Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Sản sinh những hoa trái của mối liên hệ trong Đức Kitô và Giáo Hội

Description: http://media02.radiovaticana.va/photo/2015/05/03/ANSA797822_Articolo.jpg
Đức Giáo Hoàng chào đám đông trong buổi nguyện kinh – Nguồn ANSA.

(Vatican Radio) Trong ngày Chúa Nhật vừa qua (3.5), Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã giảng về dụ ngôn Cây nho và cành nho của Chúa Giêsu – Chúa Giêsu là cây nho thật, và chúng ta là những cành nho phụ thuộc vào Ngài. Xuyên suốt dụ ngôn, “Chúa Giêsu muốn chúng ta hiểu tầm quan trọng của việc tiếp tục liên kết chặt chẽ với Người”. Cách thức mới này là gì, Đức Thánh Cha hỏi? Mặc dù Chúa Giêsu không còn hiện diện với chúng ta như Người đã hiện diện với các môn đệ của Người nữa, chúng ta vẫn có thể tiếp tục liên kết với Đức Kitô trong “ sự hiệp thông” quan Hội Thánh.
“Chúa Giêsu là cây nho”, Đức Thánh Cha nói tiếp, “và qua Người, tình yêu thực thụ của Thiên Chúa được chuyển thông cho chúng ta là ‘những cành nho’”:
“Những cành nho không thể tự mình sống độc lập, nhưng phụ thuộc hoàn toàn và cây nho, nơi mà chúng tìm ra nguồn sống của chúng. Điều đó cũng tương tự với chúng ta là những Kitô hữu. Được gắn liền với Đức Kitô nhờ bí tích rửa tội, chúng ta được tự do nhận lãnh từ Người món quà của đời sống mới; và chúng ta có thể kết hợp trong sự hiệp thông với Đức Kitô.”
Đó là những sự kết hợp thân tình với Đức Kitô được đổ đầy với những hoa quả của Chúa Thánh Thần. “Những hoa trái của sự kết hiệp thẳm sâu này là rất tuyệt vời,” Đức Thánh Cha nói. Toàn thể con người chúng ta là “chuyển thông lời tạ ơn với những hồng ân của Thánh Thần: tâm hồn chúng ta, sự hiểu biết của chúng ta, ý định của chúng ta, cảm tình của chúng ta, thậm chí là ngay cả cơ thể của chúng ta nữa.” Nhờ liên kết với Đức Kitô, sự sống của Người trở thành sự sống của chính chúng ta, và chúng ta có khả năng “để suy nghĩ như Người nghĩ, để hành động giống như Người, để chiêm ngắm thế giớ và mọi sự trong đó dưới ánh mắt của Chúa Giêsu.” Và nhờ đó chúng ta có khả năng để yêu thương anh chị em của chúng ta, “đặc biệt là những người nghèo khó nhất và những ai đau khổ nhất,” với trái tim của Chúa Giêsu, và nhờ đó mà sản sinh nhưng hoa quả của sự tốt đẹp, lòng nhân từ, và hòa bình trên thế giới này.”
Đức Thánh Cha nói, “Mỗi người chúng ta là một nhánh của cây nho duy nhất là Chúa Giêsu, tất cả chúng ta cùng được kêu gọi để sản sinh những hoa trái của mối liên đới hiệp nhất trong Đức Kitô và trong Giáo Hội.” Đức Thánh Cha đã kết thúc bài huấn từ của mình với lời cầu nguyện rằng chúng ta có thể trao phó bản thân chúng ta cho sự chuyển cầu của Mẹ Maria đầy ơn phúc “nhờ đó chúng ta có thể trở nên những cành nho sống động trong Hội Thánh và làm chứng cho niềm tin của chúng ta trong một cách thể thức thống nhất, biết rằng tất cả chúng ta, tùy theo  nghề nghiệp của mỗi người, cùng góp phần vào một sự gìn giữ sứ mạng của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.”
Tiếp sau việc nguyện kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc lại việc phong Chân phước trong ngày thứ Bảy trước đó cho Chân phước Luigi Bordino, một giáo dân thánh hiến trong Dòng các tu huynh thánh Giuse Cottolengo. “Người đã hiến cuộc sống cho các bệnh nhân và người đau khổ”, Đức Giáo Hoàng nói, “và không ngừng cống hiến bản thân cho người nghèo, chữa trị và rửa các thương tích của họ. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì người môn đệ khiêm tốn và quảng đại này.”
Đức Thánh Cha cũng đặc biệt chào thăm Hội Hiền Mẫu (Méter Association), trong Ngày Các trẻ em Nạn nhân của Bạo lực (3-5), cám ơn họ vì sự dấn thân của họ “trong việc phòng ngừa các tội ác này. Tất cả chúng ta đều phải dấn thân để mỗi người, đặc biệt là các trẻ em luôn được bênh đỡ và bảo vệ”.
Sau đây, kính mời các bạn đọc nguyên văn bài huấn từ của Đức Thánh Cha trong buổi nguyện Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng trong ngày Chúa Nhật tại Quảng trường Thánh Phêrô:
Một ngày tốt lành cho anh chị em rất thân mến,
