Dù mới chỉ là nghiên cứu khái quát hay mới là phần dẫn nhập vào các thư của Phaolô, nhưng ta đã thấy toát lên chân dung của vị “Tông đồ dân ngoại” với biết bao phẩm chất và gương sáng đáng để ta học hỏi và bắt chước.
Khi chưa thuộc về Đức Kitô, Phaolô đã là một thanh niên đầy khí phách, được giáo dục bởi những bậc thầy hàng đầu của Do Thái (Thầy Ga-ma-li-ên). Ngài am hiểu và tuân giữ luật Môsê cách cẩn thận và nghiêm túc. Vì quá say mê với đạo Do Thái và truyền thống của tiền nhân, Phaolô đã xin chiếu chỉ để đi bắt tất cả những Kitô hữu (Người theo Giêsu) để về xét xử. Chỉ ở điểm này thôi ta đã thấy lòng mộ mến, khao khát gìn giữ và phát triển đạo Do Thái đến mức nào nơi Phaolô. Ngài sẵn sàng hành động và cương quyết bảo vệ đức tin của dân tộc trước mối đe dọa của các “Lạc thuyết”. Đây quả là mẫu ngương người mục tử, tông đồ của Chúa, dám sống chết vì “Đạo”.
Với biến cố bị đánh ngã trên đường Đa-mát, và được Đức Giêsu biến đổi, Phaolô vẫn con người đó, tinh thần và khí phách đó, nhưng tư tưởng đã đổi thay hoàn toàn, từ một người đi bắt bớ Hội thánh Chúa, nay lại bị Chúa “Bắt”, để làm công việc mà chính ngài đang kịch liệt chống đối. Từ một người bách hại đạo, nay trở thành người rao giảng Tin Mừng. Vì nhiết tâm rao giảng Tin Mừng mà ngài đã gặp biết bao khó khăn: bị hiểu lầm, tù tội, đánh đòn… nhưng vẫn khồng chùn bước, bỏ cuộc.
Trên đường truyền giáo đầy gian nan khốn khó, ngài vẫn luôn kiên cường, hiên ngang đương đầu với mọi thế lực để củng cố và truyền rao Tin Mừng của Chúa. Ngài một lòng tận tụy, lo lắng, hy sinh cho đoàn chiên của Chúa, những lúc tù tội, tưởng chừng có thể cắt đứt mối liên lạc của ngài với Giáo hội, nhằm tiêu diệt Giáo hội, nhưng ngài vần bí mật, âm thầm viết thư để bày tỏ sự hiệp thông, liên đới và củng cố đức tin, cũng như khuyên nhủ và nhắc nhở các cộng đoàn mà ngài đã phục vụ: phải trung kiên sống, làm chứng cho Tin Mừng và kiên trì cầu nguyện. Chính ngài cũng là một mẫu gương về đời sống cầu nguyện cho ta. Ngài luôn tin tưởng và tín thác nơi Chúa. Cụ thể qua các là thư, ta có thể thấy rất rõ một Phaolô sống tín thác, tin tưởng… “Tất cả những gì tôi có, đều là của Chúa ban”. Ngài cũng có một sự khiêm nhường, tín thác để cho ơn Chúa lớn lên và lan tỏa tới mọi người.
Phaolo đã để lại (13 + 1) lá thư, hơn một nửa số tác phẩm của Tân Ước. Với những đóng góp này, ta thầy Phaolô đã có công lớn thế nào trong việc xây dựng và truyền rao Tin Mừng của Chúa. Cho đền ngày nay, các lá thư của Phaolô không những cho ta thầy và hiểu về thời sơ khai của Giáo hội, mà còn truyền tải những chân lý đức tin và tư tưởng thần học sâu sắc, nền tảng để xây dựng Giáo hội.
Các thư dù được viết cho các cộng đoàn hay cá nhân khác nhau, xong nó vẫn được xoay quanh mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Đức Giêsu. Chính Đức Giêsu đã chết và sống lại để ta được cứu độ. Đồng thời ngài cũng cho thấy vai trò của Giáo hội Chúa Kitô như là thân thể nhiệm mầu, và từ nơi Giáo hội, ơn cứu độ được thông ban cho con người.