn quay lại thời Cách mạng Văn hóa,” vị linh mục nói. “Nhưng tôi tin ông Tập sẽ không cho phép điều này quay trở lại”.

(UCAN 20.05.2016)