Trung Quốc gia tăng kiểm soát tôn giáo

Trưởng ban tuyên giáo của đảng Cộng sản đẩy mạnh chiến dịch ‘Trung Quốc hóa’
 
Chính quyền Trung Quốc đã khởi động bộ máy tuyên truyền liên quan đến vấn đề “Trung Quốc hóa” tôn giáo. Những nỗ lực gia tăng ảnh hưởng sự thống trị của đảng Cộng sản trong xã hội người Hán được rõ ràng trong chiến dịch mục tiêu là Giáo hội Công giáo, ngay cả khi những cuộc nói chuyện với Vatican vẫn tiếp tục về thỏa thuận lịch sử qua việc bổ nhiệm các giám mục.
 
Tờ báo đảng, People`Daily (Nhân dân Nhật báo) xuất bản ba bài báo hôm 10-7 nhắc lại sự quan trọng của sự Trung Quốc hóa và yêu cầu các nhóm tôn giáo “chống lại sự kiểm soát của tôn giáo bên ngoài”.
 
Đảng Cộng sản xem Giáo hội Công giáo La Mã là “nước ngoài” trong khi Công giáo ở Trung Quốc thì không.
 
Chủ đề Trung Quốc hóa, mục tiêu chính nhắm vào Kitô giáo và Hồi giáo, được lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đẩy mạnh từ tháng 5-2015. Ông đã phát biểu tại Hội nghị Mặt trận Thống nhất Trung ương và thời hạn được sắp xếp trong chương trình tuyên truyền của đảng tại Hội nghị Tôn giáo lần đầu tiên trong 15 năm qua, vào tháng Tư năm nay.
 
Các bài báo trên Nhân dân Nhật báo ra trước khi Reuters xuất bản bản điều tra hôm 14-7 liên quan đến sự đồng thuận giữa Trung Quốc và Tòa Thánh được các nhà phân tích nói đó là mục tiêu Vatican muốn đạt được trong năm nay. ucanews.com đã theo dõi những cuộc họp giữa các quan chức cao cấp của Vatican và Trung Quốc. Những cuộc họp thế này diễn ra thường xuyên trong năm nay.
 
Một vài nguồn tin nói rằng sự đồng thuận sẽ được dấu kín – không có tuyên bố chính thức và chỉ là sự trao đổi riêng tư giữa Tòa Thánh và chính quyền Trung Quốc – cho đến khi thương lượng cuối cùng đạt được. Tuy nhiên, không biết sẽ còn những chuyện gì chưa được biết nữa.
 
Thỏa thuận, Vatican tìm kiến từ lâu – nhưng đó là những nỗ lực không mệt mỏi trong hai năm thời Đức Giáo hoàng Phanxicô – có thể Bắc Kinh sẽ chấp nhận khoảng 20 ứng viên giám mục mà Vatican bổ nhiệm trong những năm gần đây, gồm vài trường hợp dưới triều Đức Phanxicô. Trong sự trao đổi, Tòa Thánh sẽ ân xá tám giám mục được thụ phong không có sự chuẩn thuận của Đức Thánh cha ở Bắc Kinh.
 
Các nguồn tin bí mật từ Giáo hội nói với ucanews.com rằng thỏa thuận tương tự trong năm 2009 được phát triển nhưng chưa bao giờ có kết quả cuối cùng.
 
Nhà quan sát Trung Quốc nói rằng tám giám mục không được chuẩn thuận, những người được phong chức theo nguyên tắc “giáo hội độc lập”. Đó là một ví dụ về Trung Quốc hóa của Giáo hội Trung Quốc.
 
Những bài báo trên Nhân dân Nhật báo của các tác giả Mou Zhongjian, Ye Xiaowen, Zhuo Xinping, họ là những chuyên gia về các vấn đề tôn giáo.
 
Ye tranh luận rằng cách tiếp cận của Trung Quốc nên vừa mở hoàn toàn vừa đóng hoàn toàn. Trước khi vị trí được xác định xong, nhiều vấn đề cơ bản hơn cần được đề cập đến – ví dụ vai trò của tôn giáo trong xã hội.
 
“Chúng ta phải nhớ rằng khi chúng ta đối diện với đức tin tôn giáo, chúng ta không thể dùng biện pháp hành chánh”, ông nói. “Để củng cố chế độ chủ nghĩa xã hội và duy trì sự hòa hợp xã hội, chúng ta phải kiểm soát tốt tôn giáo… Chắc chắn những lực lượng chống Trung Quốc sẽ vẫn sử dụng tôn giáo để lật đổ, phương Tây hóa và phân hóa Trung Quốc”.
 