Tin Mừng của ngày hôm nay trình bày cho chúng ta Chúa Giêsu trong bữa Tiệc Ly, lúc này Người biết cái chết của Người đang đến rất gần. “Giờ” của Người đã đến. Đó là khoảng thời gian cuối cùng Người ở với các môn đệ, và bấy giờ Người muốn khắc sâu mạnh mẽ trong kí ức của các ông một chân lý căn bản: Mặc dù Người không còn hiện diện cách thể lý giữa các môn đệ, thì các ngài vẫn có thể ở lại trong sự kết hợp với Người trong một cách thế mới mẻ, và nhờ đó mà sản sinh thật nhiều hoa trái. Và chính chúng ta cũng có thể liên kết với Đức Giêsu trong một cách thế mới mẻ. Và cách thế mới mẻ đó là gì? Nếu như, ngược lại, một người có thể đánh mất mối liên kết này với Đức Giêsu, mất sự thông hiệp này với Người, người đó có thể trở nên cằn cỗi, không thể sinh hoa kết quả, nói chính xác hơn là nó gây hại cho sự hiệp thông. Cách thế mới mẻ này là gì? Và để cụ thể hóa điều này, Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh của cây nho và những cành nho, và Người nói: “cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy. Thầy là cây nho, anh em là cành”. Và với hình ảnh tượng trưng này Chúa Giêsu dạy chúng ta hãy ở lại trong Người, để được liên kết với Người, mặc dù Người không hiện diện theo cách thể lý nữa.
Chúa Giêsu là cây nho, và thông qua Người – như nhựa sống trong cây – tình yêu thực thụ của Thiên Chúa, là Thánh Thần được chuyển thông cho những cành nho. Hãy xét xem: Chúng ta là những cành nho, và qua dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn chúng ta hiểu tầm quan trọng của việc ở lại trong sự liên kết chặt chẽ với Người. Những cành nho không thể tự mình sống độc lập, nhưng phụ thuộc hoàn toàn và cây nho, nơi mà chúng tìm ra nguồn sống của chúng. Điều đó cũng tương tự với chúng ta là những Kitô hữu. Được gắn liền với Đức Kitô nhờ bí tích rửa tội, chúng ta được tự do nhận lãnh từ Người món quà của đời sống mới; và chúng ta có thể kết hợp trong sự hiệp thông với Đức Kitô. Chúng ta có thể giữ vững sự trung thành với Phép rửa mà chúng ta đã lãnh nhận, và lớn lên trong mối tình bạn với Thiên Chúa qua việc cầu nguyện, cầu nguyện hàng ngày, lắng nghe và ngoan ngoãn vâng theo lời của Người, đọc Tin Mừng, tham dự các bí tích, đặc biệt là Bí tích Thánh Thể và Bí tích Hòa Giải.
Ai ở lại trong mối liên hệ thân mật với Chúa Giêsu, người đó được hưởng những quà tặng của Chúa Thánh Thần, đó là – như Thánh Phaolô đã cho chúng ta biết – bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ (Gl 5, 22). Và đó là những quà tặng được ban tặng cho chúng ta nếu chúng ta ở lại trong sự liên kết với Chúa Giêsu. Và do đó, một người mà mối quan hệ của người đó là tốt đẹp với người thân cận và với các đoàn thể, người đó là một Kitô hữu. Thực tế, bằng thái độ này các con có thể nhận ra một người có phải là một Kitô hữu đích thực hay không, giống như một cây được nhận ra bởi những hoa quả của chúng. Những hoa trái của mối quan hệ thâm sâu này với Chúa Giêsu thật là tuyệt vời: toàn bộ con người chúng ta chuyển thông lời tạ ơn với những hồng ân của Thánh Thần: tâm hồn chúng ta, sự hiểu biết của chúng ta, ý định của chúng ta, cảm tình của chúng ta, thậm chí là ngay cả cơ thể của chúng ta nữa, bởi vì chúng ta là sự kết hợp giữa hồn và xác. Chúng ta lãnh nhận một cách thế hiện hữu mới, sự sống của Đức Kitô trở thành sự sống của chính chúng ta, và chúng ta có khả năng “để suy nghĩ như Người nghĩ, để hành động giống như Người, để chiêm ngắm thế giớ và mọi sự trong đó dưới ánh mắt của Chúa Giêsu. Và nhờ đó chúng ta có khả năng để yêu thương anh chị em của chúng ta, bắt đầu với những người nghèo khó nhất và những ai đau khổ nhất, như Chúa Giêsu đã làm, và để yêu họ với trái tim của Người, và nhờ đó mà sản sinh nhưng hoa quả của sự tốt đẹp, lòng nhân từ, và hòa bình trên thế giới này.
Mỗi chúng ta là những cành nho của một cây nho; và tất cả chúng ta cùng được mời gọi để sản sinh những hoa trái của mối liên đới hiệp nhất trong Đức Kitô và trong Giáo Hội. Chúng ta hãy trao phó bản thân chúng ta cho sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, nhờ đó chúng ta có thể trở nên những cành nho sống động trong Hội Thánh và làm chứng cho niềm tin của chúng ta trong một cách thể thức thống nhất, một thể thức đích thực của sự sống và của sự quan tâm, của sự sống và của niềm tin, biết rằng tất cả chúng ta, tùy theo  nghề nghiệp của mỗi người, cùng góp phần vào một sự gìn giữ sứ mạng của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.
 
Giuse Nguyễn Ngọc Bích
 
Dịch từ
http://en.radiovaticana.va/news/2015/05/03/pope_bear_the_fruits_of_membership_in_christ_and_the_church/1141385 truy cập ngày 4.5.2015