Tóm lược tin Giáo Hội tuần qua (02.05.15 – 08.05.15)

huy hieuNĂM THÁNH THƯƠNG XÓT NHẮM HOÁN CẢI CHỨ KHÔNG TÌM KỶ LỤC

BONN. Khi ấn định Năm Thánh ngoại thường về lòng thương xót, ĐTC Phanxicô nhắm đến sự hoán cải, chứ ngài không để ý đến con số cao các tín hữu hanh hương. Trên đây là lời tuyên bố của Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, là cơ quan được ĐTC ủy nhiệm việc tổ chức và điều hành các sinh hoạt trong Năm Thánh sắp tới từ ngày 8.12 năm nay. Trong cuộc phỏng vấn dành cho mạng thông tin trực tiếp của Công Giáo Đức truyền đi ngày 29.04 vừa qua, Đức TGM Fisichella nói: “Năm Thánh trước tiên phải là một biến cố tinh thần, một con đường hoán cải, mà toàn thể Giáo Hội được mời gọi tiến bước. Vấn đề ở đây không phải là lượng, nhưng là phẩm”. Chỉ có một đại biến cố duy nhất được dự kiên, đó là cuộc gặp gỡ với các cộng tác viên của các dịch vụ thiện nguyện. Các tín hữu hành hương đến Roma phải sống Năm Thánh trước tiên với những bài giáo lý về lòng thương.

congoĐTC TIẾP CÁC GIÁM MỤC CONGO

VATICAN. ĐTC kêu gọi các GM Congo đẩy mạnh tiến trình tự lập tài chánh và quan tâm đến các linh mục du học. Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài huấn dụ trao cho chín GM Cộng hòa Congo, trong buổi tiếp kiến sáng hôm qua 04.05, nhân dịp các vị về Roma hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh. ĐTC nhắc đến sự kiện một vài giáo phận Congo gặp khó khăn lớn vì thiếu tài nguyên vật chất và tài chánh, khiến cho các mục tử lo âu, vì thế, ngài viết: “Tôi khuyến khích anh em hãy quyết liệt đưa các giáo phận thuộc quyền vào con đường tự lập, dần dần tự túc và thực thi liên đới giữa các giáo phận với nhau tại đất nước anh em, theo truyền thống tốt đẹp từ thời Giáo Hội sơ khai. Trong bài huấn dụ, ĐTC nhắc nhở các GM quan tâm đến việc thường huấn của các LM là những cộng tác viên đầu tiên của mình. ĐTC cũng nói đến sự cần thiết của các LM như những mục tử nhiệt thành mà dân Chúa có thể trông cậy.

hy nam thanhHỌP BÁO VỀ NĂM THÁNH THƯƠNG XÓT

VATICAN. Sáng hôm 05.05, Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, đã mở cuộc họp báo để giới thiệu chương trình Năm Thánh ngoại thường về Lòng Thương Xót. Đức TGM Fisichella nhắc nhở rằng Năm Thánh ngoại thường này không phải là Đại Năm Thánh 2000 vì thế việc so sánh giữa hai biến cố là điều không có ý nghĩa. Nòng cốt của Năm Thánh sắp tới là để giúp Giáo Hội trở nên dâu chí lòng thương xót của Chúa, sau khi đã cảm nghiệm lòng thương xót vô biên của Chúa Cha. Vì vậy, khẩu hiệu của Năm Thánh này là “Thương xót như Chúa Cha”. Một đặc tính của Năm Thánh ngoại thường sắp tới về lòng thương xót là lần đầu tiên, cửa Năm Thánh hay cửa Thương Xót cũng được mở tại các Giáo Hội địa phương, cụ thể là tại Nhà Thờ chính tòa hoặc tại Đền thánh do vị Bản quyên xác đinh.Trong cuộc họp báo, Đức TGM Fisichella đã giới thiệu huy hiệu của Năm Thánh và chương trình cử hành Năm Thánh tại Roma.