Mou nhấn mạnh rằng Trung Quốc hóa nghĩa là đồng hóa một vài truyền thống Trung Quốc. Một trong những truyền thống được đề nghị là “tôn giáo phải tuân theo sự lãnh đạo của chế độ và không can thiệp vào chính trị”. Các nhà quan sát chỉ ra rằng bởi sự tương phản trong chính sách Trung Quốc hóa phải tìm được giới hạn, nếu không xóa bỏ tất cả, nước ngoài vẫn ảnh hưởng.
 
Mou giải thích rằng Trung Quốc hóa là bản chất bởi vì dựa trên kinh nghiệm lịch sử, điều đó bao hàm sự gợi ý đến lịch sử xâm chiếm thuộc địa của Kitô giáo. Ông cũng bàn về “tinh thần bác ái, sự tha thứ và khoảnh cách tiếp cận” như là vấn đề cơ bản cho Trung Quốc hóa, điều đó sẽ dẫn đến đa nguyên và khoan dung.
 
Zhuo kêu gọi hạ nhiệt vấn đền tôn giáo ở Trung Quốc. Bằng cách khuyến khích nhà cầm quyền chấp nhận cách tiếp cận rằng “giảm bớt sự nhạy cảm về đối tượng tôn giáo”, Zhou khuyến cáo rằng nhà cầm quyền từ bỏ thành kiến của họ lên tôn giáo.
 
Bằng cách cho phép các tôn giáo tồn tại bình thường trong xã hội, Zhou cũng nhấn mạnh rằng các tôn giáo Trung Quốc nên “chống lại sự kiểm soát từ các tôn giáo nước ngoài”.
 
Các chuyên gia thất bại khi phát biểu về các nhóm tôn giáo
 
Các nhà quan sát lưu ý rằng các bài báo là lần đầu tiên giới chức tuyên huấn đã đề cập “tôn giáo nước ngoài cùng nguồn gốc”, rõ ràng đề cập đến Vatican. Nhưng đó là điều chắc chắn không phải là lần đầu chính quyền Trung Quốc nói với Vatican đừng đụng đến người Công giáo ở Trung Quốc.
Thánh Mười năm ngoái, chỉ một ngày trước khi vòng đàm phán thứ hai giữa Trung Quốc và Vatican, tờ báo nhà nước về các vấn đề tôn giáo cũng ám chỉ rằng ông Tập muốn giảm thiểu ảnh hưởng của nước ngoài lên các tổ chức của Trung Quốc. Bài báo nói rằng “ở đây không có cá nhân hay tổ chức mà phía bên ngoài Trung Quốc cần quan tâm” đề cập đến việc quản lý tôn giáo trong nước.
 
Anthony Lam Sui-ki, nhà nghiên cứu cao cấp ở Trung tâm Nghiên cứu Thánh linh thuộc Giáo phận Hồng Kông nghĩ, ý kiến của ông Zhuo nêu lên việc chống lại sự kiểm soát của nước ngoài và nhấn mạnh sự độc lập của giáo hội là trực tiếp chỉ đến Giáo hội Công giáo, Điều đó cho thấy Zhou có tư tưởng “cực đoan cánh tả”.
 
Trong khi cả ba bài báo tập trung vào cách làm thế nào giám sát các nhóm tôn giáo, Lam nói với ucanews.com rằng Zhou, là giám đốc Viện Tôn giáo Thế giới tại Viện Khoa học Xã hội trung Quốc, “thất bại trong việc lưu ý đến các lợi ích của các nhóm tôn giáo”. Ông cũng cảnh báo rằng Zhou đưa Trung Quốc hóa với quan điểm chủ nghĩa Marx.
 
“Họ là những chuyên gia có ảnh hưởng nhưng khuynh hướng lại rất tiêu cực”, Lam nói.
 
Ying Fuk-tsang, hiệu trưởng trường thần học tại Đại học Trung Quốc của Hồng Kông, nói diễn văn của ông Tập đóng sầm cánh cửa hội nghị vào thánh Tư khi chưa nhóm họp. Ba bài báo của ba tác giả có thể khơi chút ánh sáng lên phát biểu của ông Tập, cho thấy sự thâm trầm, phải đọc nó, ông nói.
 
Mou và Zhou được mời làm diễn giả cho chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và các thành viên bộ chính trị trong một đề tài nghiên cứu năm 2007 trong khi đó, Ye là cựu giám đốc cơ quan Quản lý Hành chánh Nhà nước về các Vấn đề Tôn giáo 1995-2009.
 
Giáo sư Ying nghĩ các bài báo không cho thấy những gì mới bên trong môi trường tôn giáo và “sẽ lạ lẫm nếu họ không nói gì về những điều cũ kỹ”.
 
UCAN