CU BA LAYĐTC SẼ GẶP CHỦ TỊCH RAUL CASTRO

VATICAN. Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, xác nhận rằng ĐTC sẽ gặp riêng Chủ tịch Nhà nước Cuba Raul Castro vào chúa nhật 10.05 tới đây tại Vatican.

Cuộc gặp gỡ được dư luận đặc biệt chú ý giữa lúc Cuba và Hoa Kỳ đang xích lại gần nhau, với sự trung gian của ĐTC, và cuộc viếng thăm của ngài tại Cuba vào trung tuần tháng 9 năm trên đường đến thăm Hoa Kỳ và LHQ. Cha Lombardi nói rằng cuộc gặp gỡ sắp tới giữa ĐTC và chủ tịch Raul Castro hoàn toàn có tính chất riêng và diễn ra trong văn phòng của ĐTC cạnh đại thính đường Phaolô 6 ở nội thành Vatican. Đây là lần thứ 2 một vị Chủ tịch Nhà nước Cuba viếng thăm Tòa Thánh, lần đầu hồi năm 1996 do chủ tịch Fidel Castro dưới thời ĐGH Gioan Phaolô 2, và được coi là một bước tiến mói trong quan hệ song phương, từ tình trạng căng thẳng trong những năm sau thời cách mạng năm 1959.

kịh thanhKINH THÁNH TRỌN BỘ ĐƯỢC DỊCH RA 542 THỨ TIẾNG

STUTTGART. Kinh Thánh toàn bộ, cho đến nay, đã được dịch ra 542 thứ tiếng trên thế giới, tức là tăng thêm 18 thứ tiếng so với năm 2014 trước đó. Hôm 05.05 vừa qua, Hội Kinh Thánh ở Đức cho biết như trên, tham chiếu Hội Kinh Thánh Thế giới. Hiện nay, Kinh Thánh Tân Ước được dịch ra 1.324 thứ tiếng. Ngoài ra Kinh Thánh được dịch ra một phần trong 1020 ngôn ngữ khác. Theo các nhà ngữ học, trên thế giới có tói 6.900 sinh ngữ. Lần đầu tiên Kinh Thánh đã được dịch ra tiếng Yao là ngôn ngữ của 3 triệu 100 ngàn dân tại các nước miền Đông Phi châu. Theo Hội Kinh Thánh, hiện nay vẫn còn 1 tỷ 300 triệu người chưa có Kinh Thánh trọn bộ trong tiêng mẹ của họ Hiện nay các Hội Kinh Thánh đang tiến hành hơn 400 dự án dịch Kinh Thánh. Hội này có 146 chi hội hoạt động tại hon 200 nước.

churchNGƯỜI HỒI GIÁO AI CẬP GÓP TIỀN XÂY MỘT NHÀ THỜ KITÔ

CAIRO. Một số người Hồi giáo ở Ai Cập góp tiền xây cất một thánh đường Chính Thống Gopte tại tỉnh Al Manufiyya ở miền bắc Ai Cập. Cử chỉ liên đới này của người Hồi giáo lầ kết quả của làn sóng xúc động do vụ nhóm Hồi giáo cực đoan IS cắt cổ các tín hữu Chính Thống Copte Ai Cập công nhân ở Libia. Hãng tin Fides của Bộ truyền giáo truyền đi ngày 27.04 vừa qua cho biết khi Đức GM Chính Thống Copte ở địa phương mở cuộc lạc quyên để xây một thánh đường, có nhiều người Hồi giáo, nhất là người trẻ, đã theo đề nghị của các đại diện cộng đồng Hồi giáo đóng góp để thực hiện dự án xây cất nhà thờ. Sự cộng tác liên tôn này được khởi sự do các đại diện địa phương của tô chức tên là ”Nhà gia đình Ai Cập”, một tổ chức đối thoại có hai vị đồng chủ tịch là Đại Iman Viện trưởng đại học Hồi giáo Al- Azhar ở Cairo và Đức Thượng Phụ Chính Thống Copte.

lien hiepĐTC KÊU GỌI CÁC GIÁO HỘI KITÔ ÂU CHÂU CỘNG TÁC

VATICAN. ĐTC Phanxicô kêu gọi các Giáo Hội và Cộng đồng Giáo Hội Ki tô tại Âu Châu nói một tiếng nói duy nhất trước những thách đố ngày nay. Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm qua, 07.05, dành cho ủy ban Liên HĐGM Âu Châu và Hội đồng các Giáo Hội Kitô Âu Châu, đang nhóm khóa họp thường niên tại Roma từ ngày 06 đến 08.05 này về đề tài “Tự do và các quyền tự do”. Ủy ban gồm 7 thành viên đại diện của 34 HĐGM Công Giáo ở Âu Châu và 7 thành viên khác đại diện cho 125 Giáo Hội Kitô không Công Giáo thuộc Hội đồng các Giáo Hội Ki tô Âu Châu. Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, ĐTC ghi nhận có tiến bộ trong tiến trình đại kết Kitô nhưng vẫn còn có nhiều chia rẽ, gây gương mù và cản trở chính nghĩa loan báo Tin Mừng. Ngài khuyến khích các nỗ lực và hoạt động chung.

maliĐTC TIẾP HĐGM MALI

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến HĐGM nước Mali sáng hôm 07.05, ĐTC khích lệ Giáo Hội tại nước này tăng cường mục vụ gia đình và thăng tiến phụ nữ. Trong bài huấn dụ trao cho 5 GM nước Mali ở miền Tây Phi châu về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh, ĐTC ca ngợi các GM nước này bảo tồn tinh thần đối thoại liên tôn, cổ võ sự dấn thân chung giữa Kitô và Hồi giáo để cứu vãn kho tàng văn hóa của Mali, và tiếp tục đẩy mạnh việc loan báo Tin Mừng dù Mali đang gặp những khó khăn trầm trọng. Ngài cũng nhấn mạnh rằng: “Chứng tá của các tín hữu Kitô trên bình diện gia đình còn cần phải có sự phù hợp hơn nữa giữa niềm tin và đời sống thực hành”. Sau cùng, ĐTC cổ võ Giáo Hội Công Giáo tại Mali nêu gương cho những người khác về đức bái ái và hiệp nhất yêu thương nhau. Đó là bảo chứng quý giá để đối thoại hữu hiệu với các tôn giáo khác.

CÔNG GIÁO LÀO VUI MỪNG VÌ SẮP CÓ HAI CHÂN PHƯỚC TỬ ĐẠO

Viên Chăn. Giáo Hội Công Giáo tại Lào vui mừng vì sắp có hai chân phước tử đạo, đó là Cha Mario Borzaga dòng Thừa Sai Hiến Sinh Đức Mẹ Vô nhiễm, gọi tắt là OMI, và giáo lý viên Paolo Thọ Xyooj, bị giết vì đức tin tại Lào hồi tháng 4 năm 1960. Sắc lệnh nhìn nhận cuộc tử đạo của hai vị Tôi Tớ Chúa được Bộ Phong thánh công bố hôm 06.05 vừa qua sau khi được ĐTC phê chuẩn. Hồi tháng 4 cách đây 55 năm, cha Borzaga, 28 tuổi, thừa sai người Ý và giáo lý viên Paolo Thoj Xyvooj 19 tuổi người Lào, đi bộ thực hiện chuyến đi truyền giáo vài tuần lễ ở mạn bắc Lào, trên những con đường mòn ở miền núi. Hai người đáp lại lời thỉnh cầu của các tín hữu Công Giáo người Hmong ở làng Pha Xoua, gần biên giới Trung Đông. Trên đường đi, hai vị bị phiến quân Pathet Lào chặn lại, giết hại và quẳng thây vào một hố chung ở vùng Muong Met và không hề được tìm thấy.

 

Tổng hợp và biên tập: Jos. Nguyễn Tiến Khải, SJ